Các nhân tố thuộc nhóm đặc điểm doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 44)

6. Kết cấu đề tài

2.3 Các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu

2.3.1 Các nhân tố thuộc nhóm đặc điểm doanh nghiệp

Các nhân tố thuộc nhóm đặc điểm doanh nghiệp bao gồm: Quy mô công ty; Hiệu quả tài chính; Ghi nhận các khoản doanh thu theo tiến độ, doanh thu nhận trước hoặc dự phòng; Ghi nhận các khoản dự phịng.

2.3.1.1 Quy mơ cơng ty

Các nghiên cứu về ĐCLN sử dụng biến Quy mô công ty cho các kết quả không giống nhau về mối quan hệ tương quan này. Nghiên cứu của nhóm tác giả Hamadi Fakhfakh và Faten Nasfi (2012) tại Pháp đối với các công ty trong giai đoạn sáp nhập và mua lại từ năm 1998 đến năm 2008 cho kết quả tác động cùng chiều giữa Quy mô công ty và ĐCLN. Nghiên cứu tại Tunisia - một quốc gia đang phát triển của Charfeddine, Riahi và Omri (2013) cũng cho kết quả tương tự.

Sahlan (2011) nghiên cứu các công ty niêm yết tại Malaysia và khơng tìm thấy mối quan hệ tương quan giữa ĐCLN và Quy mô công ty. Tác giả cũng chỉ rõ mối quan hệ này phụ thuộc vào mẫu nghiên cứu và các điều kiện hoàn cảnh riêng biệt cụ thể của từng quốc gia cũng như từng giai đoạn khác nhau.

Nguyễn Hà Linh (2017) cho rằng các công ty đa quốc gia có quy mơ lớn thường có xu hướng tránh ĐCLN để giữ uy tín, vì họ chịu sự giám sát kĩ hơn từ phía các nhà phân tích, đầu tư hay các nhà làm luật.

Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa Quy mơ cơng ty và ĐCLN ngồi việc khác nhau về đặc điểm hồn cảnh và mẫu lựa chọn thì cịn có sự khác biệt về cách đo lường biến Quy mô công ty. Trong khi Charfeddine, Riahi và Omri (2013) và Sahlan (2011) lấy log của chỉ tiêu Tổng tài sản thì Hamadi Fakhfakh và Faten Nasfi

(2012) lại sử dụng cách đo lường đặc biệt bởi phụ thuộc vào bối cảnh của bài nghiên cứu, đó là: Giá trị cơng ty bị mua/Giá trị công ty đi mua.

Tại Việt Nam, Nguyễn Hà Linh (2017) kế thừa cách đo lường của Charfeddine, Riahi và Omri (2013) và Sahlan (2011) đó là lấy log của chỉ tiêu Tổng tài sản. Nghiên cứu cho kết quả mối tương quan dương.

Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015) sử dụng chỉ tiêu Vốn điều lệ để đo lường biến Quy mô công ty và kỳ vọng về mối tương quan thuận chiều với biến Hành vi ĐCLN để giảm thuế TNDN. Nhưng kết quả nghiên cứu là khơng có ý nghĩa.

Bài nghiên cứu này sử dụng cách lấy log của chỉ tiêu Tổng tài sản để đo lường biến Quy mô công ty và hi vọng mối tương quan dương giữa Quy mô công ty với biến phụ thuộc.

Giả thuyết H1: Quy mô công ty càng lớn, cơng ty càng có xu hướng ĐCLN làm

giảm chi phí thuế TNDN nhiều hơn.

2.3.1.2 Hiệu quả tài chính

Charfeddine và cộng sự (2013) cho rằng các cơng ty khi có hoạt động tài chính hiệu quả sẽ có xu hướng giữ uy tín của mình, vì vậy hoạt động ĐCLN sẽ giảm xuống. Trường hợp ngược lại, khi các công ty hoạt động không hiệu quả, họ sẽ ĐCLN để “làm đẹp” báo cáo, giống như một cách thức nâng cao uy tín của mình lên.

Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho mối tương quan âm giữa Hiệu quả tài chính và ĐCLN, mặc dù các cách thức đo lường có thể là khác nhau.

Akram và cộng sự (2015) cho rằng chỉ tiêu Hiệu quả tài chính có thể đo lường bằng nhiều cách như bằng doanh thu, số lượng sản phẩm sản xuất, ROE, ROA.

Charfeddine, Riahi và Omri (2013) sử dụng giá cổ phiếu để đo lường Hiệu quả tài chính, tuy nhiên nghiên cứu này có một hồn cảnh nghiên cứu đặc thù, riêng biệt.

Để đơn giản trong tính tốn và hồi quy, bài nghiên cứu sử dụng ROE để đo lường Hiệu quả tài chính. Mối tương quan kỳ vọng giữa Hiệu quả tài chính và Hành vi ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN là tương quan âm.

Giả thuyết H2: Cơng ty có hoạt động tài chính càng hiệu quả càng ít ĐCLN

làm giảm chi phí thuế TNDN.

2.3.1.3 Ghi nhận các khoản doanh thu theo tiến độ, doanh thu nhận trƣớc hoặc dự phòng, các khoản dự phịng

Lý thuyết kế tốn thực chứng tập trung vào các chính sách kế tốn và ảnh hưởng của chúng tới ĐCLN. Các chính sách kế tốn đề cập đến việc lựa chọn các ước tính kế tốn mang nặng tính chủ quan của các nhà quản trị, đặc biệt là các khoản dự phòng. Điều này đã được tổng kết trong nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1978, 1979, 1980). Nguyễn Hà Linh (2017) cũng tổng kết lại lý thuyết về hướng nghiên cứu này, tuy nhiên, trong các biến được tác giả sử dụng lại khơng có các khoản dự phịng. Về cơ bản, các nghiên cứu đều hướng tới kết luận của việc lựa chọn các chính sách dự phịng là một trong những động cơ của hành vi ĐCLN.

Ước tính kế tốn là công cụ được sử dụng nhiều trong việc ĐCLN, chuyển thu nhập từ năm này sang năm khác. Verbruggen, Christaens và Milis (2008) trong nghiên cứu tổng kết của mình đã đề cập tới năm nguyên nhân của hành vi ĐCLN, trong đó có nguyên nhân để che dấu thông tin bất lợi, các khoản lỗ.

Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015) đã sử dụng hai biến Ghi nhận các khoản doanh thu theo tiến độ, doanh thu nhận trước hoặc dự phòng và Các khoản dự phòng để phản ánh ảnh hưởng của việc lựa chọn chính sách kế tốn lên hành vi ĐCLN nhằm làm giảm thuế TNDN. Kết quả nghiên cứu cho thấy một mối tương quan dương giữa hai biến này và biến phụ thuộc.

Giả thuyết H3: Công ty ghi nhận các khoản doanh thu theo tiến độ, doanh thu

nhận trước hoặc dự phịng có khả năng ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN.

Giả thuyết H4: Cơng ty ghi nhận các khoản dự phịng có khả năng ĐCLN làm

giảm chi phí thuế TNDN.

2.3.2 Các nhân tố thuộc nhóm đặc điểm quản lý - kiểm sốt

Các nhân tố thuộc nhóm đặc điểm quản lý - kiểm soát nhấn mạnh tới đặc điểm của HĐQT, nhà quản trị, CEO, tỷ lệ sở hữu, kiểm soát và kiểm toán độc lập. Bài nghiên cứu này tập trung vào ba biến chính là Tỷ lệ sở hữu nhà nước; Kiểm tốn độc lập; Giới tính CEO.

2.3.2.1 Tỷ lệ sở hữu nhà nƣớc

Zhang, Uchida và Bu (2011) trong nghiên cứu về ĐCLN tại Trung Quốc đã sử dụng biến Tỷ lệ sở hữu nhà nước. Các tác giả lý giả việc mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường hiện đại dẫn đến việc các công ty nhà nước vẫn chiếm một vị thế chủ chốt. Nhiều công ty nhà nước đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ vốn nhà nước vẫn rất đáng kể. Hoàn cảnh nghiên cứu của Zhang, Uchida và Bu (2011) cũng tương tự Việt Nam, khi Chính phủ đang từng bước thực hiện chiến lược cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, bài nghiên cứu quyết định sử dụng biến độc lập Tỷ lệ sở hữu nhà nước và kỳ vọng về mối tương quan dương của biến này với biến phụ thuộc, tương tự như kết quả nghiên cứu của Zhang, Uchida và Bu (2011), Nguyễn Hà Linh (2017).

Giả thuyết H5: Cơng ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước càng lớn càng có hành vi

ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN nhiều hơn.

2.3.2.2 Kiểm toán độc lập

Kiểm toán độc lập là biến độc lập được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về ĐCLN. Hamadi Fakhfakh và cộng sự (2012), Sahlan (2011), Fakhfakh và Nasfi

(2012), Nguyễn Hà Linh (2017) đều đề cập đến việc một cơng ty được kiểm tốn bới các cơng ty kiểm tốn thuộc Big 4 thì sẽ ít có động lực ĐCLN hơn. Uy tín và chuyên môn cao của các công ty thuộc Big 4 đảm bảo điều này.

Giả thuyết H6: Các cơng ty được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn Big 4 ít

có hành vi ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN hơn, đối với các cơng ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE.

2.3.2.3 Giới tính CEO

Giới tính CEO là một biến mới được đề cập đến trong các nghiên cứu tại Việt Nam. Trần Thị Giang Tân và cộng sự (2017) đã tập trung nghiên cứu về vấn đề giới tính trong HĐQT và CEO quyết định như thế nào đến hành vi ĐCLN. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu các công ty trên sàn HOSE và cho kết quả về mối tương quan âm giữa giới tính nữ của CEO và hành vi ĐCLN. Nhận thấy sự cần thiết của biến Giới tính CEO trong mối quan hệ với hành vi ĐCLN thông qua các lý thuyết hành vi mà tác giả đề cập đến, bài nghiên cứu sử dụng biến Giới tính CEO cho bài nghiên cứu này.

Giả thuyết H7: Các cơng ty có CEO là nữ ít có hành vi ĐCLN làm giảm chi phí

thuế TNDN hơn.

2.3.2 Các nhân tố thuộc nhóm thuế thu nhập doanh nghiệp

Các nhân tố thuộc nhóm thuế TNDN trong các nghiên cứu trước đây bao gồm Hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN; Ghi nhận chi phí thuế TNDN hỗn lại và Thay đổi thuế suất thuế TNDN. Verbruggen, Christaens và Milis (2008) cho rằng một trong những động cơ để công ty ĐCLN đó là việc đối phó với những chính sách thuế của Chính phủ. Các chính sách về thuế bao gồm việc ban hành các quy định về ưu đãi thuế cho doanh nghiệp hay các chính sách về thuế suất. Thuế suất có thể thay đổi theo từng thời kỳ, tùy theo hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể của thời kỳ đó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có xu hướng ĐCLN sao cho đạt được lợi ích tối đa từ các chính sách thuế của

Chính phủ. Điều này cũng được đề cập đến trong nghiên cứu tại Việt Nam của Bùi Thị Mai Hồi và cộng sự (2015).

2.3.2.1 Hƣởng chính sách ƣu đãi thuế TNDN

Holland và cộng sự (2003), Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015) đều cho kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa việc hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN và hành vi ĐCLN. Cụ thể, khi Chính phủ ban hành một chính sách thuế ưu đãi và đi kèm với nó là các điều khoản bắt buộc về thu nhập, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh thu nhập của năm ưu đãi nhằm đáp ứng yêu cầu về các điều khoản đó. Trường hợp khác, Chính phủ quy định ưu đãi thuế trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp sẽ có động lực chuyển thu nhập qua khoảng thời gian đó nhằm tận dụng thuế suất ưu đãi, để có số chi phí thuế TNDN tối ưu nhất. Bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa biến Hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN và Hành vi ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN như sau:

Giả thuyết H8: Trong thời kỳ được hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN, doanh

nghiệp có xu hướng ĐCLN làm tăng chi phí thuế TNDN nhằm tối ưu chi phí thuế TNDN.

2.3.2.2 Ghi nhận các khoản thuế TNDN hoãn lại

Các khoản thuế TNDN hoãn lại là một trong những dấu hiệu của việc ĐCLN. Kết luận này được rút ra bởi các nghiên cứu của John Phillips và cộng sự (2003), Holland và cộng sự (2002), Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015). Các nghiên cứu đều thống nhất về mối tương quan thuận chiều giữa biến Ghi nhận chi phí thuế TNDN hỗn lại và Hành vi ĐCLN.

Giả thuyết H9: Doanh nghiệp ghi nhận khoản chi phí thuế TNDN hỗn lại sẽ

có xu hướng ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN.

Ajay Adhikari và cộng sự (2005), Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015), Bing- Xuan Lin và cộng sự (2011) nghiên cứu hành vi ĐCLN trong những giai đoạn mà thuế suất thuế thu nhập có nhiều biến động do các chính sách điều chỉnh của Chính phủ hay do những tác động khách quan khác do biến động kinh tế. Tuy rằng hoàn cảnh nghiên cứu khác nhau nhưng các tác giả đều đưa ra giả thuyết về mối quan hệ thuận chiều giữa việc thay đổi thuế suất thuế TNDN và ĐCLN. Các tác giả lập luận rằng các doanh nghiệp ĐCLN nhằm chuyển phần thu nhập sang giai đoạn có thuế suất thấp để chỉ phải chịu mức thuế thấp hơn và tối ưu số thuế phải nộp.

Giả thuyết H10: Khi thuế suất thuế TNDN thay đổi, doanh nghiệp có hành vi

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương này, bài nghiên cứu trình bày các khái niệm cơ bản về ĐCLN và thuế TNDN, mối quan hệ giữa hành vi ĐCLN và thuế TNDN. Bài nghiên cứu đồng thời trình bày các lý thuyết nền của bài nghiên cứu, bao gồm: Lý thuyết kế toán thực chứng; Lý thuyết đại diện; Lý thuyết thông tin bất cân xứng; Lý thuyết về các bên liên quan. Bài nghiên cứu phân tích và đưa ra lý do sử dụng các biến độc lập trong bài nghiên cứu này, đưa ra cách đo lường các biến, các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Các biến và các giả thuyết nghiên cứu này được đưa vào mơ hình nghiên cứu trong Chương 3.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thiết kế nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thiết kế theo trình tự:

Bước 1, bài nghiên cứu tóm lược tổng quan các nghiên cứu trước đây về ĐCLN

và thuế TNDN, bao gồm các nghiên cứu trong nước và ngồi nước. Từ đó, rút ra khoảng trống nghiên cứu.

Bước 2, bài nghiên cứu giải thích các khái niệm quan trọng; lý thuyết nền tảng

về ĐCLN; cách thức đo lường hành vi ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN; phân tích các nhân tố tác động đến hành vi ĐCLN làm giảm thuế TNDN của doanh nghiệp và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.

Bước 3, bài nghiên cứu trình bày mơ hình nghiên cứu; cách thức đo lường các biến; chọn mẫu, thu thập dữ liệu và phương pháp thực hiện kiểm định mơ hình.

Bước 4, bài nghiên cứu thực hiện phân tích tương quan và hồi quy; đưa ra kết quả nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu trước đây.

Bước 5, bài nghiên cứu đưa ra kết luận; đề xuất một số kiến nghị và trình bày hạn chế của bài nghiên cứu cũng như phương hướng nghiên cứu trong tương lai.

3.2 Mơ hình nghiên cứu

Với các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra như sau:

Giả thuyết H1: Quy mơ cơng ty càng lớn, cơng ty càng có xu hướng ĐCLN làm giảm

chi phí thuế TNDN nhiều hơn.

Giả thuyết H2: Cơng ty có hoạt động tài chính càng hiệu quả càng ít ĐCLN làm giảm

Giả thuyết H3: Công ty ghi nhận các khoản doanh thu theo tiến độ, doanh thu nhận

trước hoặc dự phịng có khả năng ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN.

Giả thuyết H4: Cơng ty ghi nhận các khoản dự phịng có khả năng ĐCLN làm giảm

chi phí thuế TNDN.

Giả thuyết H5: Cơng ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước càng lớn càng có hành vi ĐCLN làm

giảm chi phí thuế TNDN nhiều hơn.

Giả thuyết H6: Các công ty được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn Big 4 ít có hành

vi ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN hơn, đối với các cơng ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE.

Giả thuyết H7: Các cơng ty có CEO là nữ ít có hành vi ĐCLN làm giảm chi phí thuế

TNDN hơn.

Giả thuyết H8: Trong thời kỳ được hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN, doanh

nghiệp có xu hướng ĐCLN làm tăng chi phí thuế TNDN nhằm tối ưu chi phí thuế TNDN.

Giả thuyết H9: Doanh nghiệp ghi nhận khoản chi phí thuế TNDN hỗn lại sẽ có xu

hướng ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN.

Giả thuyết H10: Khi thuế suất thuế TNDN thay đổi, doanh nghiệp có hành vi ĐCLN để

chuyển thu nhập sang năm có thuế suất thấp hơn.

Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trong đó:

- Nhóm (1): Nhóm các nhân tố quản lý - kiểm sốt; - Nhóm (2): Nhóm các nhân tố thuế TNDN;

- Nhóm (3): Nhóm các nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp; - Nhóm (4): Các biến kiểm sốt.

ĐCLN làm giảm thuế TNDN phải nộp (Y)

Quy mô công ty (X1)

Hiệu quả tài chính (X2)

Ghi nhận doanh thu nhận trước, doanh thu theo tiến

độ hoặc dự phòng (X3) Ghi nhận các khoản dự phòng (X4) Tỷ lệ sở hữu nhà nước (X5) Kiểm toán độc lập (X6) Giới tính CEO (X7) Hưởng chính sách ưu đãi TNDN (X8) Ghi nhận chi phí thuế

TNDN hỗn lại (X9) Thay đổi thuế suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)