Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Hải quan tỉnh Lạng Sơn qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 46 - 52)

tỉnh Lạng Sơn qua các thời kỳ

Thời kỳ 1952 - 1964: Sau chiến thắng Cao - Bắc - Lạng, ta mở rộng

quan hệ lên biên giới phía Bắc và mở rộng vùng giải phóng, lúc này Sở thuế quan và thuế gián thu được đổi thành Ngành thuế xuất nhập khẩu. Ngày 01 tháng 05 năm 1952 chiểu theo nghị quyết của Hội đồng Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Điều lệ tạm thời số 167/TTG, về hàng hóa XNK và thu thuế XNK ở biên giới Việt - Hoa theo đó ở Lạng Sơn hàng hóa XNK phải qua Chi Ma, Đồng Đăng, Bình Nhi, Sau gần 1 năm thực hiện Điều lệ tạm thời số 167/TTg, ngày 27 tháng 1 năm 1953 Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Thơng tư số 238/TT-TTg, về biện pháp quản lý sự trao đổi buôn bán nhỏ trong khu vực biên giới Việt - Hoa. Theo Thông tư này việc quản lý XNK ở Lạng Sơn bước đầu đã hình thành bộ máy tổ chức theo đó có 03 Đồn quản lý XNK gồm: Đồn quản lý XNK Chi Ma (thuộc huyện Lộc Bình), Đồn quản lý XNK Đồng Đăng (thuộc huyện Cao Lộc), Đồn quản lý XNK Bình Nghi (thuộc huyện Tràng Định). Với nhiệm vụ: “Tổ chức và kiểm sốt truy nã các vụ bn lậu hàng và lậu thuế, thẩm quyền xử các vụ này; làm những thủ tục cho phép hàng hóa xuất nhập khẩu; Tổ chức thu thuế XNK”. Ngày 10/9/1953 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Nghị định số 206/TC-NĐ, tại Khoản 9 Điều 1 có quy định: “ Thành lập Chi sở Thuế xuất nhập khẩu biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai trực thuộc Sở Thuế, đặt dưới quyền lãnh đạo của Ủy ban kháng chiến hành chính và Ty Quản lý xuất nhập khẩu Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai”. Ngày 21/02/1955 Bộ Công Thương ban hành Nghị định số 21/BCT thành lập Chi Sở Hải quan Lạng Sơn và một số các Chi Sở Hải quan khác. Theo đó nhiệm vụ của Hải quan lúc này được Quy định tại Nghị định số 73/BCT/NĐ/KB của Bộ Ngoại thương ngày 06/4/1955 là:

“Chấp hành những thể lệ về XNK, thực hiện hoạt động biểu thuế và kiểm nghiệm hàng hóa XNK và kiểm sốt CBL”. Lúc này tình hình kinh tế nước ta cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều hàng hóa thuộc nhu cầu thiết yếu của nhân dân không đủ đáp ứng. Đặc biệt với các tỉnh miền núi để giải quyết những khó khăn trên, Nhà nước chủ trương mở một số cửa khẩu tiểu ngạch để cho cư dân biên giới Việt - Trung được qua lại trao đổi hàng hóa thiết yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống và sản xuất hàng ngày. Nhưng lợi dụng vào chính sách trên, một số thương nhân, một số phần tử cơ hội đã đầu cơ, trục lợi, bn bán hàng hóa gây nhiễu loạn thị trường và gây mất ổn định vùng biên giới. Để giữ gìn trật tự việc buôn bán qua lại biên giới và chống buôn lậu. Ngày 7/8/1957, Thủ tướng Chính phủ ra thơng tư 5294/TN về biện pháp quản lý buôn bán qua biên giới và chống buôn lậu ở biên giới Việt - Trung và đến ngày 27/02/1960, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 03/CP ban hành điều lệ Hải quan. Đây là văn bản pháp quy có tính pháp lý cao và là cơ sở cho Hải quan thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian dài. Nhiệm vụ chính của Hải quan trong thời kỳ này là giám sát, quản lý hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngọc trai, bưu phẩm bưu kiện XNK, công cụ vận tải XNC, ngăn ngừa và đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới để đảm bảo thực hiện đúng đắn chính sách quản lý ngoại thương, quản lý ngoại hối của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ mới của Cách mạng. Về cửa khẩu thì ngày 13/12/1958 Bộ Ngoại thương ra chỉ thị số 1908/BNT-TQ về việc thi hành điều lệ quản lý biên giới Việt - Trung đã chỉ thị 3 cửa khẩu ở Lạng Sơn được phép qua lại trao đổi hàng hóa là Chi Ma, Đồng Đăng, Bình Nhi. Ngày 17/02/1962 Bộ Ngoại thương có Quyết định 490/BNT/QĐ/TCCB đổi tên các Chi Sở Hải quan địa phương, theo đó Chi Sở Hải quan Lạng Sơn được đổi thành Chi cục Hải quan Lạng Sơn [10, tr.21].

Thời kỳ 1965 - 1978: Ngày 05/8/1964, đế quốc Mỹ bắt đầu leo thang

Lạng Sơn trở thành “cảng nối” của cả nước tiếp nhận, giải tỏa hàng hóa của Liên Xơ, Trung Quốc và các nước anh em trong phe XHCN, cung cấp cho tiền tuyến lớn miền Nam bao gồm vũ khí đạn dược, lương thực, thực phẩm và hàng hóa khác… ngày đêm theo tuyến đường sắt liên vận quốc tế và quốc lộ 1A hàng hóa được vận chuyển về qua Lạng Sơn. Trong thời kỳ này, Lạng Sơn trở thành điểm giải tỏa hàng hóa sơi động nhất của cả nước, phương châm cơng tác của Hải quan Lạng Sơn lúc này là “đón hàng xuất, theo hàng nhập” nhiệm vụ lúc này là làm thủ tục hải quan nhanh chóng, chú trọng nhiều đến nhiệm vụ phát hiện và ngăn ngừa tổn thất hàng hóa XNK. Cơng tác kiểm sốt chống buôn lậu trong thời kỳ này vẫn luôn được quan tâm, số lượng người vượt biên buôn lậu không nhiều, khối lượng hàng lậu không lớn nhưng Đội kiểm soát Hải quan lưu động và lực lượng kiểm sốt Hải quan tại các cửa khẩu vẫn tích cực hoạt động, chú trọng tuyên truyền kết hợp với ngăn chặn, bắt giữ, lực lượng kiểm soát hải quan thu được những kết quả nhất định trong lĩnh vực trật tự biên giới và hiệu quả kinh tế.

Năm 1976 - 1978, tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng cơ quan hải quan lúc này được gọi là Chi cục Hải quan Cao Lạng. Trụ sở đóng tại thị xã Cao Bằng, việc hợp nhất chỉ liên quan đến tổ chức Hải quan tỉnh, còn các cửa khẩu, các Đội kiểm sốt và nhiệm vụ khơng có gì thay đổi [10, tr.23].

Thời kỳ 1979 - 1985: Tháng 2/1979 nổ ra cuộc chiến tranh trên tồn

tuyến biên giới phía Bắc, các cửa khẩu đương nhiên bị đóng cửa. Trung ương chủ chương giải thể hải quan các tỉnh biên giới phía Bắc trong đó có Hải quan Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định đề nghị vẫn duy trì lực lượng hải quan bằng ngân sách của tỉnh. Lúc này lực lượng hải quan Lạng Sơn chỉ còn 17 người, hầu hết là cán bộ trẻ, khỏe đã qua đào tạo chính quy được Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn giao nhiệm vụ xuống các địa bàn công tác. Cán bộ hải quan Lạng Sơn đã tích cực hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được tỉnh giao.

Ngày 20/10/1984, trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 139-HĐBT quy định lại nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Hải quan Việt Nam. Tại Điều 1 Nghị định 139-HĐBT quy định:

Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng là cơng cụ chun chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước, có chức năng: Kiểm tra và quản lý hàng hóa, hành lý, ngoại hối, và các loại công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nước Cộng hịa XHCN Việt Nam; Thi hành chính sách thuế xuất, nhập khẩu; Ngăn ngừa và chống các vi phạm Luật lệ Hải quan và các luật lệ khác liên quan đến việc xuất nhập khẩu; Chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới nhằm đảm bảo đúng đắn chính sách nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước [10, tr.25].

Thời kỳ 1986 - 2000: Nhiệm vụ của Hải quan Lạng Sơn lúc này là tập

trung vào công tác đấu tranh chống bn lậu hàng hóa qua biên giới. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian này, Tổng cục Hải quan quyết định thành lập thêm cho Hải quan tỉnh Lạng Sơn một Đội kiểm soát cơ động đưa tổ chức Đội kiểm soát thuộc Hải quan tỉnh lên thành hai đội. Biên chế tổ chức của Hải quan Tỉnh là 50 cán bộ, nhân viên (năm 1987 là 70 người). Ngày 19/11/1988 Ban bí thư TW Đảng ra Thơng báo số 118/TB về việc qua lại của nhân dân hai bên biên giới Việt-Trung, nhân cơ hội này một số đối tượng lợi dụng để buôn lậu hàng cấm, hàng tâm lý gây mất ổn định sản xuất trong nước và trật tự xã hội khu vực biên giới. Các chỉ thị số 32 ngày 21/2/1989, số 84 ngày 10/4/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, công văn số 307/QLTT ngày 20/3/1989 của Ban chỉ đạo quản lý thị trường Trung ương đã được ban hành để kiểm soát. “Các quy định trên đây của Nhà nước đã khẳng định: nghiêm cấm mọi tổ chức và công dân đưa bán qua Trung Quốc kim loại mầu

(kể cả kim loại mầu phế thải), xăng dầu, thóc gạo, vải, sợi, dệt vải, vũ khí đạn dược, chất nổ, thuốc phiện, hóa chất độc. Cấm mua về những thứ mà pháp luật Nhà nước đã cấm: Các loại vũ khí, chất nổ, thuốc phiện, hóa chất độc, các văn hóa phẩm phản động đồi trụy, thuốc lá, pháo. Đối với các mặt hàng như rượu, bia… thì phải hạn chế nhập, nếu đã nhập thì phải dùng cơng cụ thuế để bảo vệ sản xuất trong nước” (Chỉ thị số: 04-VKS/CT, ngày 06/5/1998 của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao). Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập các Đội kiểm soát Hải quan biên giới gồm: Chi Ma, Tân Thanh, Khưa Đa, Cốc Nam, Hữu Nghị nâng bộ máy, biên chế của lực lượng Hải quan Lạng Sơn từ 70 người (năm 1987) lên 100 người (năm 1990). Đây là thời kỳ căng thẳng và rất phức tạp, hoạt động buôn bán hàng cấm, hàng lậu, tội phạm lan tràn khắp nơi. Cán bộ, chiến sĩ Hải quan Lạng Sơn một lần nữa căng sức để kiểm soát các ngả đường mòn, lối tắt để ngăn chặn bắt giữ các loại hàng lậu, hàng cấm. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ đối tượng buôn lậu hành hung, chống trả quyết liệt cán bộ, chiến sĩ Hải quan Lạng Sơn. Trong khó khăn gian khổ, hiểm nguy nhưng cán bộ chiến sĩ Hải quan Lạng Sơn vẫn giữ vững tinh thần dũng cảm, điển hình là tấm gương hy sinh của liệt sỹ Tô Anh Dũng- đã anh dũng hy sinh trong khi truy bắt bọn buôn lậu [10, tr.25].

Thời kỳ 2001 - 2005: Ngày 29/6/2001 Luật Hải quan được Quốc hội

Khóa X thơng qua tạo hành lang pháp lý cao nhất cho toàn ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan. Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan theo đó “Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước.” Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn triển khai xây dựng Đề án “Củng cố, xây dựng và phát triển Cục Hải quan Lạng Sơn

tiếp theo”(đề án mang mã số LS 01-004) với mục tiêu chung xuyên suốt là:

“Đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, trong sạch nội bộ và tinh thông nghiệp vụ”. Năm 2005 kết thúc cũng là năm mà Hải quan Lạng Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu nộp ngân sách nhà nước giao với kết quả đáng được ghi nhận đó là thu vượt chỉ tiêu ngân sách nhà nước giao 38.9%, vượt chỉ tiêu phấn đấu 27,1% và đặc biệt hơn đó là Hải quan Lạng Sơn đã xây dựng được một tập thể đơn vị vững mạnh, đoàn kết theo đúng mục tiêu của Đề án lớn đã đề ra [10, tr.27].

Thời kỳ 2006 đến nay: Sau 5 năm triển khai thực hiện Luật Hải quan,

ngày 01 tháng 01 năm 2006 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan và Luật thuế XK, NK sửa đổi có hiệu lực thi hành. Với mục tiêu thực hiện phương châm “Thuận lợi - Tận tụy - Chính Xác” ngành Hải quan đã thực hiện quản lý hải quan theo phương pháp hiện đại đó là áp dụng quản lý rủi ro, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, Luật Hải quan sửa đổi đã tạo ra một nền tảng pháp lý vững chắc, tuân thủ các quy định, chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực Hải quan, đơn giản hóa thủ tục Hải quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian thơng quan do đó đã được cộng đồng doanh nghiệp tích cực ủng hộ. Trong thời gian này Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 11/2006.

Cùng với yêu cầu hiện đại hóa chung của Ngành, Hải quan Lạng Sơn đã chủ động xây dựng và được Tổng cục Hải quan phê duyệt “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan Lạng Sơn giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 1234/QĐ-TCHQ ngày tháng năm 2008. Đây là cơ sở để Hải quan Lạng Sơn thực hiện những mục tiêu chiến lược ngắn hạn và trung hạn. Với vị trí địa lý thuận lợi, Lạng Sơn đang là cửa ngõ quan trọng cho hàng hoá Việt Nam và các nước ASEAN giao lưu thông thương với Trung Quốc đồng thời cũng là cửa ngõ cho hàng

hoá của Trung Quốc tiến ra thị trường quốc tế. Trung bình mỗi năm, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Trung Quốc và Việt Nam thực hiện thủ tục tại Hải quan Lạng Sơn đạt gần 1000 triệu USD. Ngoài ra Hải quan Lạng Sơn cịn làm thủ tục chuyển tiếp cho hàng hố của Trung Quốc vào thị trường nội địa Việt Nam và quá cảnh sang các nước ASEAN với kim ngạch mỗi năm lên tới hàng tỷ đô la. Hải quan Lạng Sơn ln hồn thành vượt mức kế hoạch được giao, số thu năm sau tăng cao hơn năm trước, chiếm 80% tổng thu ngân sách địa phương [10, tr.29].

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w