6. Kết cấu đề tài
2.2 Lý thuyết nền
2.2.1 Lý thuyết kế toán thực chứng
Trước khi lý thuyết kế tốn thực chứng được cơng nhận và phổ biến rộng rãi, lý thuyết kế toán chuẩn tắc là nền tảng nghiên cứu và theo đuổi của các cơng trình nghiên cứu trong kế tốn. Kế tốn chuẩn tắc tập trung vào việc mơ tả hành vi. Lý thuyết kế toán chuẩn tắc chỉ cố gắng trả lời cho câu hỏi các thủ tục lập BCTC là gì mà khơng đưa ra lý do tại sao, động lực nào cần thiết phải thực hiện các thủ tục đó. Thời kỳ kế tốn chuẩn tắc, các nhà nghiên cứu thiết lập những tiêu chuẩn cho việc thực hành kế tốn. Họ ít quan tâm đến những gì xảy ra trong thực tiễn mà quan tâm nhiều đến phát triển lý thuyết và quy định điều gì sẽ xảy ra (Jayne Godfrey và cộng sự, 2010).
Lý thuyết kế toán thực chứng được bắt đầu đưa ra thảo luận từ những năm 80 của thế kỷ XX. Watts và Zimmerman (1978) cho rằng kế toán chuẩn tắc chỉ mô tả các thủ tục kế tốn mà khơng xem xét đến việc áp dụng các thủ tục đó trong thực tế sẽ có kết quả như thế nào và có thể điều chỉnh gì để các thủ tục kế toán tốt hơn. Watts và Zimmerman (1978, 1979, 1980) liên tiếp đưa ra các nhận định về kế toán thực chứng. Các tác giả cho rằng kế tốn thực chứng khơng chỉ đưa ra các mô tả thủ tục thông thường mà còn vạch ra các dự đốn thơng lệ trong tương lai. Các nghiên cứu thực chứng phát triển các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định chúng. Christenson (1983) trong nghiên cứu về kế tốn thực chứng của mình đã cho rằng kế tốn chuẩn tắc khơng có sự kết nối với thị trường thực và các lý thuyết kế tốn được đưa ra mà khơng quan tâm đến phản ứng của thị trường. Có thể nói kế tốn thực chứng giúp trả lời cho câu hỏi tại sao và động lực nào cho việc thực hiện thơng lệ kế tốn.
Lý thuyết kế toán thực chứng được vận dụng trong nhiều nhánh nghiên cứu, trong đó có ĐCLN. Những nghiên cứu ĐCLN vận dụng kế tốn thực chứng khởi đầu với thị trường vốn trong câu hỏi nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc ĐCLN và giá cổ phiếu (Fama, 1970). Khi lý thuyết kế toán thực chứng được Watts và Zimmerman (1978, 1986) giới thiệu và làm rõ, hướng nghiên cứu ĐCLN được chuyển sang việc ĐCLN thơng qua các lựa chọn chính sách kế tốn. Rath và Sun (2008) tổng kết các nghiên cứu trong thời kỳ này về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chính sách kế toán nhằm ĐCLN bao gồm: Chế độ lương, thưởng; Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu; Chi phí chính trị.
Trong giai đoạn tiếp theo, các nghiên cứu về ĐCLN sử dụng lý thuyết kế toán thực chứng hướng tới mở rộng phạm vi nghiên cứu bằng cách kết hợp các tổ hợp lựa chọn chính sách kế tốn đa dạng hơn. DA từ đó được phát triển và sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu ĐCLN. Giai đoạn gần đây, các nghiên cứu ĐCLN sử dụng DA thay vì lựa chọn chính sách kế tốn như trước (Charfeddine và cộng sự, 2013). Sử dụng
DA đem lại kết quả khách quan và chính xác hơn việc sử dụng biến chính sách kế tốn. Tuy nhiên, DA khó đo lường và phức tạp hơn (Beneish, 2001).
Có rất nhiều mơ hình đo lường định lượng DA được nghiên cứu, nổi bật là các mơ hình được giới thiệu trong các cơng trình của Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones (1991), Dechow và cộng sự (1995). Mơ hình Jones (1991) được ưa chuộng trong các nghiên cứu đo lường định lượng biến DA. Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu này, biến DA được đo lường thơng qua giá trị nhị phân (có hoặc khơng) nên mơ hình xác định DA được sử dụng là DeAngelo (1986).
Hướng nghiên cứu thực chứng về ĐCLN tập trung vào các hành vi tư lợi. Ngoài đề cập đến mục tiêu cá nhân, các nghiên cứu còn tập trung vào các lợi ích trong các mối quan hệ khác (giữa nhà quản trị và cổ đơng; doanh nghiệp và nhà đầu tư). Vì vậy, cần thiết phải xem xét các lý thuyết như: Lý thuyết đại diện; Lý thuyết thông tin bất cân xứng; Lý thuyết các bên liên quan để làm rõ động cơ, nguyên nhân của hành vi ĐCLN, hướng tới mục tiêu cụ thể của bài nghiên cứu là hành vi giảm thuế TNDN phải nộp và xác định các biến nghiên cứu cần thiết.