6. Kết cấu đề tài
2.2 Lý thuyết nền
2.2.5 Lý thuyết các bên liên quan
Freeman (1984) đã giới thiệu lý thuyết các bên liên quan như một lý thuyết khác biệt với lý thuyết giá trị cổ đông. Lý thuyết giá trị cổ đơng coi lợi ích của cổ đơng được đặt lên hàng đầu và lợi nhuận là điều mà bất cứ công ty nào cũng theo đuổi. Còn lý thuyết các bên liên quan cho rằng công ty không chỉ quan tâm đến lợi ích của cổ đơng mà cịn phải quan tâm đến lợi ích của các bên liên quan khác. Jeswald Salacuse (2004) định nghĩa bên liên quan là các đối tượng bị các hoạt động của doanh nghiệp tác động tới. Đó có thể là: Nhà đầu tư, chủ nợ, người lao động, Nhà nước… và cả cổ đông. Lý thuyết các bên liên quan cho rằng cơng ty cần phải cân bằng lợi ích của các bên liên quan. Nhưng trong thực tế khơng thể nào cân bằng lợi ích của tất cả các bên liên quan được bởi bản thân các đối tượng này có sự xung đột về lợi ích. Ví dụ: Khi kinh doanh thua lỗ, cơng ty buộc phải cắt giảm chi phí nhân cơng. Như vậy là xung đột giữa lợi ích của cổ đông và người lao động. Hoặc doanh nghiệp ln muốn nộp thuế ít đi nhưng cơ quan thuế lại muốn thu thuế nhiều hơn…
Đối với các nghiên cứu về ĐCLN, lý thuyết các bên liên quan là lý thuyết nền tảng quan trọng. Trong khi các nghiên cứu ĐCLN sử dụng lý thuyết kế toán thực chứng tập trung vào nhà quản trị với các hành vi vì tư lợi cá nhân, các nghiên cứu sử dụng lý thuyết đại diện nhấn mạnh mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đơng và nhà quản trị, các nghiên cứu sử dụng lý thuyết thông tin bất cân xứng hướng tới việc cung cấp thông tin giữa cổ đông và nhà quản trị hoặc doanh nghiệp với nhà đầu tư thì lý thuyết các bên liên quan lại có phạm vi nghiên cứu rộng hơn. Đó khơng chỉ là quan hệ giữa nhà quản trị với cổ đơng mà cịn là quan hệ giữa nhà quản trị và các đối lượng liên quan khác hay quan hệ giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của các chủ thể khác như Chính phủ, các nhà đầu tư, khách hàng…
Healy và cộng sự (1999), Roychowdhury (2006) cho rằng các công ty ĐCLN nhằm làm cho các bên liên quan hiểu lầm về việc các mục tiêu BCTC của doanh nghiệp đã đạt được.
Mattingly và cộng sự (2009) lại cho rằng việc thực hiện quản trị cơng ty có liên hệ tới quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan. Theo đó khi doanh nghiệp thực hiện tốt cơng tác quản trị cơng ty của mình thì mối quan hệ tốt với các bên liên quan cũng được duy trì và chất lượng thơng tin BCTC cao hơn, khả năng ĐCLN thấp hơn.
Nghiên cứu đề cập tới lý thuyết các bên liên quan vì mục tiêu làm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới việc ĐCLN làm giảm số chi phí thuế TNDN của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp điều chỉnh giảm số chi phí thuế TNDN có nhiều động cơ. Tuy nhiên động cơ chính là nhằm phục vụ cho lợi ích của cổ đơng và doanh nghiệp. Điều này mâu thuẫn với mục tiêu của chính quyền và cơ quan thuế, khi những bên liên quan này luôn muốn tối đa số thuế phải nộp của doanh nghiệp. Điều này cũng mâu thuẫn với mong muốn của các nhà đầu tư khi các con số tài chính có thể bị bóp méo vì hành vi điều chỉnh vượt kiểm soát. Xem xét động cơ ĐCLN trong những mối quan hệ và góc nhìn khác nhau giúp lựa chọn đầy đủ hơn các nhóm biến nghiên cứu. Đó là nhóm biến
thuộc đặc điểm doanh nghiệp, nhóm biến thuộc đặc điểm kiểm sốt - quản lý của hội đồng quản trị, CEO hay nhóm biến thuế TNDN.