Các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 36 - 42)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD ngân hàng

CLTD của ngân hàng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, bao gồm: (1) Các yếu tố vĩ mô như mơi trường pháp lý, chính sách kinh tế của Nhà nước, môi trường kinh tế, xã hội, tăng trưởng GDP, lạm phát, … (2) Các yếu tố vi mô thuộc về ngân hàng như

rủi ro tín dụng trong quá khứ, quy mơ ngân hàng, rủi ro đạo đức, chính sách – quy trình tín dụng, chất lượng nhân sự, … (3) Các yếu tố thuộc về khách hàng vay vốn như khả năng tài chính của người vay, đạo đức của người vay, uy tín của người vay, … Trong phạm vi giới hạn của luận văn và cách thức tiếp cận CLTD ngân hàng từ khía cạnh nhà quản trị ngân hàng đánh giá rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, tác giả trình bày các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến CLTD thuộc về ngân hàng.

Tác giả tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD ngân hàng bằng sơ đồ 3.1 dưới đây:

Biểu đồ 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD ngân hàng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Xét trên góc độ các yếu tố nội tại thuộc về ngân hàng, rủi ro tín dụng có thể chịu tác động bởi một số yếu tố sau:

Rủi ro tín dụng hiện tại chịu tác động bởi rủi ro tín dụng trong quá khứ: Theo

kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Nga (2016) khi sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm tốn cơng bố trên website của 22 ngân hàng thương mại tại Việt Nam và dữ liệu được thu thập từ website của Ngân hàng Thế giới trong giai đoạn

Chất lượng tín dụng ngân hàng Rủi ro tín dụng trong q khứ

Quy mơ ngân hàng Lý thuyết rủi ro đạo đức Quy trình, chính sách tín dụng của ngân hàng Chất lượng nhân sự của ngân hàng Các yếu tố khác

2008-2015 đã chỉ ra rằng: Rủi ro tín dụng hiện tại chịu tác động bởi rủi ro tín dụng trong quá khứ, việc quản lý tốt rủi ro tín dụng hiện tại sẽ giúp giảm nợ xấu trong tương lai. Nguồn thu nhập chính của các ngân hàng từ hoạt động tín dụng nên áp lực tăng trưởng tín dụng ở tốc độ cao có thể dẫn đến việc chất lượng nợ suy giảm, đẩy nợ xấu gia tăng. Do đó ngân hàng cần kiểm sốt rủi ro tín dụng; đa dạng hóa các khoản vay; sử dụng nghiệp vụ bán nợ; sử dụng các công cụ phái sinh; hợp đồng quyền chọn; …

Quy mơ ngân hàng có quan hệ cùng chiều với nợ xấu ngân hàng: Theo kết

quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh (2018) đối với 15 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2016 đã chỉ ra rằng: các ngân hàng có quy mơ càng lớn thì nguy cơ gia tăng nợ xấu càng cao do áp lực mở rộng tăng trưởng tín dụng dẫn đến việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng và cho vay đa dạng đối tượng khách hàng.

Lý thuyết rủi ro đạo đức: Theo Keeton và Morris (1987), khi vốn chủ sở hữu

ngân hàng thấp sẽ làm gia tăng rủi ro đạo đức do tăng rủi ro của các khoản vay, dẫn đến nợ xấu nhiều hơn. Vì vậy theo lý thuyết này thì vốn chủ sở hữu ngân hàng và rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều. Một số nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả phù hợp với lý thuyết này có thể kể đến như nghiên cứu của Berger và cs. (2013); Waemustafa và cs. (2015) nghiên cứu các ngân hàng ở Malaysia từ năm 2000 đến 2010 với kết quả cho thấy vốn ngân hàng tác động có ý nghĩa đến rủi ro tín dụng.

Chính sách tín dụng của từng ngân hàng: Đây là kim chỉ nam cho hoạt động

tín dụng của mỗi ngân hàng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng hay thất bại trong lĩnh vực cấp tín dụng tại ngân hàng. Nếu một chính sách tín dụng của ngân hàng mang tính cạnh tranh với các ngân hàng khác, duy trì được các khách hàng hiện hữu, thu hút thêm lượng khách hàng mới thì chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng đó được đánh giá cao và ngược lại.

Quy trình tín dụng của ngân hàng: Quy trình tín dụng của ngân hàng phải phân

việc cần thực hiện từ khâu tìm kiếm khách hàng, hồn thiện hồ sơ vay vốn, thẩm định khách hàng, phê duyệt khoản vay, giải ngân và quản lý khoản vay sau giải ngân. Nếu một ngân hàng thực hiện chuẩn các bước của quy trình tín dụng trong một mức thời gian hợp lý thì CLTD và hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ được nâng cao và ngược lại.

Chất lượng nhân sự của ngân hàng: Chất lượng nhân sự là yếu tố quyết định

đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong cơng tác cấp tín dụng nói riêng. Hơn nữa, hoạt động tín dụng ngân hàng có những đặt thù riêng địi hỏi nhân sự phải có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo không vi phạm các quy tắc đạo đức trong kinh doanh, đem lại sự tin tưởng đối với khách hàng.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng: Bộ phận này phải hoạt

động song song với cơng tác cấp tín dụng của ngân hàng nhằm quản trị được rủi ro tiềm ẩn trong q trình cấp tín dụng. Để thực hiện tốt cơng tác này, ngân hàng cần có đội ngũ nhân sự giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, đạo đức tốt đồng thời ngân hàng phải có chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm hướng cho công tác cấp tín dụng đi đúng quy trình, quy định. Có như vậy, CLTD mới được nâng cao.

Hệ thống công cụ đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng vay vốn: Hiện nay

các ngân hàng thường đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng vay vốn thơng qua cơng cụ xếp hạng tín dụng nội bộ. Việc này cho phép ngân hàng tự động hóa, tổng hợp tất cả các thông tin đầu vào để xếp hạng khách hàng một cách nhanh chóng từ đó làm cơ sở cho việc phê duyệt cấp tín dụng và áp dụng các chính sách liên quan một cách phù hợp.

Cơng tác tổ chức bộ máy: Nhân tố này không những tác động đến CLTD mà

còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức được sắp xếp khoa học, phân công công việc rõ ràng, cụ thể, tăng cường sự gắn kết, trao đổi thơng tin giữa các bộ phận thì hiệu quả cơng việc sẽ gia tăng đáng kể, một mặt đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng, mặt khác vẫn đảm bảo được cơng tác quản lý tín dụng an tồn hơn.

Ngồi ra, cịn có nhiều yếu tố khác thuộc về nội tại ngân hàng có tác động mạnh mẽ đến hoạt động cấp tín dụng và chất lượng dư nợ cho vay như: Hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống cảnh báo sớm, hệ thống điều tra gian lận, … Nếu cải thiện được các yếu tố trên sẽ tạo nên một ngân hàng có chất lượng tài sản nói chung và chất lượng dư nợ cho vay khách hàng nói riêng tốt, từ đó giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

Trên đây là các yếu tố thuộc về ngân hàng, sẽ đầy đủ hơn nếu xét thêm về các yếu tố tác động đến CLTD thuộc về khách hàng vay vốn. Các nhân tố có thể kể đến cả về định tính lẫn định lượng như sau:

 Đối với cá nhân, hộ kinh doanh: nguồn thu nhập trả nợ, mục đích sử dụng vốn, uy tính của người vay.

 Đối với doanh nghiệp: khả năng tài chính của người vay, năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực quản trị doanh nghiệp, uy tính của người vay, triển vọng ngành nghề, …

3.3. Tóm tắt chương

Trong Chương 3, tác giả trình bày khái niệm về CLTD ngân hàng, đây là đối tượng nghiên cứu của luận văn. Ngoài ra, tác giả lược khảo các nghiên cứu hiện nay về các yếu tố ảnh hưởng đến CLTD ngân hàng, bao gồm các yếu tố vĩ mô, các yếu tố vi mô thuộc về ngân hàng và các yếu tố thuộc về khách hàng vay vốn. Việc lược khảo này làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng nợ cần chú ý, nợ xấu tại VPBank và phân tích nguyên nhân của thực trạng này. Chi tiết sẽ được tác giả trình bày trong Chương 4 tiếp theo.

CHƯƠNG 4

NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CHƯA CAO TẠI VPBANK

Trong Chương 3, tác giả lược khảo một số yếu tố ảnh hưởng đến CLTD ngân hàng, đây là cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu, xác định nguyên nhân tạo nên CLTD chưa cao tại VPBank. Trong Chương 4 này, tác giả đối chiếu các giả thuyết tại Chương 3 với thực trạng vấn đề tại VPBank, từ đó xác định chính xác ngun nhân tạo nên CLTD chưa cao tại VPBank.

Các yếu tố vĩ mơ tuy có tác động mạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng, nhưng về cơ bản các yếu tố này đã và đang tác động một cách đồng bộ lên hệ thống ngân hàng, tức là VPBank và các ngân hàng khác đều chịu tác động như nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ nhóm 2 trở lên tại VPBank lại cao hơn các ngân hàng khác trong cùng hệ thống, điều đó chứng tỏ các nhân tố vĩ mơ chưa phải là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện trạng nợ xấu tại VPBank. Do đó, tác giả thực hiện phân tích một số yếu tố nội tại thuộc về VPBank nhằm xác định nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng nợ xấu tại VPBank. Căn cứ kết quả phân tích số liệu và đánh giá hoạt động thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng tại VPBank, tác giả xác định 07 nguyên nhân chính sau:

(i) Nguyên nhân từ việc liên tục gia tăng quy mô của VPBank (ii) Nguyên nhân từ chất lượng nhân sự của VPBank

(iii) Nguyên nhân từ chính sách tín dụng của VPBank (iv) Nguyên nhân từ quy trình tín dụng của VPBank (v) Ngun nhân từ chất lượng thẩm định tại VPBank

(vi) Nguyên nhân từ cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tn thủ tại VPBank (vii) Nguyên nhân từ công tác xử lý nợ xấu tại VPBank

Theo đó, nội dung chi tiết của 07 vấn đề trên sẽ được lần lượt trình bày tại phần 4.2 dưới đây sau khi phân tích thực trạng dư nợ cho vay tại VPBank tại phần 4.1.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)