CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
3.1. Khái niệm CLTD ngân hàng và các tiêu chí đánh giá CLTD ngân hàng
3.1.1. Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng: Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá
nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho th tài chính và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo ngun tắc có hồn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Luật số 47/2010/QH12, 2010).
Bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro,
tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Như vậy, thực chất của bảo đảm tiền vay là biện pháp để phịng ngừa rủi ro, theo đó, tùy từng đối tượng khách hàng cụ thể, TCTD sẽ áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay khác nhau. Vai trò của bảo đảm tiền vay:
Đối với ngân hàng: Bảo đảm tiền vay góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các TCTD, hạn chế tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TCTD trong các giao dịch dân sự.
Đối với khách hàng: Bảo đảm tiền vay là động lực thúc đẩy, nâng cao tinh thần, trách nhiệm trả nợ của khách hàng. Vì nếu để TCTD phát mãi tài sản để thu hồi nợ, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cuộc sống gia đình và các mối quan hệ xã hội.
Đối với nền kinh tế: Bảo đảm tiền vay giúp cho nguồn vốn từ TCTD dễ dàng chảy vào nền kinh tế, giúp gia tăng hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo động lực cho nền kinh tế phát triển.
3.1.2. Khái niệm CLTD ngân hàng
CLTD thường được tiếp cận từ ba khía cạnh: CLTD đối với khách hàng vay vốn; CLTD đối với ngân hàng và CLTD đối với chính phủ.
Đối với khách hàng vay vốn: CLTD được thể hiện ở chỗ số tiền mà ngân
hàng cho vay phải có lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc, quy định cấp tín dụng.
Đối với ngân hàng: CLTD được thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín
dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với ngun tắc hồn trả đúng hạn và có lãi. Đối với một ngân hàng thì nên cấp tín dụng với mức độ và trong phạm vi nhất định để thoả mãn một cách tốt nhất khách hàng của mình.
Đối với chính phủ: CLTD được thể hiện ở việc tín dụng phục vụ sản xuất
và lưu thơng hàng hố, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy q trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.
Luận văn của tác giả tiếp cận khái niệm CLTD theo khía cạnh đối với ngân hàng, dưới góc độ nhà quản trị ngân hàng để đánh giá rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
3.1.3. Các tiêu chí chủ yếu đánh giá CLTD ngân hàng
Tùy theo khía cạnh tiếp cận, hiện có nhiều chỉ tiêu đánh giá CLTD của ngân hàng, chẳng hạn tiếp cận theo vấn đề về tỷ suất sinh lời từ hoạt động cấp tín dụng; Chỉ tiêu sử dụng vốn; Chỉ tiêu về năng lực tài chính của ngân hàng; Chỉ tiêu về mức độ an tồn trong hoạt động cấp tín dụng; Chỉ tiêu phản ánh năng lực quản lý hoạt động cấp tín dụng; … Trên cơ sở tiếp cận khái niệm CLTD dưới góc độ đánh giá rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, tác giả trình bày một số chỉ tiêu về mức độ an tồn trong hoạt động cấp tín dụng như sau:
- Nhóm nợ: Các khoản nợ tại ngân hàng được phân thành 5 nhóm: (Nội dung trình bày chi tiết việc phân loại nhóm nợ xem tại Phần 01 – Phần thơng tin bổ sung)
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn;
Nhóm 2: Nợ cần chú ý;
Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn;
Nhóm 4: Nợ nghi ngờ;
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
Theo đó, nợ xấu là các khoản nợ được phân thành nhóm 3 đến nhóm 5. - Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu: là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá CLTD của ngân hàng, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Nếu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị đánh giá là có CLTD thấp và ngược lại. Tuy nhiên, nợ xấu là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động cấp tín dụng, do đó, điều quan trọng là ngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể. Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được. Tại Việt Nam, tỷ lệ này được khuyến nghị ở mức dưới 3%.
- Dư nợ có TSBĐ/Tổng dư nợ: Tỷ lệ này phản ánh mức độ bù đắp tổn thất cho
ngân hàng khi khoản cấp tín dụng gặp rủi ro, khách hàng không trả được nợ và lãi đúng kỳ hạn. Tỷ lệ này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng càng giảm. - Dự phịng rủi ro tín dụng: Đây là mức chi phí mà mỗi ngân hàng phải trích lập
từ lợi nhuận chưa trích lập dự phịng rủi ro tín dụng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc trích lập rủi ro tín dụng căn cứ vào tình trạng dư nợ và các tỷ lệ trích lập rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tương ứng với tình trạng dư nợ đó. - Tỷ lệ mất vốn: Tỷ lệ mất vốn = Số tiền vốn bị tổn thất Tổng dư nợ x 100% Một ngân hàng có tỷ lệ mất vốn càng lớn thì CLTD càng thấp. - Tỷ lệ xóa nợ:
Tỷ lệ xóa nợ = Số tiền nợ được xóa
Tổng dư nợ x 100%
Số tiền được xóa nợ hàng năm sẽ được hạch tốn vào chi phí trong kỳ làm lợi nhuận của ngân hàng giảm tương ứng.