CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
4.2. Các nguyên nhân chính tạo nên nợ xấu cao tại VPBank
4.2.5. Nguyên nhân từ chất lượng thẩm định trong quy trình thẩm định, phê
Chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào các nhân sự tham gia vào quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng. Cơng tác thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi nó giúp cho quyết định cho vay của ngân hàng đảm bảo khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu được nhiều rủi ro. Theo đó, một số tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại như: Tỷ lệ nợ quá; Tỷ lệ khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích; Chi phí thẩm định; Thời gian thẩm định; Mức độ chính xác, tồn diện của nội dung và kết luận thẩm định tín dụng; …
Tác giả Cao Văn Thành (2008) cho thấy rằng, hoạt động thẩm định tín dụng là yếu tố quyết định đến CLTD, điều này thể hiện trên 03 phương diện chính sau:
Thứ nhất: Thơng qua hoạt động thẩm định tín dụng, các TCTD mới có thể đảm bảo vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng trả nợ cao.
Thứ hai: Thơng qua hoạt động thẩm định tín dụng, các TCTD có đủ cơ sở để loại bỏ các phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư kém hiệu quả, từ đó hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể phát sinh.
Thứ ba: Hoạt động thẩm định tín dụng sẽ tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng và tăng trưởng tín dụng an tồn, hiệu quả và bền vững. Đây là vai trò quan trọng đối với mỗi định chế tài chính trung gian, bởi lẽ vốn sử dụng cho vay là vốn các TCTD huy động từ vốn nhàn rỗi của nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, vai trị “chọn mặt gửi vàng” của thẩm định tín dụng cho phép đảm bảo vốn tín dụng tuần hồn và chu chuyển hiệu quả, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng tại luồng B chưa cao vì các lẽ: Tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu ở mức cao; Thời gian xử lý hồ sơ đối với riêng khâu thẩm định còn lâu; Tình trạng khách hàng vay vốn sử dụng vốn sai mục đích cịn nhiều.
Chi tiết thời gian xử lý hồ sơ của bộ phận thẩm định tại hội sở được trình bày chi tiết tại Phần 05 - Phần thông tin bổ sung. Căn cứ báo cáo xử lý hồ sơ từng tháng
được lập bởi Phịng Tái thẩm định khách hàng SME Phía Nam, tác giả tổng hợp lại thời gian xử lý hồ sơ thực tế như sau:
Bảng 4.9: Thời gian thẩm định hồ sơ
STT Loại hồ sơ Số lượng hồ sơ Giá trị trung bình khoản vay (triệu đồng) Số giờ làm việc trung bình trên 1 hồ
sơ theo quy định (giờ) Thời gian xử lý trung bình 01 hồ sơ thực tế (giờ) Tỷ lệ số giờ thực tế so với quy định 1 Hồ sơ cấp tín dụng mới 702 40.882 25 54 216% 2 Hồ sơ tái cấp tín dụng 294 39.140 23 25 109%
3 Thay đổi điều
kiện 824 57.925 12 15 125%
Tổng 1.820 81.970.259
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo SLA tại VPBank) Theo Bảng 4.9, thời gian trung bình phục vụ cho công tác thẩm định hồ sơ tại hội sở VPBank khoảng 6,8 ngày làm việc (08 giờ/ngày) đối với hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng mới; 3,1 ngày làm việc đối với hồ sơ tái cấp tín dụng của khách hàng hiện hữu và 1,9 ngày làm việc đối với hồ sơ thay đổi điều kiện cấp tín dụng. Hơn nữa, khâu thẩm định tín dụng chỉ là một khâu trong quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng, do đó, nếu tính tổng thời gian từ lúc khách hàng gửi đầy đủ hồ sơ đến khi có quyết định phê duyệt, giải ngân sẽ mất rất nhiều thời gian, có thể lên đến 30 ngày, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của khách hàng và chưa phù hợp với chất lượng phục vụ, mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng hiện nay.
Nguyên nhân của hiện trạng chất lượng thẩm định chưa cao vì: (1) Số lượng hồ sơ tín dụng trình qua luồng B lớn, tạo nên tình trạng quá tải hồ sơ, mỗi chuyên viên cùng lúc xử lý từ 5 – 6 hồ sơ nên áp lực rất lớn, tâm lý muốn xử lý nhanh chóng hồ sơ nên chất lượng thẩm định không cao, chủ yếu dựa vào TSBĐ. (2) Nội dung thẩm định còn dàn trải, chưa chuyên sâu theo từng đối tượng khách hàng, đặt biệt là khách
hàng SME, do đó sẽ mất thời gian không cần thiết và chưa phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
4.2.6. Nguyên nhân từ cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tn thủ tại VPBank Rủi ro phát sinh từ việc chưa triển khai một cách mạnh mẽ, chủ động trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tuân thủ và phòng chống gian lận tại VPBank. Hiện
tại, VPBank đã xây dựng đầy đủ quy trình, quy định về kiểm tra, kiểm sốt tn thủ trong hoạt động cấp tín dụng, từ khâu tiếp thị, bán hàng đến công tác thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng và cơng tác quản lý khoản vay sau giải ngân. Theo đó, VPBank xây dựng 03 tuyến bảo vệ như sau:
Tuyến bảo vệ thứ nhất:
Trách nhiệm: Nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro phát sinh tại VPBank, báo cáo kịp thời, đầy đủ khi phát hiện các rủi ro phát sinh. Đơn vị thực hiện: Các ĐVKD; Các Đơn vị vận hành – hỗ trợ: Khối Tín
dụng, Khối Vận hành.
Tuyến bảo vệ thứ hai:
Trách nhiệm: Xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật.
Đơn vị thực hiện: Khối Quản trị rủi ro, Khối Pháp chế và Kiểm soát tuân thủ.
Tuyến bảo vệ thứ ba:
Trách nhiệm: Kiểm tốn nội bộ đối với trụ sở chính, chi nhánh, các đơn vị phụ thuộc khác của VPBank và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
Đơn vị thực hiện: Khối Kiểm toán nội bộ.
Tuy nhiên, riêng đối với hoạt động cấp tín dụng, tác giả đánh giá việc triển khai thực tế công tác kiểm tra, kiểm sốt tn thủ và phịng chống gian lận tại VPBank là chưa thật sự mạnh mẽ, vì lẽ rằng các hồ sơ cấp tín dụng do ĐVKD cung cấp chưa có độ tin cậy cao. Nguyên nhân của thực trạng này có thể do đội ngũ chun mơn của
bộ phận kiểm tra, kiểm sốt tn thủ và phịng chống gian lận cịn mỏng, trong khi quy mơ của VPBank lại lớn, số lượng hồ sơ vay nhiều và phân bổ rộng khắp cả nước nên trong thời gian qua, các bộ phận này chỉ có thể tác nghiệp đối với các thông tin nghi vấn do Khối Tín dụng, Khối Vận hành cung cấp, chưa chủ động lập kế hoạch kiểm tra định kỳ các ĐVKD.
4.2.7. Nguyên nhân từ công tác xử lý nợ xấu tại VPBank chưa đạt hiệu quả cao cao
Công tác xử lý nợ xấu cũng là một trong những hoạt động quan trọng nhằm góp phần giải quyết tình trạng nợ xấu tại ngân hàng. Tại VPBank, hoạt động xử lý nợ có vấn đề được ngân hàng rất chú trọng và triển khai một cách mạnh mẽ. Cụ thể về cơ chế, chính sách xử lý nợ, VPBank đã ban hành đầy đủ các quy trình, quy định liên quan đến hoạt động quản lý, xử lý nợ có vấn đề, quy định trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và xử lý nợ có vấn đề đến từng bộ phận có liên quan. Theo đó, VPBank có 02 luồng xử lý nợ có vấn đề như sau: (1) Quy trình xử lý nợ có vấn đề trong nội bộ VPBank với cấp phê duyệt là Hội đồng xử lý nợ, các Chuyên gia phê duyệt xử lý nợ; (2) Công tác xử lý nợ tại Công ty TNHH Quản lý Tài sản VPBank (Công ty AMC). Mặt khác, các hoạt động thu hồi nợ của VPBank cũng diễn ra mạnh mẽ, trong đó một số hoạt động chưa phù hợp chuẩn mực đã tạo nên những điểm đen gây xôn xao dư luận, ảnh hưởng đến uy tính, thương hiệu VPBank trên thị trường.
Tuy nhiên, công tác xử lý nợ xấu tại các TCTD nói chung và tại VPBank nói riêng mặc dù đang được các ngân hàng chú trọng và đẩy mạnh nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả tích cực do cịn vướng nhiều quy định pháp lý như việc thu giữ tài sản thế chấp, đấu giá tài sản, thuế, việc xét xử trong các vụ án và các quy định pháp lý khác; Thị trường mua bán nợ chưa phát triển; … Do đó, mặc dù có sự chung tay của các cấp có thẩm quyền và tồn hệ thống TCTD, việc xử lý nợ xấu vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Tác giả đánh giá công tác xử lý nợ xấu rõ ràng có ảnh hưởng lớn đến CLTD tại ngân hàng nhưng đây là một vấn đề quan trọng và phức tạp, nhất thiết phải được
nghiên cứu trong một chuyên đề riêng biệt. Do đó, tác giả khơng trình bày chun sâu về vấn đề này trong luận văn.
4.3. Kết luận
Các nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng CLTD chưa cao tại VPBank trong thời gian qua
Trên cơ sở các nguyên nhân xác định bên trên, tác giả lược khảo các giải pháp của các cơng trình nghiên cứu hiện có và chọn lọc các giải pháp khắc phục phù hợp với VPBank. Nội dung các giải pháp được trình bày trong Chương 5 tiếp theo.
Chất lượng tín dụng của VPBank
chưa cao
01. Nguyên nhân từ việc liên tục gia tăng quy mô của VPBank
02. Nguyên nhân từ chất lượng nhân sự của VPBank
03. Nguyên nhân từ chính sách tín dụng của VPBank
04. Ngun nhân từ quy trình tín dụng của VPBank
05. Ngun nhân từ chất lượng thẩm định trong quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng tại luồng B của VPBank chưa cao 06. Ngun nhân từ cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tuân thủ tại VPBank
07. Nguyên nhân từ công tác xử lý nợ xấu tại VPBank chưa đạt hiệu quả cao
4.4. Tóm tắt chương
Trong Chương 4, tác giả trình bày 07 ngun nhân chính gây nên tình trạng nợ cần chú ý, nợ xấu cao tại VPBank từ đó tạo nên hệ quả là CLTD thấp so với các ngân hàng cùng hệ thống. Trên cơ sở phân tích sâu các nguyên nhân, tác giả xác định nguyên ngân cốt lõi nhằm làm cơ sở để đưa ra các giải pháp khắc phục thiết thực, chính xác và phù hợp với VPBank nhằm giúp VPBank từng bước nâng cao CLTD trong thời gian tới.
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI VPBANK VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Dựa trên kết quả xác định các nguyên nhân cốt lõi tạo nên CLTD chưa cao tại VPBank được trình bày trong Chương 4, tác giả đề xuất một số giải pháp áp dụng tại VPBank. Theo đó, tác giả đề xuất 05 giải pháp thiết thực, gắn liền với hoạt động cấp tín dụng tại VPBank, kế hoạch thực hiện giải pháp và trình bày một số tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện.
5.1. Giải pháp hạn chế nợ xấu tại VPBank và kế hoạch thực hiện
Trên cơ sở các giải pháp lược khảo tại mục 5.1 bên trên, tác giả phân tích, đánh giá và lựa chọn giải pháp phù hợp với VPBank, chi tiết các giải pháp như sau:
5.1.1. Giải pháp về con người
Phân cấp tiêu chí tuyển dụng đầu vào đối với nhân sự kinh doanh: Theo đó, cần
nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng đối với các nhân sự được phân cơng tìm kiếm, chăm sóc các khách hàng là doanh nghiệp, cần có chính sách đãi ngộ và thu hút nhân sự có kinh nghiệm, có chun mơn và cần giao chỉ tiêu ở mức vừa phải nhằm tạo điều kiện cho nhân sự gắn bó lâu dài tại VPBank. Trong mọi trường hợp, nhất thiết cần xóa bỏ tư tưởng nhân sự kinh doanh chỉ là người bán hàng, khơng có mục tiêu và định hướng gắn bó lâu dài với ngân hàng vì hệ quả của tư tưởng này là người kinh doanh sẽ tìm mọi giải pháp để bán được hàng nhằm đạt doanh số và lương, thưởng trong ngắn hạn, tạo ra nhiều rủi ro cho VPBank trong hoạt động cấp tín dụng.
Đào tạo chun mơn, nghiệp vụ: Cần phải liên tục đào tạo kiến thức chuyên
mơn cho các nhân sự tại VPBank nói chung và các nhân sự liên quan đến hoạt động tín dụng nói riêng. Nội dung đào tạo: những vấn đề về tài chính kế tốn, tín dụng, pháp luật về thuế, luật hơn nhân gia đình, luật doanh nghiệp, luật kinh doanh bất động sản, luật nhà ở, kỹ năng đàm phán, giao tiếp, các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm
thẩm định thực tế, giải đáp vướng mắc về pháp lý, … thơng qua các khóa đào tạo nội bộ, các buổi hội thảo và các khóa đào tạo ngắn hạn bên ngoài.
Đào tạo tập trung: Tần suất thực hiện khoảng 03 tháng/lần thông qua các lớp đào tạo nội bộ, thuê giảng viên bên ngoài. Mỗi phịng ban hội sở, ĐVKD có thể đăng ký và cử đại diện khoảng hai nhân sự đi học sau đó về trình bày tóm tắt lại cho các nhân sự khác trong phòng cũng như cung cấp các tài liệu có liên quan. Kết thúc các đợt học và tự đào tạo, thực hiện kiểm tra năng lực chuyên môn thông qua việc tổ chức kiểm tra trực tiếp trên toàn hệ thống, kết quả kiểm tra sẽ được ghi nhận vào hồ sơ, lý lịch nhân sự nhằm phục vụ cho các công tác nhân sự sau này.
Đối với các kiến thức chuyên ngành về từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể, việc đào tạo cần phù hợp với nhóm vị trí cụ thể, không đào tạo dàn trải, cần thực hiện việc tự đào tạo định kỳ 02 tuần/lần, thơng qua 03 hình thức như sau:
Đối với mỗi phòng ban, tùy theo đặc thù lĩnh vực hoạt động và nhu cầu đào tạo: Đặt mua các ấn phẩm phân tích chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức chuyên môn phát hành, cử nhân sự tóm tắt các nội dung chính, triển vọng thị trường và trình bày vắn tắt cho các nhân sự khác nắm bắt thông qua các cuộc họp ngắn vào cuối ngày làm việc.
Chọn một ngành nghề cụ thể và cử cán bộ đã có kinh nghiệm thực hiện trình bày thơng qua kiến thức từng trải nghiệm và cập nhật các thông tin liên quan.
Cử nhân sự tóm tắt các quy định nội bộ, các văn bản pháp luật mới nhằm thường xuyên cập nhật các kiến thức mới có liên quan, tránh những thiếu sót khơng đáng có.
Việc thực hiện đào tạo và tự đào tạo cần phải thực hiện quyết liệt, tạo bầu khơng khí cởi mở để từng cá nhân trong tổ chức phát triển bản thân một cách bền vững hơn. Ngoài ra, VPBank cần cải tiến lại chương trình đào tạo nội bộ hiện nay, cần nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc học thực chất của học viên, thực hiện kiểm tra trực
kết quả đào tạo phải gắn với lợi ích kinh tế thực chất để tạo động lực cho người học, các học viên khơng đạt u cầu cần có hình thức xử lý phù hợp, tn thủ nguyên tắc “có thưởng, có phạt”, tránh các đợt đào tạo mang tính hình thức vì sẽ tạo tâm lý ỷ lại của học viên.
Ngoài ra, tác giả luận văn đề xuất VPBank cần có các chính sách, chương trình khuyến học nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên nói chung tự ý thức tham gia các chương trình đào tạo của các trường bên ngồi, có thể hỗ trợ tài chính một phần kèm theo các cam kết nhằm tạo động lực cho nhân viên tích cực nâng cao kiến thức và gắn kết lâu dài cùng VPBank.
Bố trí nhân sự:
Tại ĐVKD: Đối với các nhân sự chưa có kinh nghiệm nghiệp vụ, nhất thiết cần bố trí vào các vị trí phù hợp năng lực như hỗ trợ tín dụng, nhân viên quan hệ khách hàng cá nhân, trong q trình cơng tác, cần nổ lực để liên tục học hỏi nhằm đảm nhận các vị trí cao hơn, phức tạp hơn liên quan đến khách hàng doanh nghiệp.
Tại bộ phận thẩm định của hội sở: Theo quan điểm của cá nhân tác giả, trong công tác thẩm định, sản phẩm của một CB TTĐ là một báo cáo thẩm định có chất lượng, đúng nghĩa về nội dung và hình thức trình bày, do đó, cần mạnh dạn