Tiêu chí tuyển dụng vị trí chuyên viên kinh doanh của VPBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 46 - 48)

Mục Nội dung chi tiết

Mô tả công việc

 Tiếp xúc, bán sản phẩm và chăm sóc khách hàng (tỷ trọng 50% trên tổng quỹ thời gian);

 Phân tích đánh giá năng lực khách hàng (đi thực tế, kiểm chứng thông tin);

 Đề xuất cấp sản phẩm dịch vụ và bảo vệ đề xuất với cấp phê duyệt;

 Quản lý Danh mục khách hàng được giao phụ trách;

 Các biện pháp, công việc khác để tăng chất lượng, hiệu quả kinh doanh, hoạt động của đơn vị và doanh thu hoạt động (“TOI”) từ nhóm khách hàng được giao.

Yêu cầu công việc

 Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Ngoại thương, Kinh tế hoặc lĩnh vực liên quan;

 Ưu tiên Tối thiểu 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngân hàng trong đó ưu tiên người có kinh nghiệm ở vị trí tương đương;  Kỹ năng: Hiểu biết về đặc điểm của các khách hàng doanh

nghiệp địa phương; Kỹ năng bán hàng và thuyết phục tốt; Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt;

Qua bảng 4.4 cho thấy, trách nhiệm chính của một chuyên viên quan hệ khách doanh nghiệp SME là bán hàng (chiếm 50% quỹ thời gian), phân tích đánh giá năng lực của khách hàng và đề xuất cấp tín dụng, quản lý hồ sơ sau vay. Tuy nhiên, yêu cầu cơng việc thì chỉ cần tốt nghiệp đại học các ngành kinh tế hoặc tương đương, nếu có một năm kinh nghiệm thì sẽ được ưu tiên. Theo đánh giá của cá nhân tác giả, xét về yếu tố chuyên môn, việc thẩm định một khách hàng SME là khá phức tạp, chưa kể đến cần phải có kiến thức về ngành nghề kinh doanh của từng khách hàng từ đó tạo nền tảng về nhận thức để có thể đánh giá khách hàng so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Yếu tố về kinh nghiệm, bản lĩnh sẽ giúp một chuyên viên quan hệ khách doanh nghiệp SME có được sự tự tin, chủ động trong q trình giao tiếp với khách hàng, đặt biệt là các khách hàng có quy mơ kinh doanh lớn.

4.2.3. Nguyên nhân từ chính sách tín dụng của VPBank

4.2.3.1. Chính sách cho vay khơng có bảo đảm tiền vay đang là một trong những nguyên nhân chính tạo nên CLTD ở mức thấp tại VPBank

Đối với hoạt động tín dụng, VPBank được đánh giá là một trong những ngân hàng có nhiều sản phẩm tín dụng chun biệt, đi sâu vào từng phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Hơn nữa, phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME với loại hình cho vay khơng có biện pháp bảo đảm đang là đối tượng tạo ra nhiều rủi ro nợ xấu cho VPBank. Theo đó, tác giả lược khảo một số quy định liên quan đến đối tượng này và một số quy định có thể kể đến như: Quy định về cho vay khơng có TSBĐ dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp; Quy định về việc chứng minh nguồn trả nợ từ tài sản tích lũy đối với khách hàng cá nhân; Quy định về nhận và quản lý TSBĐ là quyền đòi nợ đối với khách hàng doanh nghiệp; Quy định về bao thanh toán đối với khách hàng doanh nghiệp; … Trong đó, chính sách về cho vay khơng có TSBĐ dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đang được cả hệ thống VPBank triển khai một cách mạnh mẽ, vì những lẽ sau: (1) Hồ sơ, thủ tục vay vốn đơn giản; (2) Quy trình phê duyệt nhanh gọn; (3) Lãi suất cho vay cao so với mặt bằng chung của thị trường, tạo hiệu quả về mặt tài chính; (4) Số tiền cho vay nhỏ nên

dễ dàng tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Tuy nhiên hệ quả kèm theo là rủi ro tín dụng tăng cao vì cho vay khơng có TSBĐ dẫn đến ý thức trả nợ của người vay không cao; Khi xảy ra nợ xấu thì khả năng thu hồi rất thấp do khơng có TSBĐ; Lãi suất cho vay cao chỉ phù hợp với đối tượng khách hàng đang khó khăn về tài chính, từ đó ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cho ngân hàng; …

Căn cứ theo BCTC trong giai đoạn 04 năm, từ năm 2015 đến năm 2018, tác giả phân loại dư nợ cho vay khách hàng theo bảo đảm tiền vay. Mục đích phân loại nhằm tách dư nợ có bảo đảm tiền vay và khơng có bảo đảm tiền vay, từ đó làm cơ sở đánh giá các chính sách tín dụng của VPBank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)