Nguyên nhân từ chính sách tín dụng của VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 47 - 54)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

4.2. Các nguyên nhân chính tạo nên nợ xấu cao tại VPBank

4.2.3. Nguyên nhân từ chính sách tín dụng của VPBank

4.2.3.1. Chính sách cho vay khơng có bảo đảm tiền vay đang là một trong những nguyên nhân chính tạo nên CLTD ở mức thấp tại VPBank

Đối với hoạt động tín dụng, VPBank được đánh giá là một trong những ngân hàng có nhiều sản phẩm tín dụng chun biệt, đi sâu vào từng phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Hơn nữa, phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME với loại hình cho vay khơng có biện pháp bảo đảm đang là đối tượng tạo ra nhiều rủi ro nợ xấu cho VPBank. Theo đó, tác giả lược khảo một số quy định liên quan đến đối tượng này và một số quy định có thể kể đến như: Quy định về cho vay khơng có TSBĐ dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp; Quy định về việc chứng minh nguồn trả nợ từ tài sản tích lũy đối với khách hàng cá nhân; Quy định về nhận và quản lý TSBĐ là quyền đòi nợ đối với khách hàng doanh nghiệp; Quy định về bao thanh toán đối với khách hàng doanh nghiệp; … Trong đó, chính sách về cho vay khơng có TSBĐ dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang được cả hệ thống VPBank triển khai một cách mạnh mẽ, vì những lẽ sau: (1) Hồ sơ, thủ tục vay vốn đơn giản; (2) Quy trình phê duyệt nhanh gọn; (3) Lãi suất cho vay cao so với mặt bằng chung của thị trường, tạo hiệu quả về mặt tài chính; (4) Số tiền cho vay nhỏ nên

dễ dàng tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Tuy nhiên hệ quả kèm theo là rủi ro tín dụng tăng cao vì cho vay khơng có TSBĐ dẫn đến ý thức trả nợ của người vay khơng cao; Khi xảy ra nợ xấu thì khả năng thu hồi rất thấp do khơng có TSBĐ; Lãi suất cho vay cao chỉ phù hợp với đối tượng khách hàng đang khó khăn về tài chính, từ đó ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cho ngân hàng; …

Căn cứ theo BCTC trong giai đoạn 04 năm, từ năm 2015 đến năm 2018, tác giả phân loại dư nợ cho vay khách hàng theo bảo đảm tiền vay. Mục đích phân loại nhằm tách dư nợ có bảo đảm tiền vay và khơng có bảo đảm tiền vay, từ đó làm cơ sở đánh giá các chính sách tín dụng của VPBank.

Bảng 4.5: Phân loại dư nợ theo bảo đảm tiền vay tại VPBank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

Có bảo đảm tiền vay 86.936 74% 101.311 70% 124.082 68% 151.370 68% Không có bảo đảm tiền vay 29.868 26% 43.362 30% 58.584 32% 70.591 32% Tổng cộng 116.804 100% 144.673 100% 182.666 100% 221.961 100%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của VPBank) Theo bảng 4.5, dư nợ cho vay khơng có bảo đảm tiền vay chiếm tỷ trọng khoảng 26% - 32% trong 04 năm gần đây. Xét về xu hướng, dư nợ cho vay khơng có bảo đảm tiền vay đang có xu hướng tăng, tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ.

Nếu phân tách nợ cần chú ý, nợ xấu theo từng nhóm nợ có bảo đảm tiền vay và khơng có bảo đảm tiền vay, khi đó, nhóm tạo nên nhiều nợ cần chú ý, nợ xấu được làm rõ như sau:

Bảng 4.6: Nhóm nợ theo bảo đảm tiền vay tại VPBank

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2015 % 2016 % 2017 % 2018 % Có bảo đảm tiền vay 86.936 100,0% 101.311 100,0% 124.082 100,0% 151.370 100,0% + Nợ đủ tiêu chuẩn 81.725 94,0% 95.430 94,2% 113.573 91,5% 141.598 93,5% + Nợ cần chú ý 3.100 3,6% 3.828 3,8% 6.946 5,6% 5.650 3,7% + Nợ xấu 2.111 2,4% 2.054 2,0% 3.563 2,9% 4.122 2,7% Khơng có bảo đảm tiền vay 29.868 100,0% 43.362 100,0% 58.584 100,0% 70.591 100,0% + Nợ đủ tiêu chuẩn 24.988 83,7% 37.081 85,5% 50.237 85,8% 60.929 86,3% + Nợ cần chú ý 3.846 12,9% 4.127 9,5% 5.710 9,7% 6.018 8,5% + Nợ xấu 1.034 3,5% 2.153 5,0% 2.637 4,5% 3.644 5,2% Tổng dư nợ 116.804 - 144.673 - 182.666 - 221.961 -

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của VPBank) Theo bảng 4.6, trong mỗi nhóm thì nợ cần chú ý, nợ xấu tại nhóm khơng có bảo đảm tiền vay lại đang chiếm tỷ lệ lớn trên tổng dư nợ khơng có bảo đảm tiền vay. Ngược lại, nhóm nợ cần chú ý, nợ xấu tại nhóm có bảo đảm tiền vay lại đang chiếm tỷ lệ thấp trên tổng dư nợ có bảo đảm tiền vay.

Hơn nữa, mặc dù dư nợ cho vay khơng có bảo đảm tiền vay chiếm tỷ trọng khoảng 26% - 32% trong 04 năm gần đây, nhưng nợ cần chú ý, nợ xấu lại chiếm tỷ lệ khoảng 50% trong tổng nợ cần chú ý, nợ xấu tại VPBank. Điều này cho thấy nhóm dư nợ khơng có bảo đảm tiền vay đang có nhiều rủi ro và là ngun nhân chính tạo nên thực trạng nợ cần chú ý, nợ xấu tại VPBank cao nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Bảng 4.7: Nợ cần chú ý, nợ xấu theo bảo đảm tiền vay Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2015 % 2016 % 2017 % 2018 % Nợ cần chú ý, nợ xấu của nhóm có bảo đảm tiền vay 5.211 51,6% 5.882 48,4% 10.509 55,7% 9.772 50,3% Nợ cần chú ý, nợ xấu của nhóm khơng có bảo đảm tiền vay 4.880 48,4% 6.281 51,6% 8.347 44,3% 9.662 49,7% Tổng Nợ cần chú ý, nợ

xấu của VPBank 10.091 100,0% 12.162 100,0% 18.856 100,0% 19.434 100,0%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của VPBank)

4.2.3.2. Rủi ro từ các sản phẩm của VPBank

Phân khúc khách hàng chủ đạo của VPBank là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp SME, bảng 4.8 dưới đây nói lên điều này.

Bảng 4.8: Phân loại dư nợ theo đối tượng khách hàng tại VPBank

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2015 % 2016 % 2017 % 2018 %

Công ty Nhà nước hoặc do Nhà nước giữ quyền chi phối

3.455 3,0% 3.829 2,6% 4.517 2,5% 3.409 1,5% Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân 50.314 43,1% 49.395 34,1% 59.907 32,8% 89.574 40,4% Hộ kinh doanh, cá nhân 62.235 53,3% 89.973 62,2% 117.376 64,3% 128.504 57,9% Khác 800 0,7% 1.476 1,0% 866 0,5% 474 0,2% Tổng dư nợ 116.804 100,0% 144.673 100,0% 182.666 100,0% 221.961 100,0%

Căn cứ theo bảng 4.8 trên, phân khúc cho vay cá nhân và hộ gia đình là phân khúc chủ đạo của VPBank trong các năm qua, đứng thứ hai là cho vay các doanh nghiệp khơng có vốn Nhà nước, doanh nghiệp SME. Như vậy, các sản phẩm chủ lực của VPBank gồm có:

 Đối với cá nhân, hộ gia đình: vay tiêu dùng, vay mua ơ tơ, vay mua bất động sản, xây sửa nhà, vay mua căn hộ chung cư, … đây chủ yếu là các khoản vay trung, dài hạn.

 Đối với doanh nghiệp SME: khoản vay chiếm tỷ trọng lớn thường là cho vay dự án bất động sản, các dự án đầu tư khác, phần nhỏ cho vay đầu tư tài sản cố định.

Trên cơ sở đó, tác giả tóm tắt một số quy định liên quan đến việc cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME mà theo tác giả đánh giá đây là những quy định/sản phẩm mang lại rủi ro cao cho VPBank.

Đối với khách hàng cá nhân:

(i) Sản phẩm cho vay tiêu dùng khơng có TSBĐ:

 Số tiền cho vay: Tối đa 10 tháng lương bình quân.

 Thời hạn vay tối đa: 60 tháng.

 Mục đích vay: Tiêu dùng mua sắm vật dụng gia đình.

 Điều kiện vay vốn: Các điều kiện về hồ sơ pháp lý chung; Khách hàng có thu nhập từ lương, mức thu nhập sau thuế từ 4,5 triệu đồng/tháng trở lên, tại các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính, sự nghiệp.

 TSBĐ: Khơng có TSBĐ.

Rủi ro theo đánh giá của tác giả:

 VPBank chấp nhận chứng minh nguồn thu nhập của người vay từ hợp đồng lao động và xác nhận lương của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các cơng ty có quy mơ nhỏ hoạt động theo kiểu gia đình. Các cơng ty, tổ chức nơi cá nhân vay vốn làm việc hồn tồn khơng có liên kết, khơng có trách nhiệm hỗ trợ VPBank

trong cơng tác thu hồi nợ, do đó, đối tượng cá nhân vay vốn là các công nhân ở tỉnh lên các thành phố lớn lao động thường là đối tượng chính tạo nên nợ xấu.

 Rủi ro khi cho vay khơng có TSBĐ. (ii) Sản phẩm vay nhà đất:

 Số tiền cho vay: Tối đa 10 tỷ đồng.

 Thời hạn vay tối đa: 300 tháng.

 Mục đích vay: Mua bất động sản; Hoàn vốn bất động sản; Xây, sửa chữa nhà ở.

 Điều kiện vay vốn: Các điều kiện về hồ sơ pháp lý chung; Có nguồn thu nhập từ lương, từ hộ kinh doanh, từ cơng ty; Nguồn thu nhập từ tài sản tích lũy và các nguồn khác.

 TSBĐ: Bất động sản; Bất động sản là căn hộ, đất nền dự án chưa có giấy chủ quyền; TSBĐ khác được chấp nhận.

Rủi ro theo đánh giá của tác giả:

 Vay sửa chữa nhà nhưng tiêu chí về Giấy phép xây dựng được cho phép ngoại lệ, không yêu cầu bắt buộc, việc kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng chỉ giao cho ĐVKD nên khả năng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích là rất lớn.

 Chấp nhận chứng từ chứng minh nguồn thu là xác nhận lương của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các cơng ty có quy mơ nhỏ hoạt động theo kiểu gia đình; Nguồn thu từ kinh doanh của hộ kinh doanh không thể thẩm định, xác thực số liệu; Chính sách nguồn thu từ tài sản tích lũy.

 Chấp nhận các bất động sản chưa có giấy chủ quyền, dẫn đến việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ gặp khó khăn, kéo dài. Đây là vấn đề đáng quan ngại tại VPBank trong thời gian qua.

Đối với khách hàng SME: Quy định cấp tín dụng khơng có TSBĐ dành cho khách hàng SME (Sản phẩm Bil):

 Số tiền cho vay: Tối đa 5 tỷ đồng.

 Thời hạn vay tối đa: Tùy theo mục đích vay, khơng giới hạn thời gian tối đa đối với vay trung dài hạn để đầu tư tài sản cố định.

 Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động; Đầu tư tài sản cố định.

 Điều kiện vay vốn: Các điều kiện về hồ sơ pháp lý chung; Báo cáo tài chính khơng bị lỗ, khơng bị mất cân đối vốn; Khơng có nợ nhóm 2 theo CIC thời điểm đề nghị cấp tín dụng; Doanh nghiệp đã thành lập 3 năm trở lên; …

 TSBĐ: Khơng có TSBĐ.

Rủi ro theo đánh giá của tác giả:

 Lãi suất cho vay của sản phẩm khá cao, do đó đối tượng khách hàng chấp nhận vay vốn thường là các doanh nghiệp đang khó khăn về tài chính.

 Điều kiện vay vốn được đánh giá là khá nhẹ nhàng, không thẩm định thực tế, chỉ dựa vào số liệu của báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Do đó, khó có thể xác định tình hình kinh doanh thực tế hiện tại của khách hàng.

 Rủi ro khi cho vay khơng có TSBĐ.

Như vậy, phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME, loại hình cho vay khơng có TSBĐ với mục đích vay tiêu dùng, mua bất động sản và bổ sung vốn kinh doanh là đối tượng chính tạo nên nợ xấu tại VPBank. Do đó, trong thời gian tới, VPBank nhất thiết phải hoàn thiện thêm các quy định sản phẩm điển hình bên trên và các quy định tương tự, nhằm khắc phục được vấn đề cốt lõi gây nên nợ xấu trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)