Thực trạng dư nợ cho vay tại VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

4.1. Thực trạng dư nợ cho vay tại VPBank

4.1.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại VPBank

Căn cứ theo số liệu tại Báo cáo tài chính hợp nhất (đã kiểm tốn) của VPBank từ năm 2012 đến năm 2018, dư nợ tín dụng tại VPBank được phát họa như sau:

Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng tại VPBank

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng dư nợ 36.903 52.474 78.378 116.804 144.673 182.666 221.961 Tăng trưởng so với năm trước liền kề -/- 42% 49% 49% 24% 26% 22%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của VPBank) Qua bảng 4.1 cho thấy, xét về số tuyệt đối, dư nợ tín dụng của VPBank có sự tăng trưởng mạnh trong 07 năm, từ mức 36.903 tỷ đồng năm 2012 lên mức 221.961 tỷ đồng năm 2018, bình quân mỗi năm tăng trưởng 35%. Đây là sự tăng trưởng ấn tượng, góp phần giúp VPBank trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam ngày nay.

4.1.2. Phân loại dư nợ theo thời gian cho vay ban đầu

Phân tích dư nợ cho vay theo thời gian cho vay ban đầu tại VPBank:

Bảng 4.2: Phân loại dư nợ theo thời gian cho vay tại VPBank

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nợ ngắn hạn 22.746 24.575 24.914 32.498 35.892 58.092 73.408 Nợ trung hạn 10.211 18.734 37.350 56.546 59.596 80.232 99.662 Nợ dài hạn 3.946 9.165 16.114 27.760 49.185 44.342 48.891 Tổng dư nợ 36.903 52.474 78.378 116.804 144.673 182.666 221.961

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của VPBank) Tính riêng trong năm 2018, dư nợ ngắn hạn đạt giá trị 73.408 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,1% tổng dư nợ, phần còn lại là dư nợ trung, dài hạn với giá trị 148.553 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,9% tổng dư nợ. Xét về xu hướng thì trong vịng 06 năm, từ năm 2012 đến năm 2018, dư nợ ngắn hạn tăng trung bình khoảng 23,1%/năm, dư nợ trung dài hạn tăng trung bình khoảng 51,5%/năm, điều này giải thích vì sao cơ cấu dư nợ trung dài hạn tại VPBank luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ qua các năm. Ngoài ra, để có cái nhìn cụ thể hơn, chúng ta cần phân tích dư nợ cho vay theo ngành.

4.1.3. Phân loại dư nợ theo ngành

Căn cứ theo BCTC năm 2016, 2018 của VPBank, tác giả thống kê lại một số ngành nghề có dư nợ cho vay lớn trong tổng dư nợ, đây là một trong những cơ sở quan trọng giúp xác định nguyên nhân của thực trạng CLTD tại VPBank.

Bảng 4.3: Phân loại dư nợ theo ngành

Đơn vị tính: tỷ đồng Ngành\Năm 2015 % 2016 % 2017 % 2018 % Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình 45.070 38,59% 61.168 42,29% 80.966 44,34% 93.833 42,26% Hoạt động kinh doanh bất động sản 19.078 16,33% 17.794 12,3% 33.590 18,39% 43.341 19,52% Kinh doanh xe ô tô các loại 7.755 6,64% 11.228 7,76% 22.150 12,13% 24.644 11,1% Xây dựng 6.368 5,45% 6.035 4,17% 7.796 4,27% 19.234 8,67% Công nghiệp chế biến, chế tạo 9.643 8,26% 16.637 11,5% 12.096 6,62% 11.938 5,38%

16 ngành nghề

khác 28.890 24,73% 31.811 21,98% 26.068 14,25% 28.971 13,07%

Tổng dư nợ 116.804 100% 144.673 100% 182.666 100% 221.961 100%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính của VPBank) Theo bảng 4.3, hai mảng kinh doanh của hộ gia đình và kinh doanh bất động sản (trong đó có mua, xây sửa nhà để ở) luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ trong 04 năm, từ năm 2015 – 2018. Theo đó, 02 mảng này chiếm tỷ trọng lần lượt trong 04 năm là 54,92%; 54,59%; 62,73%; 61,78%. Điều này hoàn toàn phù hợp với phân khúc khách hàng chủ đạo của VPBank trong thời gian qua là khách hàng cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)