sách đền bù khi Nhà nước thu hội đất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trước đổi mới
Sau hịa bình lập lại ở miền Bắc, bước vào thời kỳ phục hồi kinh tế (1958-1960) và thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc (1961-1965), xuất phát từ yêu cầu thực tế của việc thu hồi đất phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/TTg ngày 14/04/1959 về “Thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất”. Theo Nghị định, việc trưng dụng ruộng đất phải đảm bảo kịp thời và đủ diện tích cần thiết cho các cơng trình, nhưng phải hết sức tiết kiệm ruộng đất cày cấy, trồng trọt, hết sức tránh những nơi dân cư đông đúc, trường hợp đặc biệt phải bàn bạc kỹ với nhân dân địa phương. Khi thực hiện trưng dụng đất phải “chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của những người có ruộng đất bị trưng dụng”. Những người có ruộng đất bị trưng dụng được đền bù quyền lợi và trong trường hợp cần thiết được giúp giải quyết công ăn, việc làm ổn định đời sống.
Tiếp theo năm 1970, Phủ Thủ tướng ban hành thông tư số 1792/TTg ngày 11/01/1970 quy định một số điểm tạm thời về đền bù nhà cửa, đất đai, cây cối lưu niên, các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế, mở rộng thành phố. Trong thông tư quy định nguyên tắc đền bù: “Phải bảo đảm thỏa đáng quyền lợi kinh tế của hợp tác xã và của nhân dân”. Việc thực hiện đền bù về đất được cụ thể: đất đai vùng đồng bằng được chia thành 4 lọai, vùng trung du đồi núi được chia thành 5 lọai, mỗi lọai được quy định giá
đền bù tối đa và tối thiểu. Mặc dù chính sách đền bù về đất trong giai đọan này chưa được quy định trong luật và thể chế thành một chính sách đầy đủ, song quy định về đền bù khi Nhà nước trưng dụng đất năm 1970 đã có sự thay đổi so với năm 1959, trước đây là “chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của những người có ruộng đất bị trưng dụng” sang “Phải bảo đảm thỏa đáng quyền lợi kinh tế của hợp tác xã và của nhân dân”. Đồng thời những quy định tại Nghị định 151/TTg chỉ có tính nguyên tắc thì đến Thông tư số 1792/TTg đã được quy định cụ thể mức đền bù nhà ở, đất đai, cây lâu năm, hoa màu trên đất.
Hiến pháp năm 1980, Luật đất đai năm 1988 quy định: Đối với đất có rừng, đất nơng nghiệp khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác, chủ dự án phải đền bù thiệt hại về đất cho Nhà nước. Mức đền bù tùy thuộc vào diện tích, chất lượng và vị trí địa lý của đất và thời hạn sử dụng đất tạm thời hay lâu dài. Số tiền đền bù thiệt hại về đất được điều tiết cho ngân sách trung ương 30% và ngân sách địa phương 70% để sử dụng vào việc khai hoang, phục hóa, trồng rừng, cải tạo đất nơng nghiệp, đất có rừng và định canh, định cư cho nhân dân vùng bị lấy đất. Việc bù đắp diện tích đất bị thu hồi chủ yếu được thực hiện thơng qua việc điều hịa trong quỹ đất của địa phương hoặc được giao đất mới. Trong giai đọan này, khi Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân để phục vụ vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng thì người bị thu hồi đất khơng được đền bù thiệt hại về đất, chỉ được đền bù thiệt hại thực tế gồm các chi phí đã đầu tư vào cây cối, hoa màu trên đất và được xem xét giao đất khác. Thực chất việc đền bù về đất bị thu hồi được thực hiện bằng việc giao đất khác thay thế cho đất bị thu hồi.