6. Kết cấu đề tài
2.2 Lý thuyết nền
2.2.6 Cơ sở điều chỉnh lợi nhuận
2.2.6.1 Điều chỉnh lợi nhuận dựa trên cơ sở dồn tích
Theo chuẩn mực IAS 1 thì trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, BCTC phải được lập dựa trên cơ sở dồn tích. Các nghiệp vụ kinh tế sẽ được ghi nhận vào thời điểm phát sinh mà không phân biệt đã thu chi tiền hay chưa.
Kế tốn dựa trên cơ sở dồn tích đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Đồng thời, giúp cho các nhà quản trị nhìn nhận kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty một cách sâu sắc hơn thay vì chỉ dựa vào việc thu chi tiền mặt. Kế toán dựa trên cơ sở dồn tích cịn giúp các nhà quản trị linh hoạt hơn trong việc sử dụng chính sách kế tốn, ước tính kế tốn. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho hành vi ĐCLN.
Nguyễn Hà Linh (2017) đã tổng kết các cơ sở của việc ĐCLN thơng qua dồn tích như sau:
- Dồn tích là cơ sở cho việc lập BCTC, do vậy sẽ có nhiều khả năng cho việc ĐCLN dựa trên cơ sở dồn tích hơn là dựa trên cơ sở tiền.
- Dồn tích tăng khả năng đánh giá ảnh hưởng của việc nhiều lựa chọn chính sách kế tốn thay vì đánh giá ảnh hưởng của một lựa chọn riêng lẻ.
- Vận dụng dồn tích trong ĐCLN thường khó phát hiện.
2.2.6.2 Điều chỉnh lợi nhuận thơng qua lựa chọn chính sách kế tốn
Việc lựa chọn các phương pháp kế toán và các ước tính kế tốn ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các phương pháp kế toán bao gồm: Phương pháp tính giá xuất kho; Phương pháp tính khấu hao TSCĐ; Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang; Phương pháp tính giá thành...
- Phương pháp tính giá xuất kho: Nhập trước - Xuất trước; Nhập sau - Xuất trước; Bình quân gia quyền thực chất là các giả định để tính tốn chi phí. Các phương pháp này ảnh hưởng tới giá vốn và thực tế có thể là cơng cụ để tác động tới chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp tính khấu hao đường thẳng; Phương pháp khấu hao theo sản lượng và Khấu hao giảm dần đều tác động đến chi phí của doanh nghiệp.
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Doanh nghiệp có thể lựa chọn phân bổ chi phí theo các tiêu chí khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang có ảnh hưởng tới chi phí và lợi nhuận.
Các ước tính kế tốn bao gồm các khoản đã phát sinh và các khoản chưa phát sinh. Các khoản đã phát sinh bao gồm: Dự phịng phải thu khó địi; Dự phịng giảm giá hàng tồn kho; Doanh thu nhận trước... Các khoản chưa phát sinh như chi phí trích trước. Ước tính kế tốn là những giá trị mang tính ước đốn của kế tốn viên, nó phụ thuộc nhiều vào chủ quan kế tốn viên, vì vậy nó là một cơng cụ đắc lực trong việc ĐCLN. Nguyễn Hà Linh (2017 đã chỉ ra một số cách ĐCLN thơng qua ước tính kế tốn như: giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho... Việc này cho phép nhà quản trị chuyển lợi nhuận linh hoạt giữa các kỳ kế toán. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng việc loại bỏ hoàn toàn các ước tính kế tốn là không thể. Bởi không thể xây dựng một chuẩn mực kế toán chặt chẽ đến mức quy định chi tiết mọi nghiệp vụ kinh tế. Hơn nữa, các con số kinh doanh không chỉ thể hiện “cứng nhắc” hiện tại.