Những khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 34)

6. Kết cấu đề tài

2.1 Những khái niệm cơ bản

2.1.1 Điều chỉnh lợi nhuận 2.1.1.1 Khái niệm

ĐCLN được đề cập đến từ những năm 80 của thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu ban đầu tập trung vào hành vi thay đổi lợi nhuận, “làm mượt lợi nhuận” có chủ đích của các nhà quản trị. Các nghiên cứu tiến bộ sau này đã làm rõ ĐCLN có thể đi theo hai con đường. Một là ĐCLN nhằm gian lận về số liệu BCTC, đem lại lợi ích cho các nhà quản trị, đó có thể là lợi ích cá nhân của bản thân nhà quản trị hoặc lợi ích cho doanh nghiệp, lợi ích đầu tư, lợi ích thuế. Hai là ĐCLN nhằm thay đổi báo cáo các con số tài chính nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật về tài chính - kế tốn và trong khn mẫu cho phép.

Davidson và cộng sự (1987) định nghĩa ĐCLN là một quá trình mà ở đó các nhà quản trị thay đổi BCTC theo ý đồ của mình nhằm đạt được mức lợi nhuận mong muốn trong khn khổ các ngun tắc kế tốn chung đã được thừa nhận.

Schipper (1989) đề cập đến khía cạnh cơng bố thơng tin và lợi ích cá nhân nhà quản trị trong khái niệm ĐCLN của mình. Theo đó, ĐCLN là việc nhà quản trị can thiệp vào q trình cơng bố thơng tin tài chính của doanh nghiệp để mang lại các lợi ích cá nhân cho mình trong chừng mực nhất định.

Watts và cộng sự (1990) đã đưa ra một khái niệm về ĐCLN mang tính tổng quát cao. Tác giả đề cập đến việc ĐCLN có thể là các điều chỉnh số liệu kế tốn trong giới hạn cho phép hoặc cố ý sai phạm ngồi quy định. ĐCLN có thể vì mục tiêu gia tăng giá trị doanh nghiệp hoặc cũng có thể vì các mục tiêu tư lợi khác.

Từ những năm 2000, khái niệm ĐCLN khơng có nhiều sự khác biệt mà chỉ hướng tới các mục tiêu riêng biệt cụ thể của việc thay đổi số liệu BCTC. Healy và cộng sự (1999) nhấn mạnh ảnh hưởng của ĐCLN lên q trình cung cấp thơng tin. Cụ thể là việc các nhà quản trị can thiệp chủ quan vào BCTC nhằm cung cấp thơng tin tài chính khơng chính xác cho các cổ đơng hay nhằm đạt được một điều khoản hợp đồng nào đó (Ví dụ như hợp đồng tín dụng với các ngân hàng, hợp đồng cam kết của nhà quản trị với doanh nghiệp).

Ronen và cộng sự (2007) cho rằng ĐCLN khơng phải ln ln xấu và khơng có một ranh giới rạch ròi để dễ dàng phân biệt hành vi ĐCLN gian lận và hành vi ĐCLN ở mức cho phép.

Như vậy có thể thấy ĐCLN có thể là một cách thức hợp pháp để các nhà quản trị đưa các con số tài chính về gần hơn với “mức chuẩn”. Công cụ được sử dụng bởi các nhà quản trị là các chính sách kế tốn và ước tính kế tốn. Các chính sách kế tốn và ước tính kế tốn này nếu nằm trong vùng cho phép thì hồn tồn có thể chấp nhận được. Nhưng chúng cũng có thể bị lợi dụng để trở thành công cụ điều chỉnh bất hợp pháp nếu các điều chỉnh này được thực hiện ở ngồi khn khổ cho phép.

Bài nghiên cứu này tập chung vào việc ĐCLN để giảm thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp. Mục đích này khơng phải ln luôn xấu. Trong trường hợp thuế TNDN được điều chỉnh đúng theo pháp luật và quy định, nó chắc chắn được chấp nhận.

2.1.1.2 Mục đích của hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Các nghiên cứu về ĐCLN từ các giai đoạn trước đến nay đều đưa ra nguyên nhân của việc ĐCLN bắt nguồn từ các nhà quản trị. Các nhà quản trị là những người nắm rõ tình hình hoạt động và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp hơn cả (Nguyễn Hà Linh, 2017). Sự can thiệp của các nhà quản trị bao gồm việc tác động lên BCTC thơng

qua các chính sách kế tốn, ước tính kế tốn của doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích cho bản thân nhà quản trị hoặc nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Mục đích tư lợi bản thân của nhà quản trị là chủ đề nghiên cứu xuyên suốt giai đoạn đầu tiên trong những năm 80, 90 của thế kỉ XX (nâng cao lương, thưởng, chế độ đãi ngộ cho nhà quản trị; giảm giá trị cổ phiếu khi nhà quản trị mua lại).

Healy (1985) cho rằng các nhà quản trị sẽ tìm cách ĐCLN để phù hợp với mức thu nhập mà ở đó họ nhận được mức thưởng tối đa.

DeAngelo (1986) đưa ra giả thuyết về việc các nhà quản trị ĐCLN để giám giá cổ phiếu, trước khi họ mua chúng.

Các giai đoạn tiếp theo, các nghiên cứu ĐCLN mở rộng phạm vi nghiên cứu sang mục đích của doanh nghiệp, cổ đơng (nâng cao giá trị doanh nghiệp, thu hút đầu tư; mục tiêu chính trị; nâng cao uy tín cho doanh nghiệp…).

Gumanti (1996) trong nghiên cứu về hành vi ĐCLN của mình đối với các cơng ty niêm yết lần đầu chào bán cổ phiếu (IPO), phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu tại Indonesia đưa ra giả thuyết về việc các cơng ty tìm cách ĐCLN tăng lên để nâng cao giá trị công ty trong mắt các nhà đầu từ, nhờ vậy giá cổ phiếu chào bán cũng được tăng lên.

Giả thuyết này tiếp tục được đề cập trong nghiên cứu của Haw và cộng sự (2005) về các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 1994-1998. Mặc dù các quy định bắt buộc đối với một công ty niêm yết lần đầu tại Trung Quốc ngày càng thắt chặt trong giai đoạn 1996-1998 (bắt buộc ROE từ 10% trở lên trong ba năm liên tiếp) nhưng số công ty IPO trong giai đoạn này thậm chí tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước đó từ năm 1994-1995. Tác giả tìm ra kết quả chấp nhận giả thuyết các công ty điều chỉnh tăng lợi nhuận để đáp ứng các yêu cầu của luật về việc niêm yết.

Các doanh nghiệp cũng có thể ĐCLN để theo đuổi mục tiêu tối ưu thuế TNDN, bao gồm việc chuyển thu nhập sang năm có thuế suất thuế TNDN thấp hơn; ĐCLN để đáp ứng các quy định về ưu đãi thuế TNDN.

Jones (1991) nghiên cứu hành vi ĐCLN của các công ty tại Mỹ khi có ưu đãi của Chính phủ. Cụ thể, các cơng ty sẽ điều chỉnh giảm lợi nhuận của mình khi Chính phủ có chính sách ưu đãi cho các cơng ty lỗ.

Ajay Adhikari và cộng sự (2005) cũng chỉ ra rằng, đối với các công ty Malaysia, trong các giai đoạn thuế suất thuế TNDN giảm, doanh nghiệp có xu hướng ĐCLN để giảm nghĩa vụ thuế phải nộp.

Christaens và cộng sự (2008) trong nghiên cứu tổng kết của mình đã nêu rõ việc các công ty ĐCLN là nhằm tránh thuế và các mục đích chính trị khác.

Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã khái quát các mục đích của hành vi ĐCLN thành các nhóm khác nhau. Nguyễn Hà Linh (2017) chia các mục đích của việc ĐCLN thành các mục chính:

- ĐCLN nhằm thu hút vốn đầu tư khi doanh nghiệp tiến hành IPO hoặc chào bán cổ phiếu, trái phiếu;

- ĐCLN để nâng cao chế độ lương, thưởng cho cá nhân nhà quản trị; - ĐCLN để tối ưu thuế TNDN theo ưu đãi hoặc đáp ứng quy định về ưu đãi khi có quy định mới của Chính phủ;

- Các mục đích khác (giảm giá cổ phiếu khi các nhà quản trị mua cổ phiếu của cơng ty, trì hỗn thơng tin xấu về doanh nghiệp do ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp hay để đáp ứng các điều khoản hợp đồng vay vốn, hợp đồng cam kết của nhà quản trị với doanh nghiệp…).

Tuy nhiên tác giả không đề cập đến một mục đích quan trọng khác là ĐCLN nhằm làm giảm thuế TNDN phải nộp (bao gồm việc tránh thuế, trốn thuế hoặc điều chỉnh giảm theo đúng khuôn khổ pháp luật quy định).

Mục đích giảm thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp nằm trong hướng mục đích vì lợi ích doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này chỉ xác định việc có hành vi giảm thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp hay không và các nhân tố tác động đến hành vi này mà khơng đi sâu vào phân tích mục đích cụ thể của việc giảm thuế (đó có thể là mục đích giảm thuế trong khn khổ hoặc các mục đích tiêu cực như trốn thuế, tránh thuế).

2.1.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.2.1 Khái niệm 2.1.2.1 Khái niệm

Theo Chuẩn mực số 17 về thuế TNDN thì:

“Chi phí thuế TNDN (hoặc thu nhập thuế TNDN): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hỗn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.

Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành.”

2.1.2.2 Xác định thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế theo quan điểm kế tốn và thuế có sự khác biệt. Trong khi kế tốn xác định thu nhập tính thuế dựa theo các chuẩn mực kế tốn và sự lựa chọn chính sách kế tốn thì theo quan điểm của thuế, thu nhập tính thuế dựa trên các quy định, luật thuế về ghi nhận doanh thu và chi phí hợp lý, hợp lệ. Các khoản chênh lệch này có thể

có thể ghi nhận các khoản dự phòng lớn hơn so với căn cứ của thuế để gia tăng chi phí, giảm thu nhập và số thuế TNDN phải nộp. Trong thời gian doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế, doanh nghiệp cũng có thể ghi nhận các khoản dự phịng nhỏ hơn hoặc kéo dài thời gian khấu hao tài sản để tận dụng tối đa chi phí thuế được giảm.

2.1.3 Mối quan hệ giữa điều chỉnh lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện hành vi ĐCLN nhằm các mục tiêu thay đổi số thuế TNDN phải nộp như sau:

- Ổn định lợi nhuận, giảm thiểu biến động lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước hoặc so với kế hoạch đã đặt ra thơng qua chi phí thuế TNDN hoãn lại (Holland và cộng sự, 2003; John Phillips và cộng sự, 2003);

- Để tránh bị bị lỗ thơng qua chi phí thuế TNDN hỗn lại (John Phillips và cộng sự, 2003);

- Tận dụng ưu đãi thuế, hoặc sự thay đổi thuế suất để tối ưu chi phí thuế TNDN (Ajay Adhikari và cộng sự, 2005; Bing-Xuan Lin và cộng sự, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nghiên cứu thực nghiệm tại các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)