6. Kết cấu đề tài
2.2 Lý thuyết nền
2.2.2 Lý thuyết kinh tế học hành vi
Watts và Zimmerman (1978) trong nghiên cứu về hành vi ĐCLN của mình đã dựa trên giả định kinh tế học hành vi con người, đó là cá nhân có xu hướng hành động vì lợi ích của bản thân. Lý thuyết này đã mở đường cho một giả thuyết trong nghiên cứu ĐLCN, giả thuyết kế hoạch thưởng. Giả thuyết này cho rằng, khi lợi nhuận của doanh nghiệp là một phần trong kế hoạch lương thưởng của nhà quản trị, các nhà quản trị sẽ tìm cách điều chỉnh lợi nhuận sang kỳ hiện tại để đáp ứng yêu cầu của cổ đông và thu lợi cho bản thân.
Trong các nghiên cứu sau này, hành vi ĐCLN của nhà quản trị cịn được giải thích là nhằm đạt được lợi ích cho tổ chức, chứ khơng chỉ để tư lợi cá nhân. Có hai xu
hướng nghiên cứu chủ yếu sử dụng giả thuyết hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu và giả thuyết về chi phí chính trị.
Giả thuyết hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu cho rằng các doanh nghiệp ĐCLN nhằm mục đích đáp ứng được các yêu cầu về vay nợ. Hành vi này có thể gây bất lợi cho các chủ nợ.
Giả thuyết chi phí chính trị cho rằng hành vi ĐCLN của nhà quản trị có động cơ xuất phát từ việc tối ưu hóa chi phí phải trả do luật định. Nhà quản trị có thể điều chỉnh giảm lợi nhuận khi chi phí phải trả tỷ lệ theo lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong các trường hợp Chính phủ có chính sách ưu đãi, nhà quản trị có thể chuyển lợi nhuận sang năm hiện tại để tối ưu lợi ích đạt được. Trong bài nghiên cứu này, giả thuyết chi phí chính trị liên quan đến các biến về thuế TNDN.