Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2015 % 2016 % 2017 % 2018 %
Công ty Nhà nước hoặc do Nhà nước giữ quyền chi phối
3.455 3,0% 3.829 2,6% 4.517 2,5% 3.409 1,5% Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân 50.314 43,1% 49.395 34,1% 59.907 32,8% 89.574 40,4% Hộ kinh doanh, cá nhân 62.235 53,3% 89.973 62,2% 117.376 64,3% 128.504 57,9% Khác 800 0,7% 1.476 1,0% 866 0,5% 474 0,2% Tổng dư nợ 116.804 100,0% 144.673 100,0% 182.666 100,0% 221.961 100,0%
Căn cứ theo bảng 4.8 trên, phân khúc cho vay cá nhân và hộ gia đình là phân khúc chủ đạo của VPBank trong các năm qua, đứng thứ hai là cho vay các doanh nghiệp khơng có vốn Nhà nước, doanh nghiệp SME. Như vậy, các sản phẩm chủ lực của VPBank gồm có:
Đối với cá nhân, hộ gia đình: vay tiêu dùng, vay mua ô tô, vay mua bất động sản, xây sửa nhà, vay mua căn hộ chung cư, … đây chủ yếu là các khoản vay trung, dài hạn.
Đối với doanh nghiệp SME: khoản vay chiếm tỷ trọng lớn thường là cho vay dự án bất động sản, các dự án đầu tư khác, phần nhỏ cho vay đầu tư tài sản cố định.
Trên cơ sở đó, tác giả tóm tắt một số quy định liên quan đến việc cấp tín dụng cho đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME mà theo tác giả đánh giá đây là những quy định/sản phẩm mang lại rủi ro cao cho VPBank.
Đối với khách hàng cá nhân:
(i) Sản phẩm cho vay tiêu dùng khơng có TSBĐ:
Số tiền cho vay: Tối đa 10 tháng lương bình quân.
Thời hạn vay tối đa: 60 tháng.
Mục đích vay: Tiêu dùng mua sắm vật dụng gia đình.
Điều kiện vay vốn: Các điều kiện về hồ sơ pháp lý chung; Khách hàng có thu nhập từ lương, mức thu nhập sau thuế từ 4,5 triệu đồng/tháng trở lên, tại các tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính, sự nghiệp.
TSBĐ: Khơng có TSBĐ.
Rủi ro theo đánh giá của tác giả:
VPBank chấp nhận chứng minh nguồn thu nhập của người vay từ hợp đồng lao động và xác nhận lương của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các cơng ty có quy mơ nhỏ hoạt động theo kiểu gia đình. Các công ty, tổ chức nơi cá nhân vay vốn làm việc hồn tồn khơng có liên kết, khơng có trách nhiệm hỗ trợ VPBank
trong cơng tác thu hồi nợ, do đó, đối tượng cá nhân vay vốn là các công nhân ở tỉnh lên các thành phố lớn lao động thường là đối tượng chính tạo nên nợ xấu.
Rủi ro khi cho vay khơng có TSBĐ. (ii) Sản phẩm vay nhà đất:
Số tiền cho vay: Tối đa 10 tỷ đồng.
Thời hạn vay tối đa: 300 tháng.
Mục đích vay: Mua bất động sản; Hoàn vốn bất động sản; Xây, sửa chữa nhà ở.
Điều kiện vay vốn: Các điều kiện về hồ sơ pháp lý chung; Có nguồn thu nhập từ lương, từ hộ kinh doanh, từ công ty; Nguồn thu nhập từ tài sản tích lũy và các nguồn khác.
TSBĐ: Bất động sản; Bất động sản là căn hộ, đất nền dự án chưa có giấy chủ quyền; TSBĐ khác được chấp nhận.
Rủi ro theo đánh giá của tác giả:
Vay sửa chữa nhà nhưng tiêu chí về Giấy phép xây dựng được cho phép ngoại lệ, không yêu cầu bắt buộc, việc kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng chỉ giao cho ĐVKD nên khả năng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích là rất lớn.
Chấp nhận chứng từ chứng minh nguồn thu là xác nhận lương của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các cơng ty có quy mơ nhỏ hoạt động theo kiểu gia đình; Nguồn thu từ kinh doanh của hộ kinh doanh không thể thẩm định, xác thực số liệu; Chính sách nguồn thu từ tài sản tích lũy.
Chấp nhận các bất động sản chưa có giấy chủ quyền, dẫn đến việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ gặp khó khăn, kéo dài. Đây là vấn đề đáng quan ngại tại VPBank trong thời gian qua.
Đối với khách hàng SME: Quy định cấp tín dụng khơng có TSBĐ dành cho khách hàng SME (Sản phẩm Bil):
Số tiền cho vay: Tối đa 5 tỷ đồng.
Thời hạn vay tối đa: Tùy theo mục đích vay, khơng giới hạn thời gian tối đa đối với vay trung dài hạn để đầu tư tài sản cố định.
Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu động; Đầu tư tài sản cố định.
Điều kiện vay vốn: Các điều kiện về hồ sơ pháp lý chung; Báo cáo tài chính khơng bị lỗ, khơng bị mất cân đối vốn; Khơng có nợ nhóm 2 theo CIC thời điểm đề nghị cấp tín dụng; Doanh nghiệp đã thành lập 3 năm trở lên; …
TSBĐ: Khơng có TSBĐ.
Rủi ro theo đánh giá của tác giả:
Lãi suất cho vay của sản phẩm khá cao, do đó đối tượng khách hàng chấp nhận vay vốn thường là các doanh nghiệp đang khó khăn về tài chính.
Điều kiện vay vốn được đánh giá là khá nhẹ nhàng, không thẩm định thực tế, chỉ dựa vào số liệu của báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Do đó, khó có thể xác định tình hình kinh doanh thực tế hiện tại của khách hàng.
Rủi ro khi cho vay khơng có TSBĐ.
Như vậy, phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME, loại hình cho vay khơng có TSBĐ với mục đích vay tiêu dùng, mua bất động sản và bổ sung vốn kinh doanh là đối tượng chính tạo nên nợ xấu tại VPBank. Do đó, trong thời gian tới, VPBank nhất thiết phải hoàn thiện thêm các quy định sản phẩm điển hình bên trên và các quy định tương tự, nhằm khắc phục được vấn đề cốt lõi gây nên nợ xấu trong thời gian qua.
4.2.4. Ngun nhân từ quy trình tín dụng của VPBank
Rủi ro phát sinh từ các nhược điểm của mơ hình thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng theo 02 luồng tại VPBank. Tại VPBank, hoạt động thẩm định, phê
duyệt cấp tín dụng được thực hiện theo 02 phân luồng, luồng A và luồng B.
Quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng theo Luồng A – Khối Vận Hành Diễn giải nội dung chi tiết các bước của quy trình xem tại Phần 03 - Phần thơng tin bổ sung. Theo đó, tác giả tóm tắt lại như sau: ĐVKD tìm kiếm khách hàng,
thu thập hồ sơ và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng => Chuyển toàn bộ hồ sơ lên Khối Vận Hành => CB TTĐ của Khối Vận Hành sẽ thẩm định trên bề mặt hồ sơ và lập báo cáo tái thẩm định một cách ngắn gọn theo mẫu => Chuyển tồn bộ hồ sơ có báo cáo tái thẩm định cho chuyên gia phê duyệt của Khối Vận Hành phê duyệt trong thẩm quyền => Trả kết quả phê duyệt cho ĐVKD. Kết thúc quy trình.
Quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng theo Luồng A sẽ xử lý các hồ sơ
cấp tín dụng của cá nhân, doanh nghiệp với khoản vay đến 20 tỷ đồng và theo sản phẩm cụ thể.
Ưu điểm:
Tách bạch được các khâu đề xuất cấp tín dụng, thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
Quy trình thẩm định, phê duyệt diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả cơng việc.
Nhược điểm:
Nhược điểm đầu tiên có thể kể đến là tính “máy móc” của những nhân sự tham gia vào quy trình. CB TTĐ tại Khối Vận Hành chỉ cần so sánh hồ sơ của khách hàng và các điều kiện của sản phẩm, tính tốn một số chỉ số theo quy định sản phẩm và đưa ra kết quả phê duyệt. Không đánh giá xu hướng của khách hàng, tính bền vững của hoạt động kinh doanh, nguồn thu nhập, mục đích sử dụng vốn thực sự, các rủi ro tiềm ẩn khác.
Việc thẩm định phần lớn dựa trên thông tin của bề mặt hồ sơ, trong khi độ tin cậy của các thơng tin này là chưa cao. Vì lẽ rằng, ĐVKD thường
lợi dụng tính “máy móc” của quy định sản phẩm để tạo hồ sơ vay không đúng thực tế, chẳng hạn: Khách hàng sử dụng tiền vay cho mục đích khác nhưng hồ sơ vay lại đề nghị vay hoàn tiền mua tài sản để trả lại tiền mượn cho người thân; Hay như vay tiêu dùng với giá trị khoản vay đến 2 tỷ đồng nhưng các danh mục mua sắm lại rất xa xỉ, không thực tế, giải ngân cho một cá nhân với chứng từ là một hợp đồng mua bán hàng hóa song phương; … Do đó, đa phần các hồ vay này bị sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích ghi trong hồ sơ, nguồn trả nợ khơng có thật hoặc khơng ổn định, bị nâng cao quá mức thực tế, … Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng nợ xấu cao hiện nay.
Ngoài ra, theo nguyên tắc “nước chảy về chỗ trũng”, việc phân tách quy trình phê duyệt thành 02 luồng dẫn đến hiện trạng ĐVKD sẽ ưu tiên trình hồ sơ về luồng nào có khả năng thành cơng cao hơn, phê duyệt dễ hơn. Điều này lý giải vì sao luồng B ln trong tình trạng quá tải về số lượng hồ sơ phải xử lý, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định hồ sơ.
Quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng theo Luồng B – Luồng tái thẩm định, Khối Tín Dụng
Diễn giải nội dung chi tiết các bước của quy trình xem tại Phần 04 - Phần thông tin bổ sung. Theo đó, tác giả tóm tắt lại như sau: ĐVKD tìm kiếm khách hàng,
thu thập hồ sơ và đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng => Chuyển tồn bộ hồ sơ lên Phịng Tái Thẩm định, Khối Tín Dụng => CB TTĐ của Khối Tín Dụng sẽ thẩm định trên bề mặt hồ sơ (trường hợp hồ sơ vay từ 10 tỷ trở lên sẽ thẩm định thực tế) và lập báo cáo tái thẩm định theo mẫu => Chuyển tồn bộ hồ sơ có báo cáo tái thẩm định cho chuyên gia phê duyệt của Khối Tín Dụng hoặc Hội đồng Tín dụng phê duyệt trong thẩm quyền => Trả kết quả phê duyệt cho ĐVKD. Kết thúc quy trình.
Quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng theo Luồng B sẽ xử lý các hồ sơ
cấp tín dụng của cá nhân, doanh nghiệp không phân biệt giá trị khoản vay. Theo đó, các hồ sơ dưới 20 tỷ ngoại lệ luồng A và các hồ sơ từ 20 tỷ trở lên sẽ được trình qua
Ưu điểm:
Tách bạch được các khâu đề xuất cấp tín dụng, thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với hồ sơ vay của cá nhân, doanh nghiệp dưới 20 tỷ bị ngoại lệ theo quy định sản phẩm, đây là kênh để ĐVKD có thể trình hồ sơ.
Đây là kênh để ĐVKD trình hồ sơ lớn, có giá trị từ 20 tỷ trở lên và không giới hạn giá trị khoản vay.
Việc thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng theo luồng B sẽ tuân thủ theo các quy định chung nhất của ngân hàng, không theo quy định của sản phẩm, do đó, khắc phục được tình trạng “may móc”, chỉ dựa vào các số liệu cứng nhắc. Ngoài ra, cơ chế thẩm định thực tế sẽ giúp làm rõ thêm thơng tin, giúp cho việc phê duyệt cấp tín dụng chính xác hơn.
Nhược điểm:
Nhược điểm đầu tiên có thể kể đến là việc trình ngoại lệ đối với các hồ sơ dưới 20 tỷ: Do trình luồng B dễ hơn, khơng phải tn theo các quy định của sản phẩm và có cơ chế phê duyệt dễ hơn, nên ĐVKD có xu hướng trình hồ sơ qua luồng B, tạo nên sự quá tải trong công tác xử lý hồ sơ của Phịng Tái Thẩm định, Khối Tín dụng.
Đây là luồng chuyên xử lý các hồ sơ ngoại lệ so với quy định của sản phẩm, nên mức độ rủi ro của hồ sơ cao hơn. Việc cấp tín dụng cho các hồ sơ này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nợ xấu cho ngân hàng.
Thời gian thẩm định tín dụng khách hàng cịn khá dài, tuy việc này giúp cán bộ thẩm định có đủ thời gian để thẩm định khách hàng một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn, nhưng có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của khách hàng, cũng như chưa phù hợp với điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, khi thời gian chính là vàng, bạc. Việc cải thiện thời gian xử lý hồ sơ tín dụng nói chung và thời gian thẩm định tín dụng khách hàng nói riêng sẽ giúp VPBank thu hút và giữ được khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. (Số liệu chi tiết liên quan
đến thời gian thẩm định khách hàng SME được trình bày trong phần thơng tin bổ sung)
Cuối cùng, chất lượng thẩm định trong một số trường hợp là chưa cao, điều này biểu hiện ở chỗ một số hồ sơ chỉ mới giao dịch được vài tháng đã phát sinh nợ quá hạn, một số hồ sơ tình hình kinh doanh của khách hàng đang suy giảm mạnh nhưng vẫn được xét duyệt cấp tín dụng, trong tình huống này, khi khách hàng không phục hồi được hoạt động kinh doanh, khả năng xảy ra nợ quá hạn là khá cao, một số hồ sơ khách hàng có ý định sử dụng vốn khơng đúng theo mục đích đề nghị trong hồ sơ tín dụng, nhưng trong quá trình thẩm định CB TTĐ không phát hiện vấn đề này, …
Tóm lại, mơ hình phân chia thành 02 luồng A và B sẽ khắc phục được nhược điểm của từng luồng, đồng thời tạo cơ chế thơng thống giúp ĐVKD phát triển kinh doanh, đảm bảo mọi hồ sơ đều có thể được xem xét một cách khách quan, thận trọng trước khi quyết định cấp tín dụng. Tuy nhiên, trong mỗi quy trình phê duyệt đều tồn tại những bất cập, từ đó dẫn đến chất lượng thẩm định, phê duyệt chưa được cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng cho ngân hàng, chẳng hạn:
Tại luồng A, việc thẩm định, phê duyệt phần lớn dựa vào thông tin trên bề mặc hồ sơ, trong khi độ tin cậy của các thông tin này là chưa cao. Ngồi ra, việc tn thủ một cách “máy móc” các quy định của sản phẩm sẽ không đánh giá được mức độ rủi ro thực tế của hồ sơ vay, từ đó gây phát sinh nợ xấu cho ngân hàng.
Tại luồng B, do luôn trong trạng thái bị quá tải về số lượng hồ sơ phải xử lý, nên trong một số trường hợp, chất lượng thẩm định là chưa cao. Đối với một số hồ sơ vay nhỏ, việc thẩm định và cho vay chủ yếu dựa vào TSBĐ, nhằm dành nhiều thời gian hơn cho các hồ sơ vay lớn, phức tạp.
4.2.5. Nguyên nhân từ chất lượng thẩm định trong quy trình thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng tại luồng B của VPBank chưa cao phê duyệt cấp tín dụng tại luồng B của VPBank chưa cao
Chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào các nhân sự tham gia vào quá trình thẩm định và phê duyệt tín dụng. Cơng tác thẩm định tín dụng đạt chất lượng khi nó giúp cho quyết định cho vay của ngân hàng đảm bảo khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu được nhiều rủi ro. Theo đó, một số tiêu chí đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại như: Tỷ lệ nợ quá; Tỷ lệ khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích; Chi phí thẩm định; Thời gian thẩm định; Mức độ chính xác, tồn diện của nội dung và kết luận thẩm định tín dụng; …
Tác giả Cao Văn Thành (2008) cho thấy rằng, hoạt động thẩm định tín dụng là yếu tố quyết định đến CLTD, điều này thể hiện trên 03 phương diện chính sau:
Thứ nhất: Thơng qua hoạt động thẩm định tín dụng, các TCTD mới có thể đảm bảo vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng trả nợ cao.
Thứ hai: Thơng qua hoạt động thẩm định tín dụng, các TCTD có đủ cơ sở để loại bỏ các phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư kém hiệu quả, từ đó hạn chế tối đa rủi ro tín dụng có thể phát sinh.
Thứ ba: Hoạt động thẩm định tín dụng sẽ tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng