Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 64 - 71)

Đấu tranh chống buôn lậu biên giới luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Đảng, Nhà nước cấp ủy, chính quyền địa phương giao cho Hải quan Lạng Sơn từ những ngày đầu thành lập cho tới nay do vậy trên mặt trận này, Hải quan Lạng Sơn luôn chú trọng tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở những khu vực, địa bàn trọng điểm, đối tượng trọng điểm. Trong những năm qua, Hải quan Lạng sơn luôn làm tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trong địa bàn kiểm soát hải quan trên tuyến biên giới Lạng Sơn- Quảng Tây (Trung Quốc), cơ bản khơng để hình thành những đường dây ổ nhóm bn lậu gây bức xúc dư luận. Giai đoạn từ năm 2005-2010, nền kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến mạnh mẽ theo đà tăng trưởng, hội nhập sâu rộng với thế giới. Việc ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin trong cuộc sống buộc Ngành Hải quan cũng như các đơn vị quản lý nhà nước khác phải đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa, thay đổi phương pháp quản lý nhằm rút ngắn thời gian thông quan, tạo thuận lợi thương mại trong khi vẫn đảm nhiệm vụ kiểm sốt tốt. Q trình hội nhập, thực hiện các cam kết quốc tế và yêu cầu trong tình hình mới địi hỏi đầu tư nhiều hơn cho nhiệm vụ phòng, chống ma tuý, hay các lĩnh vực mới như thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chống khủng bố, rửa tiền... Trong bối cảnh đó, tình hình hoạt động bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thay đổi theo hướng lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ tục hải quan mới, lợi dụng sự thay đổi chính sách mặt hàng, chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi tại các khu kinh tế cửa khẩu,... Trong đó, nổi lên những hiện tượng đáng chú ý sau:

Đối tượng bn lậu chủ yếu lợi dụng địa hình đường biên hiểm trở, các đường mòn, lối mở, đường tắt hai bên cánh gà khu vực cửa khẩu (Cốc Nam, Tân Thanh, Chi Ma) để vận chuyển trái phép hàng hoá. Vài năm trở lại đây,

hệ thống đường giao thông được chú trọng đầu tư, thuận tiện hơn, nhu cầu thị trường trong nước tăng cao, nên quy mô hoạt động buôn lậu tăng đáng kể. Hàng hóa trước khi nhập lậu thường được chia nhỏ, sau đó đầu nậu thuê mướn cửu vạn đai vác qua biên giới, rồi sử dụng phương tiện chuyên chở là xe môtô, ô tô (đã gia cố) để vận chuyển hàng lậu vào các khu vực tập kết như chợ, bến xe, trung tâm thương mại. Từ đó, dùng phương tiện như xe khách, xe tải đưa vào nội địa tiêu thụ. Đối tượng bn lậu có sự câu kết chặt chẽ giữa các đầu nậu và đối tượng vận chuyển thuê; chúng được trang bị bộ đàm, điện thoại di động, để chỉ huy và điều hành. Đầu nậu giao khoán, gắn trách nhiệm của người vận chuyển với hàng hóa nên các đối tượng manh động hơn, chúng sẵn sàng tấn công, chống trả khi bị lực lượng chức năng phát hiện hịng tẩu tán hàng hóa, giải vây cho đồng bọn. Hàng nhập lậu thường được vận chuyển vào các giờ cao điểm như chập tối, nửa đêm, gần sáng, chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng có thuế nhập khẩu cao như: quần áo, vải may mặc, đồ điện gia dụng; hàng điện tử, hàng thực phẩm...

Chính sách miễn thuế đối với hàng hóa trao đổi cư dân biên giới và chính sách ưu đãi tại các khu kinh tế cửa khẩu cũng đang bị các đối tượng buôn lậu khai thác bằng việc lợi dụng sơ hở của các văn bản quy định của nhà nước như dưới danh nghĩa hàng mua gom của cư dân biên giới theo Quyết định số 254/2006/QĐ - TTg ngày 07/11/2006 và Quyết định số 139/2009/QĐ - TTg ngày 23/12/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Quyết định 254/2006/QĐ - TTg của Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, rồi hợp thức hóa hàng hóa bn lậu bằng cách viết hóa đơn bán hàng và lập bảng kê hàng hóa theo Thơng tư Liên Bộ số 12 để vận chuyển hàng hóa cơng khai bằng các loại xe ơ tô, tàu hỏa đưa vào trong nội địa tiêu thụ vẫn diễn biến phức tạp, việc bắt giữ, xử lý cịn gặp nhiều khó khăn do quy định về hố đơn chứng từ lưu thông trên thị trường.

Mặt hàng xuất lậu là động thực vật hoang dã quí hiếm và sản phẩm của chúng (tê tê, rùa, rắn, kỳ đà…), cây cảnh, gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ, và các mặt hàng khác vẫn diễn ra tương đối phức tạp nhất là các mặt hàng xuất khẩu có điều kiện. Hiện nay, các đối tượng tổ chức buôn lậu theo hệ thống và có tính chun nghiệp. Thơng thạo địa bàn, chính sách, ngơn ngữ, các đối tượng bn lậu 2 nước đã móc nối với nhau để tổ chức vận chuyển trực tiếp hàng hoá trái phép qua biên giới Việt Nam gây khó khăn cho cơng tác đấu tranh chống bn lậu. Các đối tượng thường đưa hàng hóa xuất lậu qua các đường mịn tại các khu vực: Nà Nưa, Bình Nghi (Tràng Định); Na hình (Văn Lãng); Ba Sơn, Bảo Lâm (Cao Lộc); Bắc xa (Đình Lập)...

Các đối tượng chủ yếu lợi dụng chính sách, cơ chế thơng thống, các

kẽ hở của pháp luật để khai sai tên hàng, số lượng, chất lượng, nhãn hiệu, mục đích sử dụng của hàng hố, làm giả giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giá khai báo thấp hơn giá thanh toán thực tế, nhập hàng khơng đảm bảo tiêu chuẩn hàng nhập khẩu. Quay vịng hồ sơ chứng từ nhập khẩu gốc để xuất hố đơn giá trị gia tăng hoặc quay vịng hồ sơ hàng thanh lý để hợp lý hố hàng có nguồn gốc nhập lậu với số lượng lớn. Các doanh nghiệp lợi dụng chính sách thơng thống của nhà nước về loại hình tạm nhập tái xuất để gian lận về chủng loại hàng hoá nhất là các mặt hàng cấm, lợi dụng sự tạo thuận lợi trong quy trình thủ tục Hải quan để gian lận về số lượng, chủng loại mặt hàng, gian lận qua giá, thuế suất, xuất xứ, nhãn mác hàng hóa…Đặc biệt là nhóm mặt hàng tiêu dùng có thuế suất cao để trốn thuế gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

Các đối tượng trọng điểm: các đối tượng là cư dân biên giới, thạo ngơn ngữ, địa bàn, có quan hệ với các đối tượng bn bán người nước ngồi, lái xe hoặc chủ xe tải, xe khách thường xuyên qua lại các cửa khẩu, doanh nghiệp kinh doanh loại hình kho ngoại quan, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, các cá nhân, doanh nghiệp từng bị phát hiện sử dụng thủ đoạn gian lận để buôn

lậu, trốn thuế như khai sai tên hàng, số lượng, chất lượng, nhãn hiệu, mục đích sử dụng của hàng hóa, khai báo giá thấp hơn giá thanh toán thực tế, nhập hàng không đủ điều kiện tiêu chuẩn, kỹ thuật theo quy định của pháp luật…

Tình hình bn bán, vận chuyển ma t và các loại hàng cấm khác qua biên giới trong thời gian quan diễn biến phức tạp và nóng bỏng, các đối tượng tội phạm liều lĩnh, xảo quyệt manh động và sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi khiến các lực lượng chức năng khó phát hiện và bắt giữ. Các đối tượng tội phạm cầm đầu là người Việt Nam và Trung Quốc thuê người nghiện ma túy, mắc bệnh HIV/AIDS, đặc biệt là các thanh thiếu niên hư hỏng, khơng có cơng ăn việc làm ổn định thường trú tại các làng, xã biên giới thơng thuộc địa hình để vận chuyển, mua bán ma tuý qua biên giới bằng các đường mịn lối tắt. Ma t (hêrơin, nhựa cần sa...) được vận chuyển từ các tỉnh giáp Lào qua Lạng Sơn sang Trung Quốc tiêu thụ; ma túy được đưa từ Trung Quốc vào Việt Nam thường là ma túy tổng hợp, thuốc gây nghiện như Ketamin, Diazepam (dạng viên nén và ống nước)… ngồi ra tình hình nhập lậu các mặt hàng cấm như: Pháo các loại, dao, kiếm, đồ chơi bạo lực, các loại thuốc kích dục, ấn phẩm, băng đĩa hình đồi trụy, tiền giả, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm diễn ra phức tạp không tuân theo quy luật nhất định nên các lực lượng chống bn lậu cịn gặp nhiều khó khăn việc kiểm sốt ngăn chặn, bắt giữ và xử lý.

Cục Hải quan Lạng Sơn đã chú trọng quán triệt và tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ban ngành, Tổng cục Hải quan, Các văn bản của Ban chỉ đạo 127 tỉnh có liên quan đến lĩnh vực kiểm soát Hải quan. Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường, đẩy mạnh các hoạt động phối kết hợp, kiên quyết ngăn chặn và xử lý theo quy định, cụ thể:

+ Tăng cường cơng tác nắm tình hình, tích cực chủ động tuần tra, kiểm soát, tập trung vào các địa bàn trọng điểm như: khu vực Khưa Đa, Bãi Gianh,

hai bên cánh gà cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam, Chi Ma... phối hợp với lực lượng Công an, biên phịng bắt giữ các đối tượng bn lậu, vận chuyển hàng trái phép qua biên giới.

+ Nắm chắc tình hình diễn biến hoạt động bn lậu qua cửa khẩu, hai bên cánh gà cửa khẩu, khu vực địa bàn kiểm soát Hải quan, chủ động ngăn chặn các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, thương mại, trốn thuế, vi phạm thủ tục hải quan...

+ Tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các huyện, các xã biên giới thực hiện tốt công tác quản lý biên giới, cửa khẩu, các cặp chợ đường biên chưa có cửa khẩu nhưng có các hoạt động trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới.

+ Thường xuyên giám sát và tăng cường các biện pháp nghiệp vụ giám sát chặt chẽ các đối tượng là hành khách xuất nhập cảnh, phát hiện xử lý kịp thời cá nhân mang tiền, ngoại tệ vượt quá tiêu chuẩn không khai báo Hải quan Các đơn vị trong tồn Cục đã thường xun tiến hành thu thập thơng tin về doanh nghiệp, đối tượng hàng hoá xuất, nhập khẩu trên hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và các thơng tin mới thu thập được để qua đó thực hiện việc phân luồng, chuyển luồng được chính xác, kịp thời phục vụ cho cơng tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả, đồng thời thường xuyên tiến hành rà soát, cập nhật, bổ sung thơng tin theo đúng tiêu chí, biểu mẫu ban hành vào kho cơ sở dữ liệu.

Thường xuyên trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng trên địa bàn như Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường theo quy chế phối hợp; với các đơn vị Hải quan trong toàn Cục và với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để phục vụ cho q trình thu thập và xử lý thơng tin.

Thu thập thông tin, quản lý rủi ro là biện pháp quản lý hiện đại mới được Ngành Hải quan áp dụng từ năm 2006, nhưng đã thể hiện được nhiều ưu điểm đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa Hải quan (nâng cao năng lực kiểm

tra, kiểm soát hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thời gian thơng quan hàng hóa) song song với việc chống buôn lậu, gian lận thương mại. Trong thời gian qua Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng công tác thu thập thông tin và áp dụng quản lý rủi ro, kiện toàn việc tổ chức lực lượng chuyên trách thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan và quản lý rủi ro từ Cục đến các đơn vị hải quan cửa khẩu. Thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu đánh giá, phân loại rủi ro từ cấp Cục truyền xuống; trên cơ sở đó, bộ phận nghiệp vụ tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu phân tích thơng tin nghiệp vụ, xác định lô hàng trọng điểm để quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với từng lơ hàng xuất khẩu, nhập khẩu đồng thời cập nhật kịp thời thông tin vào hệ thống cơ sở dữ liệu của Ngành.

Tăng cường tiến hành công tác áp dụng quản lý rủi ro tại các Chi cục Hải quan, ngăn chặn và phòng ngừa kịp thời phát hiện đối với các hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.

Triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Tổng cục Hải quan về việc thông báo giám sát, ra hạn thời hạn giám sát và mở rộng phạm vi giám sát đối với hàng hóa liên quan đến sở hữu trí tuệ; chỉ đạo các đơn vị tăng cường thu thập thơng tin có liên quan đối với hàng hố có đơn u cầu giám sát đã được Tổng cục Hải quan chấp nhận chuyển đến và những hàng hố có nghi ngờ về sở hữu trí tuệ như: Hàng hố nghi ngờ nhái nhãn mác, hàng hố khơng rõ nhãn mác... Đối với hàng hóa có liên quan đến sở hữu trí tuệ đã đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ đều được làm thủ tục nhập khẩu theo quy định. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền về sở hữu trí tuệ.

Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo Đội Kiểm soát Hải quan và các Chi cục Hải quan cửa khẩu tập trung lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm, kết hợp nắm tình hình các đối tượng trọng điểm liên quan đến hoạt động ma tuý để có kế hoạch đấu tranh. Tăng

cường cơng tác phối kết hợp, trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng trên địa bàn như Cơng an, Bộ đội Biên phịng, Quản lý thị trường, chính quyền địa phương trong cơng tác phịng chống tội phạm ma t. Chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu quản lý và sử dụng tốt chó nghiệp vụ trong việc kiểm tra hành lý của hành khách xuất nhập cảnh để kịp phát hiện chất ma túy, chất nổ...

Kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý: Trong 5 năm từ 2006 đến 2010, Cục

Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện bắt giữ và xử lý 2.514 vụ buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại với tổng trị giá tang vật ước tính khoảng

51,134 tỷ đồng. Cụ thể:

(Nguồn báo cáo của Văn phòng Cục Hải quan Lạng Sơn)

Qua tổng kết hoạt động tổ chức điều tra hình sự của cơ quan hải quan trong việc thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 và các quy định khác có liên quan đến hoạt động điều tra hình sự từ tháng 3/2008 đến tháng 12/2010 thì tồn nghành Hải quan đã tiến hành điều tra, xử lý theo quy định tại Điểm b Khoản

1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Điểm b Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự với tổng số 26 vụ án, trong đó:

Cục điều tra chống bn lậu quyết định khởi tố: 01 vụ; Cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định khởi tố: 19 vụ;

Cấp Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định khởi tố: 06 vụ; [6, tr.01]. Cấp Đội kiểm sốt Hải quan thuộc Cục khơng có thẩm quyền khởi tố. Tất cả các vụ án trên, sau khi khởi tố vụ án hình sự đều đã làm thủ tục chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra của Công an tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền, còn lại là xử lý theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2007, 2008. đối với Cục Hải quan Lạng Sơn tổng kết lại thì cũng chỉ khởi tố theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 và Điểm b Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự được 02 vụ án bn lậu vào năm 2009 và năm 2011 [12, tr.01]

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w