6. Kết cấu đề tài
2.2 Lý thuyết nền
2.2.3 Lý thuyết đại diện
Khi hình thức cơng ty Cổ phần xuất hiện, lý thuyết đại diện cũng được xây dựng như một sự kiện quan trọng để đưa ra nhận định về mâu thuẫn tất yếu giữa hai bên, một bên là người ủy nhiệm (cổ đông) và một bên là người được ủy nhiệm (nhà quản trị). Lý thuyết đại diện đề cập tới việc xung đột mục tiêu giữa các cổ đông và nhà quản trị, khi cổ đông là người nắm giữ quyền sở hữu doanh nghiệp nhưng lại trao quyền quản lý tài sản cho các nhà quản trị. Trong khi các cổ đông hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp thì các nhà quản trị lại mong muốn có được lợi ích cá nhân cao nhất. Đó có thể là các chế độ về lương, thưởng hay việc đạt được một cam kết trong hợp đồng ràng buộc giữa các nhà quản trị và cổ đông. Điều này là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc ĐCLN của các nhà quản trị được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu giai đoạn đầu đã nêu ở trên.
Adam Smith (1776) đã sớm đề cập đến việc phân tách giữa quyền sở hữu tài sản của cổ đông và quyền quản lý tài sản của các nhà quản trị. Tuy nhiên ông không đưa ra
diện của mình đã nhận định sâu sắc về việc sự phân tách quyền hạn này sẽ gây ra một rủi ro rất lớn cho các cổ đông và doanh nghiệp khi mà các nhà quản trị có thể lợi dụng quyền quản lý của mình để đem lại lợi ích cho bản thân và gây thiệt hại cho công ty. Các tác giả đã đưa ra lập luận rằng cần thiết phải có một giải pháp nào đó cho vấn đề này, để các cổ đơng có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của cơng ty và hành vi quản lý của các nhà quản trị. Nhận định này đã góp phần giúp hình thành lên BCTC, báo cáo kế tốn. Và đó là cơng cụ quản lý thơng tin tài chính hiện đại đầu tiên của các cổ đông, cũng là công cụ được các nhà quản trị vận dụng để làm “nhiễu” thơng tin thay vì đơn thuần là việc cung cấp thơng tin như mục tiêu ban đầu, vốn có của nó.
Coarse (1937) đề cập đến công cụ khác giúp ràng buộc trách nhiệm giữa cổ đông và các nhà quản trị, từ đó giảm thiểu các nguy cơ lạm quyền của nhà quản trị, đó là hợp đồng. Tác giả mô tả doanh nghiệp như một mạng lưới liên kết thông qua các ràng buộc hợp đồng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, để đạt được các điều khoản hợp đồng, các nhà quản trị cũng sẵn sàng thay đổi thông tin BCTC. Healy và cộng sự (1999) đã đề cập đến vấn đề này trong bài nghiên cứu về ĐCLN của mình.
Như vậy có thể thấy, thơng tin trung thực là điều quan trọng nhất giúp các cổ đơng kiểm sốt hoạt động quản lý của các nhà quản trị. Thông tin được công bố thông qua các BCTC, báo cáo kế toán. Đồng thời trách nhiệm của các nhà quản trị cũng được ràng buộc qua hợp đồng. Nhưng người nắm chính xác thơng tin nhất là các nhà quản trị và người can thiệp trực tiếp vào hoạt động của cơng ty cũng là họ. Vì vậy nếu các nhà quản trị muốn, thơng tin vẫn có thể sai lệch khi đến với các cổ đơng. Đó là một trong các lý do tại sao cần thiết phải đề cập đến lý thuyết thông tin bất cân xứng.