6. Kết cấu đề tài
2.3 Các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu
2.3.2 Các nhân tố thuộc nhóm thuế thu nhập doanh nghiệp
Các nhân tố thuộc nhóm thuế TNDN trong các nghiên cứu trước đây bao gồm Hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN; Ghi nhận chi phí thuế TNDN hỗn lại và Thay đổi thuế suất thuế TNDN. Verbruggen, Christaens và Milis (2008) cho rằng một trong những động cơ để cơng ty ĐCLN đó là việc đối phó với những chính sách thuế của Chính phủ. Các chính sách về thuế bao gồm việc ban hành các quy định về ưu đãi thuế cho doanh nghiệp hay các chính sách về thuế suất. Thuế suất có thể thay đổi theo từng thời kỳ, tùy theo hoàn cảnh kinh tế - xã hội cụ thể của thời kỳ đó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có xu hướng ĐCLN sao cho đạt được lợi ích tối đa từ các chính sách thuế của
Chính phủ. Điều này cũng được đề cập đến trong nghiên cứu tại Việt Nam của Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015).
2.3.2.1 Hƣởng chính sách ƣu đãi thuế TNDN
Holland và cộng sự (2003), Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015) đều cho kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa việc hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN và hành vi ĐCLN. Cụ thể, khi Chính phủ ban hành một chính sách thuế ưu đãi và đi kèm với nó là các điều khoản bắt buộc về thu nhập, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh thu nhập của năm ưu đãi nhằm đáp ứng yêu cầu về các điều khoản đó. Trường hợp khác, Chính phủ quy định ưu đãi thuế trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp sẽ có động lực chuyển thu nhập qua khoảng thời gian đó nhằm tận dụng thuế suất ưu đãi, để có số chi phí thuế TNDN tối ưu nhất. Bài nghiên cứu đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa biến Hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN và Hành vi ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN như sau:
Giả thuyết H8: Trong thời kỳ được hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN, doanh
nghiệp có xu hướng ĐCLN làm tăng chi phí thuế TNDN nhằm tối ưu chi phí thuế TNDN.
2.3.2.2 Ghi nhận các khoản thuế TNDN hoãn lại
Các khoản thuế TNDN hoãn lại là một trong những dấu hiệu của việc ĐCLN. Kết luận này được rút ra bởi các nghiên cứu của John Phillips và cộng sự (2003), Holland và cộng sự (2002), Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015). Các nghiên cứu đều thống nhất về mối tương quan thuận chiều giữa biến Ghi nhận chi phí thuế TNDN hỗn lại và Hành vi ĐCLN.
Giả thuyết H9: Doanh nghiệp ghi nhận khoản chi phí thuế TNDN hỗn lại sẽ
có xu hướng ĐCLN làm giảm chi phí thuế TNDN.
Ajay Adhikari và cộng sự (2005), Bùi Thị Mai Hoài và cộng sự (2015), Bing- Xuan Lin và cộng sự (2011) nghiên cứu hành vi ĐCLN trong những giai đoạn mà thuế suất thuế thu nhập có nhiều biến động do các chính sách điều chỉnh của Chính phủ hay do những tác động khách quan khác do biến động kinh tế. Tuy rằng hoàn cảnh nghiên cứu khác nhau nhưng các tác giả đều đưa ra giả thuyết về mối quan hệ thuận chiều giữa việc thay đổi thuế suất thuế TNDN và ĐCLN. Các tác giả lập luận rằng các doanh nghiệp ĐCLN nhằm chuyển phần thu nhập sang giai đoạn có thuế suất thấp để chỉ phải chịu mức thuế thấp hơn và tối ưu số thuế phải nộp.
Giả thuyết H10: Khi thuế suất thuế TNDN thay đổi, doanh nghiệp có hành vi
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương này, bài nghiên cứu trình bày các khái niệm cơ bản về ĐCLN và thuế TNDN, mối quan hệ giữa hành vi ĐCLN và thuế TNDN. Bài nghiên cứu đồng thời trình bày các lý thuyết nền của bài nghiên cứu, bao gồm: Lý thuyết kế toán thực chứng; Lý thuyết đại diện; Lý thuyết thông tin bất cân xứng; Lý thuyết về các bên liên quan. Bài nghiên cứu phân tích và đưa ra lý do sử dụng các biến độc lập trong bài nghiên cứu này, đưa ra cách đo lường các biến, các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Các biến và các giả thuyết nghiên cứu này được đưa vào mơ hình nghiên cứu trong Chương 3.
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU