Mục tiêu trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu của Cục hải quan Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 87 - 89)

hải quan Lạng Sơn

Ngày 21/3/2009, Ban chỉ đạo 127TW đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại năm 2009. Bộ trưởng Bộ Cơng Thương Vũ Huy Hồng - Trưởng Ban Chỉ đạo 127TW chủ trì Hội nghị. Đánh giá về tình trạng này, Hội nghị khẳng định: Phương thức, thủ đoạn của hành vi buôn lậu ngày càng tinh vi và sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Thậm chí, các đối tượng được trang bị máy thông tin liên lạc để theo dõi lực lượng chức năng và điều hành buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Điều này gây khó khăn và là một thách thức rất lớn đối với lực lượng kiểm tra, kiểm soát. Đặc biệt, một số đối tượng nước

ngoài cịn lợi dụng phương thức vận chuyển hàng hóa bằng container và thơng qua các hình thức chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, thậm chí hàng gửi kho ngoại quan cũng có hành vi vận chuyển hàng cấm. Nhiều đối tượng còn dùng thủ đoạn lợi dụng quy định về phân luồng hàng hóa, ưu tiên doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật để buôn lậu, gian lận; xuất, nhập khẩu hàng hóa sau khai báo về tên hàng, chủng loại, xuất xứ; nhập khẩu hàng thừa so với khai báo, khơng khai báo; nhập khẩu hàng hóa khơng đạt chất lượng theo quy định.

Hơn nữa, ở nhiều vùng biên giới, lợi dụng dân trí thấp và đời sống khó khăn của nhân dân, đối tượng đầu nậu không trực tiếp tham gia việc vận chuyển hàng lậu mà thường khoán gọn cho người làm thuê, người vận chuyển, gắn trách nhiệm của họ bằng cách đặt cọc số tiền tương ứng với trị giá số hàng vận chuyển. Đây là một hành vi rất xảo quyệt và độc ác, bởi một khi bị bắt, những người này sẽ chống trả lại lực lượng quản lý rất quyết liệt.

Bên cạnh đó, hoạt động gian lận của doanh nghiệp cịn diễn ra dưới hình thức khai thấp trị giá hải quan, nhập hàng vào khu miễn thuế niêm yết giá bán thấp, sau đó thơng đồng với đầu nậu tổ chức thuê người mua gom hàng theo tiêu chuẩn miễn thuế của cư dân biên giới, người du lịch để vận chuyển về nước tiêu thụ. Nhiều mặt hàng được nhập khẩu vào Việt Nam rồi lợi dụng cơ chế xin giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngồi. Điều này khơng những gây ảnh hướng xấu đến chất lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu mà cịn gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng điều tra bắt giữ trong việc phân định và xử lý.

Trước những vấn đề đặt ra như trên, nên cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; phương tiện, hành khách xuất nhập cảnh; đấu tranh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, nhằm bảo vệ lợi ích, chủ quyền an ninh quốc gia, trật tự an tồn xã hội.. ngành Hải quan nói chung và

Cục Hải quan Lạng Sơn nói riêng cịn phải thực hiện mục tiêu góp phần tích cực bảo hộ sản xuất trong nước phát triển, chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi công bằng, hợp pháp cho các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu buôn bán với nước ngoài, các nhà đầu tư, các liên doanh trong nước và nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, du lịch.. và các lĩnh vực kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển hội nhập nhanh với thế giới và khu vực.

Vì vậy, mục tiêu của công tác đấu tranh chống buôn lậu của Cục hải quan Lạng Sơn là: không ngừng tăng cường lực lượng, tăng cường khả năng

tác nghiệp, Thông qua các biện pháp nghiệp vụ như cơ sở bí mật, trinh sát, kiểm tra, kiểm sốt cơng khai để phát hiện và đánh trúng, đánh đúng các ổ nhóm bn lậu lớn trên địa bàn quản lý. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trên địa bàn đặt dưới sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy và chính quyền địa phương tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang nhằm phát hiện kịp thời, chính xác, xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu qua biên giới góp phần bảo vệ pháp luật, bảo vệ kinh tế và bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, duy trì trật tự an tồn xã hội.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w