Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

6. Kết cấu đề tài

2.2 Lý thuyết nền

2.2.4 Lý thuyết thông tin bất cân xứng

Lý thuyết thông tin bất cân xứng là một lý thuyết quan trọng trong kinh tế học. Lý thuyết thông tin bất cân xứng được hiểu là khi các chủ thể tham gia giao dịch trên

thị trường, một bên nắm bắt đầy đủ thơng tin nhưng một bên lại khơng có đủ những thơng tin cần thiết dẫn đến rơi vào những quyết định bất lợi.

Lý thuyết này được bắt đầu từ nghiên cứu của Akerlof (1970) trong bài báo “Thị trường cho những quả chanh”. Tác giả đã đề cập đến khái niệm “lựa chọn bất lợi” trong thị trường khi người mua khơng có những thơng tin chính xác và kịp thời về sản phẩm nên đã đánh giá thấp giá trị sản phẩm và trả một mức giá không tương xứng với chất lượng. Điều này làm bản thân người bán cũng khơng cịn động lực để tạo ra các sản phẩm thực sự tốt. Họ có xu hướng bán những sản phẩm kém chất lượng hơn. Cuối cùng là “lựa chọn bất lợi” cho cả người mua và người bán khi người mua không mua được hàng tốt cịn người bán khơng bán được sản phẩm có giá trị cao.

Các nghiên cứu sau này tập trung vào việc khắc phục hiện tượng “lựa chọn bất lợi” thông qua việc phát triển thông tin truyền dẫn giữa các chủ thể tham gia trên thị trường. Điều này có thể thực hiện bằng cách tuyên truyền và đào tạo (Spence, 1974) hay sàng lọc để thu thập thông tin thông qua các kênh bán hàng mẫu, dùng thử (Stiglitz, 1975).

Vận dụng lý thuyết bất cân xứng thơng tin trong nghiên cứu ĐCLN có thể thấy sự mất cân đối thông tin thể hiện rõ trong các mối quan hệ giữa nhà quản trị (người nắm giữ thơng tin hoạt động của doanh nghiệp chính xác nhất) và cổ đông, các nhà đầu tư. Như đã đề cập đến trong phần lý thuyết đại diện, các nhà quản trị có thể ĐCLN để đạt được một điều khoản hợp đồng ràng buộc giữa họ với cổ đơng. Đó có thể là một yêu cầu về lợi nhuận triển vọng hoặc một đề nghị tối ưu hóa số thuế TNDN phải nộp. Nhà quản trị cũng có thể mong muốn một mức thưởng cao hơn cho những quyết sách về lợi nhuận nhằm có lợi cho cơng ty của mình. Thơng tin bất cân xứng cũng cần phải được xem như một chi phí đại diện (Barnea và cộng sự, 1981).

Các nghiên cứu về lý thuyết bất cân xứng thông tin và ĐCLN tập trung nhiều vào thị trường vốn, nhất là các đợt IPO hoặc chào bán cổ phiếu, trái phiếu của các công

ty. Liệu rằng có việc các doanh nghiệp ĐCLN tăng lên nhằm nâng cao giá trị công ty trong mắt nhà đầu tư trước hoặc sau IPO? (Gumanti, 1996). Một hướng nghiên cứu nữa là việc các công ty ĐCLN nhằm đạt được điều kiện bắt buộc của Chính phủ khi niêm yết (Haw và cộng sự, 2005).

Trên giác độ doanh nghiệp, thơng tin bất cân xứng cịn được thể hiện trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan Chính phủ, bao gồm cơ quan thuế. Tại Việt Nam điều này càng trở nên rõ rệt khi số lượng doanh nghiệp bị truy thu thuế ngày càng nhiều và tính chất, phạm vi vụ việc ngày càng lớn. Cơ quan thuế khó có thể nắm bắt được hết thông tin hoạt động của doanh nghiệp. Lý thuyết thơng tin bất cân xứng vì thế cần phải được xét đến như một lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu về các nhân tố tác động đến hành vi ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)