HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO:

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại hệ thống kho bạc nhà nước tỉnh khánh hòa (Trang 86 - 87)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO:

THEO:

Như bất kỳ một nghiên cứu nào, đề tài nghiên cứu này cũng có những hạn

chế của nó. Thứ nhất, đề tài nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu một phạm vi

hẹp là sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh

Khánh Hòa. Có thể có sự khác biệt về thang đo của các địa bàn và lĩnh vực khác.

Như vậy cần nhiều những nghiên cứu lặp lại cho nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực khác nhau, đây là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Thứ hai, nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu tạihệ thống Kho bạc Nhà

nước tỉnh Khánh Hòa và mẫu được chọn theo kỹ thuật thuận tiện. Tuy rằng kết quả

kiểm định cho thấy là mô hình nghiên cứu phù hợp, nhưng khả năng tổng quát sẽ

không cao. Tính tổng quát hóa sẽ cao hơn nếu các nghiên cứu tiếp theo lặp lại

nghiên cứu này vớiquy mô rộng hơn, ở nhiều địa bàn và lĩnh vực khác nhau được chọn theo xác suất (thống kê tất cả những người lao động sau đó chọn ngẫu nhiên một số người ra để điều tra) và nghiên cứu ở một thị trường rộng lớn hơn. Đây cũng

là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Các yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của người lao động thường biến đổi

theo nhu cầu đa dạng và thường xuyên trong điều kiện thị trường hiện nay. Hơn

nữa, cũng có thể có những yếu tố khác như lợi ích, thông tin,… cũng tác động vào sự thỏa mãn của người lao động nhưng chưa được phát hiện ra trong nghiên cứu này. Đây cũng là một hướng cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm điều chỉnh và bổ

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại hệ thống kho bạc nhà nước tỉnh khánh hòa (Trang 86 - 87)