Đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 71 - 78)

Cục Hải quan Lạng Sơn đã phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các cơ quan chức năng trên địa bàn, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm sốt, kết hợp với cơng tác điều tra cơ bản về tình hình, phương thức, thủ đoạn, đối tượng, mặt hàng buôn lậu. Sau 5 năm thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nghiệp vụ trong công tác chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ trong địa bàn quản lý của Hải quan Lạng Sơn khơng hình thành các đường dây tụ điểm bn lậu lớn, giữ vững chủ quyền an ninh kinh tế, an ninh xung quanh khu vực cửa khẩu được đảm bảo, góp phần giữ ổn định an ninh biên giới quốc gia, bảo hộ được nền sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, việc thực hiện cam kết thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với việc hiện đại hoá các phương pháp quản lý về hải quan, và việc tăng cường hoạt động

chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới đã tạo áp lực để hàng hoá đi qua cửa khẩu làm thủ tục hải quan. Số vụ bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới, phát hiện đều đã được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, kết quả đó đã đóng góp tích cực cho Ngân sách địa phương, góp phần vào việc phát triển kinh tế chính trị, xã hội, văn hóa của tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung. Nhờ làm tốt cơng tác chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, chống thất thu nên số thu cho ngân sách Nhà nước hàng năm của Cục Hải quan Lạng Sơn đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao: năm 2006 Số thực nộp kho bạc đạt: 618,960/625/680 tỷ đồng (đạt 99% kế hoạch giao, đạt 91% chỉ tiêu phấn đấu), năm 2007 Số thực nộp kho bạc đạt: 1.064,4/745/750 tỷ đồng; đạt 142,7% kế hoạch giao. (Tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn thu đạt: 1.053 tỷ đồng, tại bắc Giang thu 9,5 tỷ đồng), năm 2008 Số thực nộp kho bạc đạt: 1.992,4/900 (chỉ tiêu phấn đấu: 1.100 tỷ đồng, Chỉ tiêu phấn đấu của Cục là: 1.500 tỷ đồng); đạt 221,3% kế hoạch giao, đạt 132,8% so với chỉ tiêu phấn đấu, năm 2009 Số thực nộp kho bạc đạt: 1.636,2 tỷ đồng giảm 18% so với cùng kỳ 2008 (đạt 131% so với kế hoạch giao, đạt 126%

so với chỉ tiêu phấn đấu năm 2009). Trong đó số thu tại địa bàn Lạng Sơn

đạt: 1.324,2 tỷ đồng; tại Bắc Giang đạt: 312 tỷ đồng), năm 2010 Số thực nộp kho bạc đạt: 2.197,3/1.430/1.650 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ 2009

(đạt 153% so với kế hoạch giao, đạt 133% so với chỉ tiêu phấn đấu năm 2010). Trong đó số thực nộp tại địa bàn Lạng Sơn đạt: 2.011 tỷ đồng, tăng

50% so với cùng kỳ 2009; tại Bắc Giang đạt: 186,4 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ 2009) [9] đã đóng góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của Tỉnh.

Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã làm chuyển biến lớn trong nhận thức của nhân dân trên địa bàn về buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu, không tham gia tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu. Một trong những thành công lớn của địa phương là cùng với việc phịng chống bn lậu,

sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền đã tạo điều kiện chuyển biến nhận thức phần lớn đối tượng tham gia buôn lậu. Nhiều đầu nậu đã bỏ nghề buôn lậu trở về với nghề truyền thống, một số chuyển sang làm ăn sinh sống bằng những nghề khác nhau, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, với sự hỗ trợ của Nhà nước cho vay vốn phát triển mơ hình kinh tế trang trại, trồng rừng, kinh doanh vận tải hành khách… Lạng Sơn đã đầu tư bằng quỹ xố đói, giảm nghèo, chương trình 135 có sự trợ giúp của Ngân sách tỉnh để xây dựng hệ thống điện - đường - trường - trạm, đào tạo nghề, vay vốn đầu tư sản xuất cho các xã vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới của tỉnh.

Công tác phối, kết hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn.

Theo Quy chế phối hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới và công tác quản lý cửa khẩu giữa Tổng Cục Hải quan với Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh từ năm 2000 và năm 2008 đã tổ chức 01 đợt tổng kết đánh giá 8 năm thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa hai lực lượng, cho đến nay hai bên đã phối hợp bắt giữ được nhiều vụ vi phạm có trị giá lớn góp phần duy trì và bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực cửa khẩu, giữ vững chủ quyền biên giới lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu.

Ngày 22/11/2007, Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính và Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an ban hành Quy chế phối hợp 5341/QCPH/TCHQ-TCCS (Thay thế Quy chế phối hợp 3012), Cục Hải quan Lạng Sơn đó chủ động ký kết Kế hoạch thực hiện Quy chế trên với các lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn và Công an tỉnh Bắc Giang. Trên cơ sở đó, đó tạo sức mạnh tổng hợp giữa hai lực lượng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật trong tình hình mới.

Đối với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Bắc Giang: Năm 2009 Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã ký kết Quy chế phối hợp với Viện

Kiểm sát nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Đối với lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn, Cục Hải quan đã góp ý vào dự thảo quy chế phối hợp. Đến nay, hai lực lượng đang xúc tiến việc ký kết Quy chế phối hợp theo sự chỉ đạo của Tổng cục Hải quan và Cục Quản lý thị trường Trung ương.

Đối với các ngành liên quan và các Cục Hải quan địa phương: Cục Hải quan Lạng Sơn cũng đó làm tốt cơng tác phối hợp, trao đổi thông tin nghiệp vụ. Cụ thể đó xây dựng được quy chế phối hợp trong việc thu hồi nợ đọng thuế, luân chuyển chứng từ với Cơ quan Thuế, Kho bạc; cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm và trao đổi một số phần mềm quản lý nghiệp vụ, quản lý điều hành tại các Cục Hải quan khác như Cục Hải quan thành phố Hà Nội, Cục Hải quan thành phố Hải phòng, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh, Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai…

Đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành khác trên địa bàn tỉnh Cục Hải quan Lạng Sơn đã thường xuyên, chủ động phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trên các mặt công tác. Trong 5 năm qua nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành đều được bàn bạc, xem xét, xử lý, giải quyết đúng quy định của pháp luật.

Với sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa Hải quan và các lực lượng chức năng, cơng tác chống bn lậu của tồn tỉnh nói chung và của từng lực lượng nói riêng đều đạt được kết quả tốt, ngăn chặn và khơng để hình thành các đường dây, tụ điểm buôn lậu lớn trên địa bàn.

Qua công tác đấu tranh phịng chống bn lậu, Cục Hải quan Lạng Sơn đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, xây dựng cơ sở bí mật ở những địa bàn trọng điểm làm tai mắt cho lực lượng chống buôn lậu. Từ đó, có những biện pháp nghiệp vụ đấu

tranh có hiệu quả, nắm bắt được đối tượng, đánh trúng đường dây, ổ nhóm, góp phần ổn định tình hình phát triển sản xuất, đầu tư trên địa bàn; răn đe những kẻ cơ hội có ý đồ lấy bn lậu để làm giàu. Mặt khác, làm cho người dân nhận thức được nguy hại của buôn lậu và từ bỏ con đường tiếp tay cho buôn lậu, trở về với các nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế địa phương, làm giàu chính đáng.

Bên cạnh đó, đơn vị đã củng cố và kiện tồn bộ máy tổ chức, bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực, có nhiều kinh nghiệm vào lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, từng bước hồn thiện nghiệp vụ chun mơn, đáp ứng u cầu tình hình mới, nhờ đó tình trạng bn lậu cơ bản đã giảm rõ rệt, có được thành cơng đó là nhờ:

Một là, sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Tổng cục Hải

quan, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp, sự phối hợp giúp đỡ của các Sở, Ban, ngành trên địa bàn, được sự đồng tình, ủng hộ của phần lớn cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, đã tạo điều kiện để Cục Hải quan Lạng Sơn hoàn thành nhiệm vụ.

Hai là, thấy được tầm quan trọng trong công tác đấu tranh phịng chống

bn lậu, Cục Hải quan Lạng Sơn đã chủ động đổi mới phương thức, tập trung đề ra phương án, kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể, xây dựng các quy trình nghiệp vụ, phân định rõ những vướng mắc phát sinh, đồng thời đề nghị Tổng cục Hải quan trang bị thêm phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác điều tra chống buôn lậu.

Ba là, đã phân công những cán bộ giỏi về nghiệp vụ, nhiệt tình trong

cơng tác, có kinh nghiệm đấu tranh phịng chống bn lậu trực tiếp khảo sát tình hình bn lậu ở địa bàn trọng điểm, đối tượng trọng điểm, tham mưu cho lãnh đạo Cục xây dựng các phương án, kế hoạch chống buôn lậu sát với thực tế. Tổ chức tốt việc trao đổi thông tin về các lô hàng cụ thể, đối tượng

cụ thể, việc xác minh, củng cố danh sách đối tượng trọng điểm, về các thủ đoạn buôn lậu, cất giấu, gian lận mới, trên cơ sở xây dựng hệ thống thu thập xử lý thông tin; xác định các doanh nghiệp, lô hàng nghi vấn cần tiến hành kiểm tra sau thông quan, xây dựng cơ sở dữ liệu phân loại doanh nghiệp, xây dựng hồ sơ rủi ro, phục vụ cho việc phân luồng hàng hóa trong hệ thống thơng quan điện tử.

Bốn là, Xác định công tác đấu tranh phịng, chống bn lậu là nhiệm vụ

thường xuyên, lâu dài, khó khăn và phức tạp; Đảng uỷ, Lãnh đạo Cục đã chỉ đạo các đơn vị kiện toàn và củng cố bộ máy tổ chức, nhất là Đội Kiểm soát Hải quan; tăng cường cán bộ lãnh đạo ở các khâu then chốt; kiên quyết xử lý nghiêm các cá nhân có biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, móc ngoặc, tiếp tay cho bn lậu. (Biểu đồ số 1 và số 2 kèm theo)

2.3.2.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

- Lạng Sơn có biên giới đường bộ tiếp giáp với Trung Quốc dài với nhiều đường mịn lối tắt, địa hình đồi núi hiểm trở nên việc đấu tranh, kiểm sốt tỉnh hình bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, gian lận thương mại, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn.

- Bên cạnh đó với Lạng Sơn cịn có Khu Kinh tế cửa khẩu, chợ biên giới, chợ trong khu Kinh tế cửa khẩu nên khó khăn cho cơng tác quản lý, kiểm tra, kiểm sốt và chống bn lậu của lực lượng hải quan.

- Người dân tại các khu vực biên giới có trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn nên rất dễ bị các đối tượng buôn lậu lợi dụng để vận chuyển hàng lậu cho chúng. Công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân về chống buôn lậu chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn một bộ phận quần chúng nhân dân chưa nhận thức đúng đắn về tác hại của buôn lậu; trong khi đó một bộ phận dân cư lại coi bn lậu như một nghề kiếm sống. Việc ngăn chặn triệt để việc bn lậu ở Lạng Sơn là vơ cùng khó khăn.

- Hàng hố Trung Quốc có mẫu mã phong phú, hàng nhái nhiều thương hiệu nổi tiếng, giá thấp hơn nhiều so với hàng trong nước sản xuất do vậy luôn hấp dẫn đại đa số người dân có thu nhập thấp ở nước ta.

- Hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ; khung pháp lý chưa vững chắc để áp dụng kiểm tra, xử lý vi phạm và xử lý hàng hoá tang vật; phân cấp quản lý cịn chồng chéo, khơng rõ ràng, khơng thống nhất về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt; hơn nữa với sức ép của q trình cải cách hành chính, buộc phải thơng thống thủ tục hải quan và những thay đổi bất cập trong cơ chế, chính sách đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả công tác của lực lượng điều tra chống buôn lậu trên địa bàn.

- Lực lượng thực hiện cơng tác chống bn lậu cịn thiếu và yếu. Một bộ phận nhỏ cán bộ làm cơng tác kiểm sốt cịn ngại va chạm, đối mặt với các đối tượng, hoặc cịn hạn chế về trình độ chun mơn, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; chế độ đãi ngộ, khuyến khích cho cán bộ thực hiện cơng tác chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới chưa đầy đủ trong khi đó tình hình chống người thi hành công vụ ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp.

- Cơng tác xây dựng cơ sở bí mật chưa được phát huy đúng mức; thiếu chủ động trong việc thu thập thông tin, điều tra, xác minh, đề ra biện pháp, xây dựng phương án cụ thể và tổ chức bắt giữ.

- Trang thiết bị phục vụ cơng tác cịn thiếu, chưa được trang bị kịp thời... đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố qua biên giới. Cơng tác phối hợp, hiệp đồng để thực hiện quy chế phối hợp với các lực lượng trên địa bàn có lúc chưa chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời. Một bộ phận cán bộ, chiến sỹ, cơng chức của các ngành cịn mang nặng tư tưởng cục bộ, không cung cấp hoặc trao đổi thơng tin về tình hình bn lậu, gian lận thương mại, cá biệt cịn có tình trạng bảo kê, tiếp tay cho đối tượng bn lậu…

- Một số cấp uỷ chính quyền địa phương cấp xã phường biên giới chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý biên giới và tham gia tích cực trong cơng tác đấu tranh, phịng chống bn lậu trên địa bàn được giao quản lý.

Một phần của tài liệu Th s kinh te chinh tri CHốNG BUÔN lậu QUA BIÊN GIớI của cục hải QUAN LạNG sơn TRONG hội NHậP KINH tế QUốC tế (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w