CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
5.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện các giải pháp
5.2.1. Đối với giải pháp về con người
Mức độ hồn thành cơng việc được giao trong thời gian nhất định của nhân sự tại từng vị trí.
Mức độ gắn kết, động lực làm việc của nhân sự.
Mức độ chấp nhận thử thách, khó khăn trong cơng việc.
Mức độ tự hoàn thiện bản thân của nhân sự.
5.2.2. Đối với giải pháp về cải tiến quy định nội bộ liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của VPBank
Tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu ứng với từng sản phẩm trong khoảng thời gian nhất định.
Giải quyết được những khó khăn, vướng mắc của quy định sản phẩm so với thực tế triển khai.
Mức độ dễ tìm kiếm của các văn bản, tính thống nhất của các văn bản lập quy. Tránh sự giàn trải, chồng chéo gây khó khăn trong việc áp dụng. 5.2.3. Đối với giải pháp về quy trình cấp tín dụng
Thời gian, chi phí thực hiện quy trình từ khâu tiếp thị đến khi hồn tất phải nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
Mức độ cân đối lượng hồ sơ xử lý giữa các luồng, đảm bảo không luồng nào bị quá tải lượng hồ sơ xử lý, ảnh hưởng đến chất lượng xử lý hồ sơ.
Mức độ an tồn trong quy trình đề xuất, thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng.
Mức độ áp dụng khoa học cơng nghệ vào quy trình cấp tín dụng. 5.2.4. Đối với giải pháp về nội dung thẩm định tín dụng
Chất lượng tờ trình cấp tín dụng của chun viên tại ĐVKD; Chất lượng báo cáo thẩm định của cán bộ thẩm định tại hội sở. Nội dung của các báo cáo này phải cơ đọng, súc tích, đào sâu vào trọng tâm và đề xuất chính sách cấp tín dụng cụ thể, phù hợp với thực tế khách hàng.
Thời gian xử lý hồ sơ tại bộ phận thẩm định phải được cải thiện.
5.2.5. Đối với giải pháp về công tác kiểm tra, kiểm soát tuân thủ tại VPBank
Mức độ thường xuyên của công tác kiểm tra, kiểm soát tuân thủ.
Số lượng trường hợp vi phạm được phát hiện trong khoảng thời gian nhất định.
Mức độ gian lận hồ sơ trong q trình cấp tín dụng hiện tại so với thời gian trước.
5.3. Tóm tắt chương
Trong chương 5, tác giả trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại VPBank, các giải pháp này chủ yếu gắn liền với hoạt động thẩm định tại VPBank nên mang tính đặc thù và thực tế. Trong những giải pháp, có những giải pháp đơn giản, có thể áp dụng ngay nhưng cũng có những giải pháp phức tạp như cải tiến hệ thống phần mềm quản lý, nghiên cứu về phương thức phê duyệt online cần một đội ngũ chuyên môn và nguồn kinh phí khá lớn để thực hiện. Tuy nhiên, xét về dài hạn, đây cũng là ý tưởng cần nghiên cứu nhằm giúp cải tiến năng suất lao động lên tầm cao hơn.
KẾT LUẬN
VPBank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam. Định hướng chiến lược của VPBank là trở thành Top 4 ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam nên phân khúc khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình và khách hàng SME. Trong các năm gần đây, VPBank đạt được sự tăng trưởng vượt bậc cả về quy mô, thị phần và gia tăng giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, trong quá trình tăng trưởng vượt bậc, VPBank đã và đang bộc lộ những vấn đề bất bình thường liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, tạo tiềm ẩn rủi ro cho tình hình kinh doanh chung của VPBank, cụ thể, tỷ lệ nợ xấu tại VPBank đang cao nhất hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thông qua 5 chương, tác giả lần lượt trình bày các dấu hiệu bất thường liên quan đến CLTD tại VPBank, lược khảo các nghiên cứu khoa học có liên quan đến CLTD ngân hàng, từ đó xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến CLTD tại VPBank. Trên cơ sở xác định nguyên nhân cốt lõi tạo nên CLTD chưa cao tại VPBank, tác giả đề xuất các giải pháp và kế hoạch thực hiện tương xứng với đặt thù tình hình nội tại tại VPBank nhằm mục tiêu nâng cao CLTD của VPBank trong thời gian tới. Trong quy mô giới hạn của luận văn, tác giả tập trung phân tích, đánh giá hoạt động thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng tại VPBank, nghiên cứu các quy trình, quy định của VPBank làm cơ sở để đề xuất những cải tiến thiết thực, phù hợp với quy mô hiện tại của VPBank. Thông qua luận văn, tác giả hy vọng đây là một minh chứng rõ nét, thực tế, làm cơ sở cho những nghiên cứu khoa học khác có liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
PHẦN THƠNG TIN BỔ SUNG