Giải pháp về quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 68 - 70)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

5.1. Giải pháp hạn chế nợ xấu tại VPBank và kế hoạch thực hiện

5.1.3. Giải pháp về quy trình cấp tín dụng

 Đối với luồng A:

 Khắc phục tính “máy móc” bằng cách bổ sung quy định về thẩm định thực tế khách hàng do cán bộ thẩm định thực hiện, từ đó sẽ hiểu biết thêm về tình hình của khách hàng vay vốn nhằm đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp hơn với tình hình thực tế của khách hàng.

 Sửa đổi các quy định của sản phẩm theo hướng các thơng số tính tốn, các tiêu chí chỉ mang tính định hướng để đánh giá khách hàng, vì bản chất các số liệu của báo cáo tài chính có độ tin cậy chưa cao, do đó việc dựa vào các số liệu này để ra quyết định cấp tín dụng là chưa thật sự phù hợp.

 Bổ sung cơ chế phê duyệt ngoại lệ theo tiêu chí định hướng của sản phẩm, nhằm tạo cơ chế cho các hồ sơ có mức cấp tín dụng dưới 20 tỷ đồng vẫn thực hiện trình sang luồng A. Ngoài ra, các hồ sơ có mức cấp tín dụng dưới 20 tỷ đồng thì bắt buộc phải trình luồng A, trường hợp trình luồng B thì phải giải trình lý do cụ thể và được sự phê duyệt của cán bộ quản lý cấp vùng/khu vực trở lên.

 Đối với luồng B: Trước tiên, cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm tải số lượng hồ sơ cần xử lý, từ đó giúp giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ tại luồng B và nâng cao chất lượng thẩm định tại luồng B.

Đơn giản hóa quy trình cấp tín dụng: Đối với quy trình thẩm định hiện tại, cần

bổ sung, điều chỉnh một số nội dung sau:

 Bổ sung quy định về các tiêu chí loại ngay (knock out) khi ĐVKD gửi hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, bao gồm các tiêu chí về nợ xấu, loại hồ sơ buộc phải có khi gửi hồ sơ lên thẩm định nhằm hạn chế tình trạng hồ sơ khách hàng đang bị nợ xấu hoặc thiếu chứng từ cơ bản nhưng ĐVKD vẫn gửi hồ sơ lên hệ thống làm quá tải không cần thiết.

 Đối với việc định giá một số loại TSBĐ đơn giản như phương tiện vận chuyển thơng dụng, đã có bảng giá tại VPBank, định giá quyền địi nợ theo cơng thức chuẩn đã quy định, cần phân cấp thẩm quyền định giá cho ĐVKD tự thực hiện

 Cần bổ sung vào quy trình hiện tại phương thức trình và duyệt ngun tắc từ chối cấp tín dụng: Khi đánh giá sơ bộ hồ sơ hoặc thẩm định thực tế, trường hợp CB TTĐ đủ cơ sở để từ chối cấp tín dụng mà khơng cần phải phân tích chun sâu hồ sơ, cần có cơ chế trình và duyệt nguyên tắc từ chối cấp tín dụng ngay từ đầu nhằm mục tiêu đẩy nhanh thời gian xử lý hồ sơ, dành thời gian và chi phí cho các hồ sơ khác.

 Cần bổ sung vào quy trình một số loại hồ sơ khơng cần qua Phòng Tái thẩm định: chẳng hạn hồ sơ thay đổi điều kiện không làm tăng thêm rủi ro cho ngân hàng, hồ sơ đổi chấp TSBĐ, hồ sơ thay đổi thông tin pháp lý, hồ sơ xuất mượn tài sản, hồ sơ gia hạn thời gian thực hiện điều kiện tín dụng, … Tức ĐVKD sẽ trình trực tiếp cho cấp phê duyệt theo thẩm quyền, có thể cho phép trình qua mail để đơn giản hóa thủ tục.

Ủy quyền phê duyệt tín dụng cho cấp quản lý vùng/khu vực: Theo đó, ĐVKD sẽ

trình hồ sơ cấp tín dụng cho cấp phê duyệt là Giám đốc vùng theo một hạn mức cụ thể mà không cần thông qua bộ phận tái thẩm định hội sở nhằm đơn giản hóa và đẩy nhanh tiến độ xử lý các hồ sơ nhỏ. Theo phương án này, để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tách bạch người đề xuất, người thẩm định và người phê duyệt theo quy định của pháp luật, mỗi vùng/khu vực cần thiết lập bộ phận thẩm định chung cho vùng/khu vực nhằm thực hiện chức năng thẩm định các hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp quản lý vùng/khu vực.

Hiện đại hóa các phần mềm quản lý tín dụng: Cần tích hợp hệ thống cảnh báo

sớm, xếp hạng tín dụng khách hàng để giảm tải công việc nhập liệu cho ĐVKD. Ngoài ra, đối với các hồ sơ khơng thuộc về cấp tín dụng, cần giảm bớt lượng thơng tin cần nhập để đơn giản hóa thủ tục. Trong tương lai cần phát triển giải pháp phê duyệt online nhằm đáp ứng yêu cầu về số hóa ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)