Giải pháp về cải tiến quy định nội bộ liên quan đến hoạt động cấp tín

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

5.1. Giải pháp hạn chế nợ xấu tại VPBank và kế hoạch thực hiện

5.1.2. Giải pháp về cải tiến quy định nội bộ liên quan đến hoạt động cấp tín

dụng của VPBank

Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, để tồn tại và phát triển bất kỳ ngân hàng nào cũng phải mở rộng và thu hút khách hàng có chất lượng. Do đó, VPBank cần liên tục cải tiến các quy định nội bộ liên quan đến hoạt động cấp tín dụng theo hướng:

 Giữ nguyên phân khúc khách hàng chủ đạo là cá nhân và doanh nghiệp SME theo đúng định hướng chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam.

 Hồn thiện thêm các sản phẩm cho vay khơng có TSBĐ đối với khách hàng cá nhân theo hướng tăng cường liên kết với tổ chức nơi khách hàng vay vốn làm việc, có chính sách hoa hồng cho các tổ chức này nhằm tạo tính liên kết trách nhiệm trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin, đôn đốc thu hồi nợ và phối hợp triển khai các cơng tác xử lý nợ khác. Ngồi ra, việc liên kết này sẽ tạo ý thức trả nợ cho người vay, giảm thiểu các hồ sơ giả mạo, tăng cường tiếp xúc với người vay để xác định chính xác đối tượng vay vốn, …

 Đối với các sản phẩm khác của cá nhân, vay vốn có TSBĐ, tác giả khuyến nghị cần đẩy mạnh công tác thẩm định thực tế, nhằm xác định chính xác mục đích

sử dụng vốn của khách hàng, thẩm định về nguồn trả nợ của người vay và người bảo lãnh (nếu có), từ đó quyết định cấp tín dụng ở mức phù hợp với nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng.

 Đối với các sản phẩm cho vay khơng có TSBĐ dành cho khách hàng SME, cần bổ sung thêm các hồ sơ, chứng từ ban đầu phục vụ công tác thẩm định gồm: Sao kê tài khoản ngân hàng, các hợp đồng, hóa đơn gần nhất, hình ảnh kinh doanh, báo cáo về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ kinh doanh, báo cáo về nhân sự công ty, … mục tiêu nhằm xác định dòng tiền, quy mô kinh doanh của khách hàng hiện tại.

 Về TSBĐ: Cần thiết rà soát lại các quy định về nhận và quản lý TSBĐ, theo đó, cần thống kê các vướng mắc trong công tác xử lý TSBĐ trong thời gian qua để có những điều chỉnh phù hợp theo hướng hạn chế hoặc nhận có điều kiện đối với các TSBĐ chưa có giấy chủ quyền, kế hoạch hoàn thiện pháp lý TSBĐ sau khi giải ngân, giải pháp ứng xử nếu TSBĐ khơng thể hồn thiện được hồ sơ pháp lý. Ngoài ra, cần thiết phải xác lập danh sách các dự án bất động sản trong cả nước được phép nhận thế chấp để làm cơ sở cho các cấp phê duyệt tín dụng quyết định.

 Mặt khác, VPBank cần thống kê lại các nội dung nghiệp vụ cần ban hành quy định, rà soát tất cả các quy định hiện hành có liên quan đến nội dung nghiệp vụ đó và thống nhất lại thành một quy định duy nhất, chẳng hạn nội dung về nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ cần thống nhất các quy định về chiết khấu bộ chứng từ có phương thức thanh tốn D/P, L/C, TTR, thống nhất áp dụng cho các khách hàng SME và khách hàng lớn vì bản chất bộ chứng từ của các khách hàng này là như nhau. Ngoài ra, việc đánh giá lại các quy định nhằm mục tiêu áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau tránh sự trùng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn trong việc áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)