Đơn vị tính: tỷ đồng Ngành\Năm 2015 % 2016 % 2017 % 2018 % Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình 45.070 38,59% 61.168 42,29% 80.966 44,34% 93.833 42,26% Hoạt động kinh doanh bất động sản 19.078 16,33% 17.794 12,3% 33.590 18,39% 43.341 19,52% Kinh doanh xe ô tô các loại 7.755 6,64% 11.228 7,76% 22.150 12,13% 24.644 11,1% Xây dựng 6.368 5,45% 6.035 4,17% 7.796 4,27% 19.234 8,67% Công nghiệp chế biến, chế tạo 9.643 8,26% 16.637 11,5% 12.096 6,62% 11.938 5,38%
16 ngành nghề
khác 28.890 24,73% 31.811 21,98% 26.068 14,25% 28.971 13,07%
Tổng dư nợ 116.804 100% 144.673 100% 182.666 100% 221.961 100%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của VPBank) Theo bảng 4.3, hai mảng kinh doanh của hộ gia đình và kinh doanh bất động sản (trong đó có mua, xây sửa nhà để ở) ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ trong 04 năm, từ năm 2015 – 2018. Theo đó, 02 mảng này chiếm tỷ trọng lần lượt trong 04 năm là 54,92%; 54,59%; 62,73%; 61,78%. Điều này hoàn toàn phù hợp với phân khúc khách hàng chủ đạo của VPBank trong thời gian qua là khách hàng cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân.
4.2. Các nguyên nhân chính tạo nên nợ xấu cao tại VPBank
4.2.1. Nguyên nhân từ việc liên tục gia tăng quy mơ của VPBank
Như đã trình bày trong Chương 2, quy mơ của VPBank có sự tăng trưởng vượt bậc từ năm 2010 đến năm 2018 và hiện vẫn đang tiếp tục phát triển cả về tổng tài sản, lợi nhuận, dư nợ cho vay khách hàng và thị phần. Hệ quả là nợ nhóm 2 và nợ xấu tại VPBank cũng gia tăng mạnh mẽ (số liệu chi tiết trình bày trong Chương 2). Điều này cho thấy do chính sách mở rộng quy mơ, thị phần và gia tăng tổng tài sản (trong đó có gia tăng dư nợ cho vay khách hàng) là một trong những yếu tố trọng yếu tạo nên sự gia tăng nợ nhóm 2 và nợ xấu tại VPBank. Trong thời gian tới, áp lực về việc giữ vững thị phần, giữ vững quy mô ngân hàng trong bối cảnh kinh tế biến động khó lường, có nhiều dấu hiệu, dự báo về việc suy giảm kinh tế trong tương lai gần sẽ là một thách thức không nhỏ đối với VPBank.
Biểu đồ 4.1: Tổng tài sản, tổng dư nợ và nợ cần chú ý, nợ xấu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của VPBank) Theo biểu đồ 4.1 trên cho thấy, Tổng tài sản của VPBank tăng trưởng khoảng 18% đến 35% hàng năm, trung bình từ năm 2012 đến năm 2018, mỗi năm tăng trưởng khoảng 21%. Theo đó, tổng dư nợ cho vay khách hàng cũng có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng trưởng khoảng 22% đến 49% hàng năm, trung bình từ năm 2012 đến năm 2018, mỗi năm tăng trưởng khoảng 35%. Hệ quả là nợ cần chú ý, nợ xấu tăng mạnh qua các năm, bình quân mỗi năm tăng khoảng 38%, tăng từ mức 3.934 tỷ đồng năm 2012 lên mức 19.434 tỷ đồng năm 2018. Như vậy, việc tăng tưởng quy mô tại VPBank là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng nợ cần chú ý, nợ xấu do áp lực phải gia tăng tổng tài sản, tăng tổng dư nợ cho vay khách hàng.
4.2.2. Nguyên nhân từ chất lượng nhân sự của VPBank
Trình độ chun mơn của CBBH tại ĐVKD chưa cao. Trách nhiệm thẩm định ban đầu, tiếp xúc khách hàng và thu thập hồ sơ vay vốn thuộc về CBBH tại ĐVKD, Phòng tái thẩm định tại hội sở chỉ thẩm định lại hồ sơ vay vốn chủ yếu dựa trên bề mặt hồ sơ do ĐVKD cung cấp, hầu như không tiếp xúc với khách hàng cũng như hạn
chế thẩm định định thực tế vì lý do số lượng hồ sơ phải xử lý cùng lúc nhiều và hạn chế về thời gian, chi phí. Tuy nhiên, tiêu chí tuyển dụng hàng đầu đối với CBBH đó là kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp và ngoại hình ưa nhìn, các tiêu chí về trình độ chun mơn về tín dụng ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, phân tích dự án đầu tư chỉ là tiêu chí thứ yếu và khơng được mơ tả rõ ràng trong bảng tin tuyển dụng. Ngoài ra, thực tế xảy ra hiện tượng CBBH tại ĐVKD có tâm lý ỷ lại CB TTĐ tại hội sở, chỉ đơn thuần tìm kiếm khách hàng, thu thập hồ sơ và chuyển hồ sơ về hội sở xem xét nhằm không mất nhiều thời gian, công sức cho cơng tác thẩm định, từ đó đạt được chỉ tiêu kinh doanh được giao.
Tác giả trích dẫn tiêu chí tuyển dụng vị trí chuyên viên khách hàng SME trên website của VPBank hiện nay