Vận dụng lý luận địa tô của C.Mác vào xây dựng gíá đất đơ thị

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri vận dụng lý luận địa tô của c mác TRONG xác ĐỊNH GIÁ đền bù đất xây DỰNG đô THỊ TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 28)

dựng gíá đất đơ thị

Theo quan điểm của C.Mác, vận dụng lý luận địa tô vào việc xác định giá đền bù đất xây dựng đô thị cần chú ý các điểm sau:

Thứ nhất, không lẫn lộn địa tô với lợi tức tư bản cho vay. Nói cách

khác, khơng được coi nhà tư bản và địa chủ là một; không lẫn lộn giá cả ruộng đất (địa tơ tư bản hố) với tư bản cho vay. Giá cả ruộng đất chính là giá mua địa tơ trong một thời gian nhất định; không lẫn lộn lao động thặng dư, sản phẩm thặng dư với địa tô mà nhà tư bản trả cho chủ đất. Theo C.Mác, địa tô là sản phẩm thặng dư được quy định cả về mặt lượng và mặt chất: về lượng, địa tơ là phần ngồi lợi nhuận bình qn của nhà tư bản kinh doanh, tức chỉ là lợi nhuận siêu ngạch; về chất, là phần giá trị thặng dư do tư bản bóc lột lao động khơng cơng của người lao động trong nông nghiệp.

Thứ hai, cần tránh ba sai lầm khi vận dụng lý luận địa tô vào việc xác

định giá đất xây dựng đô thị: 1) khơng được lẫn các hình thái khác nhau của địa tơ tương ứng với những trình độ phát triển khác nhau của quá trình sản xuất xã hội. Các giai đoạn phát triển của quá trình sản xuất xã hội ngun thủy, nơ lệ, phong kiến, tư bản và XHCN là khác nhau. Song theo C.Mác: ”Cái tính chất chung này của những hình thái khác nhau của địa tơ - tức là sự thực hiện về mặt kinh tế quyền sở hữu ruộng đất, cái hư cấu pháp luật mà một số cá nhân dựa vào để độc chiếm những bộ phận nhất định nào đó của địa

cầu, - chính cái đó làm cho người ta khơng nhìn thấy những sự khác nhau của chúng"[20, tr.270]; 2) không thể vận dụng lý luận địa tô TBCN bằng cách chỉ dừng lại sự hình thành giá trị thặng dư, ở sự biểu hiện chung nhất của quy luật giá trị và giá trị thặng dư; lượng địa tơ khơng hồn tồn do hành vi của ngươì hưởng địa tơ quyết định mà cịn do sự phát triển của lao động xã hội quy định.

Về mặt lượng, địa tô là phần ngồi lợi nhuận bình qn của nhà tư bản kinh

doanh trong nơng nghiệp, chỉ là phần lợi nhuận siêu ngạch. Về mặt chất, là phần giá trị thặng dư (m) do tư bản kinh doanh trong nơng nghiệp bóc lột cơng nhân nơng nghiệp. Để hiểu quy luật giá trị và giá trị thặng dư cần nắm vững 2 điều kiện tồn tại của giá trị thặng dư (m): về chủ quan, người sản xuất trực tiếp phải tạo ra của cải để đủ tái sản xuất sức lao động; về khách quan làm sao cho người thực hiện được lao động thặng dư. Muốn vậy phải thỏa mãn hai điều kiện: điều kiện tự nhiên và năng xuất lao động xã hội phải đạt tới mức nhất định. Và 3) nhận thức quy luật giá trị ở phần địa tơ đã vượt ra khỏi hình thái giá trị hàng hóa cá biệt, đã nâng tầm hiểu biết quy luật giá trị ở tầm vĩ mô. C.Mác chỉ rõ: Đây là quy luật giá trị, nhưng không phải quy luật giá trị chi phối những hàng hóa hay vật phẩm cá biệt, mà chi phối toàn thể sản phẩm của các ngành sản xuất xã hội riêng biệt mà sự phân công đã làm cho trở thành một ngành độc lập; thành thử, không những người ta chỉ sử dụng thời gian lao động cần thiết cho từng hàng hóa cá biệt, mà người ta cũng chỉ sử dụng một số lượng tỷ lệ cần thiết trong tồn bộ thời gian lao động xã hội cho các nhóm khác nhau. Bởi vì, giá trị sử dụng vẫn là điều kiện sine qua non1. Nhưng, nếu giá trị sử dụng của một hàng hóa cá biệt tùy thuộc vào chỗ hàng hóa đó, tự bản thân nó có thể thỏa mãn được một nhu cầu nào đó hay khơng, thì giá trị sử dụng của một khối lượng sản phẩm xã hội nhất định lại tuỳ thuộc vào chỗ khối lượng sản phẩm đó có thích hợp hay khơng đối với nhu cầu đã được xác định về mặt số lượng của xã hội về mỗi loại sản phẩm 1

riêng biệt, và do đó, tùy thuộc vào chỗ lao động được phân phối cho các ngành sản xuất khác nhau có tỷ lệ hay khơng với cái nhu cầu xã hội đã được xác định về mặt số lượng ấy. Ở đây, nhu cầu xã hội, nghĩa là giá trị sử dụng xét theo quy mô xã hội, là nhân tố quyết định cái phần trong tổng số thời gian lao động xã hội dành cho các ngành sản xuất riêng biệt. Nhưng, đó cũng vẫn là cái quy luật đã bộc lộ ra đối với từng hàng hóa cá biệt, cụ thể là: giá trị sử dụng của hàng hóa là tiền đề của giá trị trao đổi của nó, và do đó, của giá trị của nó. Điểm này chỉ quan hệ đến mối quan hệ tỷ lệ giữa lao động cần thiết và lao động thặng dư trong chừng mực mà nếu tỷ lệ ấy khơng được tơn trọng, thì giá trị của hàng hóa, và do đó cả giá trị thặng dư chứa đựng trong hàng hóa, sẽ khơng thể thực hiện được. Cái giới hạn về mặt số lượng ấy của các phần thời gian lao động xã hội có thể sử dụng được trong các lĩnh vực sản xuất riêng biệt, chỉ là một biểu hiện phát triển hơn nữa của quy luật giá trị nói chung, mặc dù ở đây thời gian lao động cần thiết mang một ý nghĩa khác. Chỉ cần một lượng lao động cần thiết nào đấy để thỏa mãn nhu cầu xã hội. ở đây, chính giá trị sử dụng quy định giới hạn đó. Trong những điều kiện sản xuất nhất định, xã hội chỉ có thể tiêu phí một phần thời gian nào đó trong tổng số thời gian lao động của nó vào một loại sản phẩm riêng biệt nào đó. Nhưng các điều kiện chủ quan và khách quan của lao động thặng dư và của giá trị thặng dư nói chung tuyệt nhiên khơng có liên quan gì tới cái hình thái cụ thể của lợi nhuận hay địa tơ cả. Các điều kiện ấy thích dụng đối với giá trị thặng dư nói chung thơi, chẳng kể là cái hình thái riêng biệt mà nó mang lấy là như thế nào. Do đó, các điều kiện ấy khơng thể giải thích được địa tơ [20, tr.272].

Như vậy, ở đây cần hiểu lý luận giá trị và lý luận giá trị lao động cả ở cấp vi mô và ở cấp vĩ mô. Nếu chỉ mới hiểu bản chất giá trị thặng dư nói chung thì chỉ mới hiểu nội dung bên trong mà chưa hiểu nội dung bên ngoài của chúng. Nếu có các điều kiện ấy thì ”khơng thể hiểu được địa tơ”. Do vậy, nếu không hiểu đúng lý luận giá trị và giá trị thặng dư, thì khơng có căn cứ

khoa học để vận dụng lý luận địa tô TBCN, ngược lại nắm vững lý luận địa tơ thì càng vận dụng sâu hơn quy luật giá trị và giá trị thặng dư.

Lượng địa tô khơng hồn tồn do hành vi của người hưởng địa tô quyết định mà do sự phát triển của lao động xã hội quy định. Nó thể hiện, lượng địa tơ phát triển theo tiến trình phát triển của xã hội; Lượng địa tơ có xu hướng tăng lên, đồng thời gía cả ruộng đất cũng có xu hướng tăng; Nếu nông nghiệp càng chuyển sang nền sản xuất hàng hóa, thì địa tơ tiền càng phát triển. C.Mác chỉ rõ: "Việc sản xuất ra giá trị thặng dư và sản phẩm thặng dư càng tăng lên, thì quyền sở hữu ruộng đất, dựa vào độc quyền về ruộng đất, lại càng có khả năng chiếm đoạt được một phần càng ngày càng lớn trong cái giá trị thặng dư ấy, và do đó, tăng giá trị của địa tơ và giá cả của bản thân ruộng đất lên" [20, tr.276].

Nhìn một cách khái quát, theo C.Mác:

Đặc trưng của địa tô là ở chỗ, cùng với những điều kiện khiến cho sản phẩm nông nghiệp phát triển thành những giá trị (những hàng hóa) và cùng với những điều kiện thực hiện giá trị của chúng, thì đồng thời quyền lực của quyền sở hữu ruộng đất là chiếm lấy một phần càng ngày càng lớn những giá trị đó, những giá trị được sáng tạo ra mà khơng có sự tham gia đóng góp gì của nó cả, - cũng càng phát triển; nghĩa là một phần giá trị thặng dư càng ngày càng lớn sẽ được chuyển hóa thành địa tơ [20, tr.278].

Trên đây là nói về ruộng đất đã được sử dụng, còn những ruộng đất chưa được sử dụng thì giá cả của nó sẽ do giá cả của những đất đã được sử dụng cùng một phẩm chất và ở vào một vị trí ngang như nhau quyết định. Trong trường hợp này phải chú ý thời điểm định giá.

Một phần của tài liệu Ths kinh te chinh tri vận dụng lý luận địa tô của c mác TRONG xác ĐỊNH GIÁ đền bù đất xây DỰNG đô THỊ TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w