trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh những năm qua
- Về công tác quy hoạch sử dụng đất và công tác quy hoạch xây dựng:
Công tác quy hoạch sử dụng đất hiện nay được triển khai theo kế hoạch, có chất lượng cao hơn, được căn cứ theo định hướng, chủ trương phát
triển của thành phố và phù hợp với khu vực. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được triển khai trên tất cả các quận, huyện, phường, xã, thị trấn để tạo sự gắn kết; nội dung quy hoạch sử dụng đất của các quận, huyện gắn với nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của thành phố và quy hoạch phát triển của các ngành trên địa bàn thành phố.
Sau khi quy hoạch chung điều chỉnh của thành phố được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1998), trong 2 năm 1998-1999 Ủy ban nhân dân thành phố đã có các quyết định phê duyệt quy hoạch chung 24 quận-huyện nhằm cụ thể hóa hướng phát triển trên địa bàn từng quận, huyện đến 2020 trong đó đã quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật-xã hội phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, dân số, quỹ đất v.v… của từng quận, huyện.
Trong thời gian qua, q trình đơ thị hố diễn ra rất nhanh trên địa bàn thành phố, công tác quy hoạch chung của thành phố và của các quận huyện, cùng hàng trăm đồ án quy hoạch chi tiết 1/2000, hàng chục nghìn cơng trình kiến trúc theo dự án của các chủ đầu tư đã được phê duyệt, bảo đảm việc xây dựng tuân thủ quy hoạch và có chất lượng thiết kế kiến trúc cơng trình tốt hơn, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đầu tư xây dựng và cải tạo phát triển thành phố.
Cùng với việc đầu tư vào các khu công nghiệp là sự phát triển mở rộng nhanh chóng của các khu vực đơ thị hóa. Nhiều vùng nơng thơn thuần nơng, nghèo khó trước đây nay đã mọc lên các khu cơng nghiệp lớn có hạ tầng kỹ thuật hiện đại, các kiến trúc cơng nghiệp có quy mơ lớn cùng với các khu dân cư đơ thị mới, khang trang được hình thành.
Hình 2.1: Phối cảnh khu đô thị mới Thủ Thiêm
Nhiều cơng trình hạ tầng trọng điểm cũng được hồn thành và đưa vào hoạt động, góp phần cải thiện hệ thống hạ tầng vốn quá tải lâu nay của thành phố, như đại lộ Nguyễn Văn Linh; hoàn thành cầu Thủ Thiêm; nhà ga quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất công suất 10 triệu lượt người...
Hình 2.2: Đại lộ Nguyễn Văn Linh vừa được đưa vào hoạt động
Tại khu vực trung tâm thành phố, nhiều cơng trình dịch vụ, thương mại cao tầng đã được xây dựng tạo nên hình ảnh mới cho khu vực này. Các dự án đầu tư mở rộng, chỉnh trang các tuyến đường, tăng cường cây xanh và các tiện nghi đô thị. Các dự án cải tạo kênh rạch, chỉnh trang đơ thị cũng góp phần vào việc cải thiện môi trường và không gian kiến trúc đô thị. Bên cạnh đó việc chuyển đổi hàng ngàn ha đất nơng nghiệp thành đất đơ thị có hạ tầng kỹ thuật hồn chỉnh đã tạo nên bộ mặt mới cho thành phố (như khu đô thị mới Nam thành phố; các khu chế xuất-khu công nghiệp như Tân Thuận, Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Linh Trung…; các khu nhà ở trên địa bàn quận 2, 4, 6, 7, 8, 9, Bình Thạnh, Bình Tân, huyện Nhà Bè, Bình Chánh…).
Hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các cơng trình cơng cộng như trường học, nhà trẻ, bệnh viện, cơng trình văn hóa, thể dục thể thao, các khu vui chơi giải trí…; đầu tư tơn tạo và nâng cấp các cơng trình có giá trị lịch sử và kiến trúc; xây mới và cải tạo nhà ở tư nhân cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị ngày càng văn minh, hiện đại hơn.
- Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
Trong những năm qua, cơng tác này đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các dự án đầu tư, đã mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Theo số liệu thống kê của 24 quận, huyện thì từ năm 1998 đến ngày 30 tháng 6 năm 2006 thành phố đã triển khai 700 dự án có thực hiện việc bồi thường, giải tỏa. Trong đó: Đã hồn thành 311 dự án (44,43%) và có 389 dự án đang triển khai (55,57%); có 547 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước (78,14%) và có 153 dự án sử dụng nguồn vốn ngoài ngân sách (21,86%).
+ Tổng dự tốn chi phí bồi thường, hỗ trợ là 32.784,091 tỷ đồng, trong đó dự tốn chi phí bồi thường dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách là 606,118 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,6 % (chưa tính các dự án đầu tư do chủ đầu tư tự
thỏa thuận với người sử dụng đất); tổng số chi phí thực chi đến ngày 31 tháng 5 năm 2006 là 16.768,057 tỷ đồng.
+ Chi phí tạm cư là: 164,49 tỷ đồng (chỉ tính cho các dự án sử dụng vốn ngân sách).
+ Tổng diện tích đất thu hồi là: 95.166.782 m2 [(diện tích đất thu hồi sử dụng vốn ngoài ngân sách là 33.675.651m2), (35,4%)].
Trong đó: Đất ở là 11.153.575,38 m2 (chiếm 11,72%); đất nơng nghiệp là 60.226.470m2 (63,3%); đất chuyên dùng là 3.756.547,12m2 (3,93%); đất cơng trình cơng cộng và đất do Nhà nước trực tiếp quản lý là 20.030.189,65\m2 (21,05%).
Biểu đồ 2.1: Công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất phục vụ đơ thị hóa ở TP.Hồ Chí Minh đến năm 2006
Nguồn : Báo cáo số 26/BC-UBND ngày 12/3/2007 của UBND Thành phố
+ Tổng số trường hợp bị ảnh hưởng là 102.902 hộ [(số hộ bị ảnh hưởng trong dự án sử dụng ngân sách nhà nước là 79.321 hộ (77,1%); số hộ bị ảnh hưởng trong các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách là 23.581 hộ), (22,9%)].
Biểu đồ 2.2: Số hộ bị ảnh hưởng khi thu hồi đất cho đơ thị hóa của
Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2006
Nguồn : Báo cáo số 26/BC-UBND ngày 12/3/2007 của UBND Thành phố.
Trong đó: Số hộ bị thu hồi tồn bộ nhà ở, đất ở là: 57.882 hộ (chiếm 56,24%); số hộ bị thu hồi một phần nhà ở, đất ở hoặc chỉ thu hồi đất nông nghiệp là: 43.307 hộ (chiếm 42,08%); các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác bị ảnh hưởng là: 1.713 đơn vị (chiếm 1,68%).
Biểu đồ 2.3: Tổng số hộ bị ảnh hưởng khi thực hiện chính sách thu hồi
Nguồn : Báo cáo số 26/BC-UBND ngày 12/3/2007 của UBND Thành phố
+ Trong tổng số 57.882 hộ bị thu hồi tồn bộ nhà ở, đất ở thì: Có 40.704 hộ tự lo nơi ở mới và các trường hợp khơng đủ điều kiện bố trí tái định cư (70,3%). Có 17.178 hộ có u cầu bố trí tái định cư (29,7 %); thành phố đã bố trí tái định cư được 13.305 hộ (77,5%) cịn 608 hộ (4%) đang tạm cư (trong đó số hộ tạm cư của dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách là 521 hộ và ngịai ngân sách là 87 hộ). Ngồi ra cịn có 3.177 hộ đăng ký tái định cư nhưng hiện nay chưa giải phóng được mặt bằng hoặc tái định cư do hoán đổi đất nông nghiệp (18,48%).
Biểu đồ 2.4: Tái định cư các hộ bị thu hồi đất của Thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 1998-2006
Nguồn: Báo cáo số 26/BC-UBND ngày 12/3/2007 của UBND Thành phố
Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại Công văn số 110/CV-TU ngày 22 tháng 9 năm 2006 về tập trung chỉ đạo giải quyết tái định cư cho các hộ đang tạm cư trong thời gian dài trên địa bàn thành phố; Nghị
quyết số 57/2006/NQ-HĐND ngày 26 tháng 9 năm 2006 của Hội đồng nhân dân thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Chỉ thị số 32/2006/CT-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2006 về tập trung giải quyết tái định cư cho các hộ đang tạm cư trong thời gian dài trên địa bàn thành phố và Quyết định số 167/2006/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2006 về phương thức mua, bán căn hộ chung cư hoàn chỉnh và chuyển nhượng nền đất ở đã có hạ tầng kỹ thuật để bố trí tái định cư cho các hộ dân đang tạm cư trong thời gian dài trên địa bàn thành phố, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng tạm cư trong thời gian dài trên địa bàn thành phố.
Đến ngày 01 tháng 3 năm 2007, thành phố đã giải quyết được 3.760 hộ/5.495 hộ tái định cư; cịn 1.735 hộ tạm cư (trong đó số hộ tạm cư thuộc các dự án sử dụng ngân sách là 1.423 hộ và ngoài ngân sách là 312 hộ).
Biểu đồ 2.5: Diện tích đất thu hồi phục vụ cho đơ thị hóa ở Thành phố
Hồ Chí Minh giai đoạn 1998-2006
Tính đến cuối năm 2010, số lượng dự án phải thực hiện bồi thường tái định cư theo quy định Luật Đất đai năm 2003 khoảng 1437 dự án tương ứng diện tích đất trên 11.825 ha với khoảng 99.691 hộ dân bị ảnh hưởng. Ngồi ra cịn phải thực hiện bồi thường tiếp tục cho 106 dự án đã thu hồi đất trước luật đất đai 2003 chưa bồi thường xong. Chính vì vậy, cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất ln được quan tâm đặc biệt, thể hiện qua việc Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa quy định của Luật đất đai, đồng thời thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.