6. Kết cấu đề tài
1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Như vậy, qua xem xét tổng quan các nghiên cứu trước đây về ĐCLN và thuế TNDN, các khoảng trống nghiên cứu được rút ra như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu về ĐCLN tại nước ngoài chưa đề cập đến hành vi ĐCLN làm giảm thuế TNDN phải nộp.
Thứ hai, tại Việt Nam, chỉ có nghiên cứu của Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015) đề cập tới hành vi ĐCLN làm giảm thuế TNDN phải nộp nhưng kết quả nghiên cứu chỉ cho ý nghĩa với các biến: Hưởng chính sách ưu đãi thuế; Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, doanh thu theo tiến độ; Ghi nhận dự phòng và Chi phí thuế TNDN hỗn lại.
Thứ ba, các nghiên cứu về ĐCLN tại Việt Nam chưa sử dụng các biến kiểm soát
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chương 1, bài nghiên cứu trình bày các kết quả nghiên cứu về hành vi ĐCLN và thuế TNDN trong và ngoài nước. Các nghiên cứu về ĐCLN tại Việt Nam đã kế thừa các kết quả nghiên cứu ngoài nước vào hoàn cảnh và dữ liệu trong nước. Nghiên cứu về hành vi ĐCLN làm giảm thuế TNDN tại Việt Nam được đề cập đến bởi tác giả Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015). Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chỉ cho ý nghĩa với 4 trên tổng số 11 biến độc lập. Các biến cịn lại được chỉ ra là có ý nghĩa đối với các nghiên cứu khác tại nước ngoài. Bằng việc áp dụng giai đoạn chọn mẫu khác và cỡ mẫu khác tại Việt Nam, đồng thời sử dụng 2 biến kiểm sốt vĩ mơ là Lạm phát và Tốc độ tăng trưởng, bài nghiên cứu hi vọng bài nghiên cứu này sẽ có kết quả nghiên cứu tốt hơn.
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT