Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại hệ thống kho bạc nhà nước tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 46)

7. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.3.1. Nghiên cứu định tính

Đề tài này nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc của nhân viên, đây là một

dạng nghiên cứu thái độ của con người về một khía cạnh nào đó trong cuộc sống.

Vấn đề nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thangđo 1 Nghiên cứu sơ bộ (thảo luận nhóm) Thangđo chính thức Điều chỉnh thangđo

Nghiên cứu định lượng

Cronbach alpha lonhạiỏ bi, kiếển có hm tra hệ sệ sốố t Cronbach alphaương quan với biến tổng

Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Loại biến có trọng số nhỏ. - Kiểm tra yếu tố tríchđược. - Kiểm tra phương sai tríchđược. Hiệu chỉnh thangđo Thangđo hoàn chỉnh Phân tích nhân tố khẳng định CFA Kiểmđịnh mô hình SEM - Loại biến có trọng sốEFA nhỏ. - Kiểm trađộ thích hợp của mô hình. - Kiểm tra giá trị hội tụ.

- Kiểm tra độ thích hợp của mô hình.

- Giải thích mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.

Các nhân tố hay biến được lấy từ chỉ số JDI và các nghiên cứu trước đây, nhưng nội dung của các nhân tố này cũng như những khía cạnh (chỉ số) nào cấu

thành nên nó sẽ được xem xét dựa trên các định nghĩa của chính nhân tố đó và các nghiên cứu liên quan. Đây là cơ sở để xây dựng các biến quan sát dưới dạng các câu

hỏi trong bảng câu hỏi nghiên cứu của đề tài này.

Nghiên cứu định tính này sử dụng kỹthuật thảo luận tay đôi kết hợp với thảo

luận nhóm tập trung. Mục đích của nghiên cứu này là khám phá ra những yếutố tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh

Khánh Hòa. Từ kết quả nghiên cứu khám phá này kết hợp với cơ sở lý thuyết là

thang đo Likert 5 khoảng cách, từ đó xây dựng nên thang đo lường cho nghiên cứu

này.

Đối tượng là tất cả nhân viên toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh

Hòa: Tác giả chọn 5 người để phỏng vấn hiện đang làm công tác quản lý với các chức danh sau:

* Giám đốc.

* CácTrưởng phòng.

Để tiếp cận và thu thập thông tin, tác giả hẹn phỏng vấn từng người một tại

ngaycơ quan, dùng kỹ thuật thảo luậnnhóm dựa trên dàn bài được lập sẵn về tất cả

các yếu tố có liên quan trong mô hình (Xem phụ lục 1 về dàn bài thảo luận). Tác giả

tiếp cận các đối tượng trên bằng cách nhờ Ban Giám đốc Trung tâm giới thiệu đến

các vị nói trên.

Đối với đối tượng là nhân viên, tác giả chọn 15 nhân viên để phỏng vấn. Trong trường hợp này mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Dùng kỹ thuật

thảo luận nhóm dựa trên dàn bài lập sẵn về tất cả các yếu tố có liên quan trong mô hình (Xem phụ lục 1 về dàn bài thảo luận).

2.2.3.2. Nghiên cứu định lượng

Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định mô hình lý thuyết đã được đặt ra, và đo lường các yếu tố tác động vào sự hài lòng của nhân viên. Nghiên cứu này được tiến hành tại hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa, và đối tượng

Phương pháp thu thập thông tin: được sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn trực tiếp theo một bảng câu hỏi chi tiết đã được chuẩn bị sẵn (Xem phụ

lục 02). Để thu thập dữ liệu tác giả thuê một nhóm người (được tác giả huấn luyện

các kỹ năng phỏng vấn) phỏng vấn trực tiếp với nhân viên tại hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa.

Phương pháp chọn mẫu: phương phápthuận tiện.

Quy mô mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Đó là phương pháp chọn mẫu xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phần tử

mẫu bằng phương pháp thuận tiện chọn tất cả những phần tử tại hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa và do hạn chế về tài chính là yếu tố quan trọng nhất đối

với việc xác định kích thước mẫu nhưng theo (Nguyễn Đình Thọ et al, 2003) thì trong phân tích nhân tố EFA cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và cơ sở mẫu không ít hơn 100, nghiên cứu này có 37 biến, mẫu tốt nhất mỗi biến cần 10 quan

sát, vì vậy mô hình dự kiến điều tra370 mẫu.Nhưng do số lượng nhân viên của Kho

bạc Nhà nước tỉnh Khánh Hòa chỉ có 199 nên mẫu dự kiến được chọn sẽ là 199 mẫu.Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ mã hóa, nhập liệu và làm sạch với phần mềm

SPSS for Window 18.0.

Thang đo:Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở của lý thuyết về sự thỏa

mãn công việc của nhân viên đã có, cụ thể là các nhân tố hay biến được lấy từ chỉ số

JDI và các nghiên cứu trước đây, nhưng nội dung của các nhân tố này cũng như

những khía cạnh nào cấu thành nên nó sẽ được xem xét dựa trên các định nghĩa của

chính nhân tố đó và các nghiên cứu liên quan.

Ngoài ra, vì một trong những mục tiêu của đề tài này là tìm hiểu, xác định

mức độ thỏa mãn công việc nên việc sử dụng bảng câu hỏi theo dạng thang đo

Likert là phù hợp nhất. Với câu trả lời của người trả lời dưới dạng thang đo này, ta sẽ thấy được sự thỏa mãn công việc của nhân viên ở từng khía cạnh, từng nhân tố

trong công việc ở mức độ thỏa mãn hay không thỏa mãn và ở mức độ nhiều hay ít. Đồng thời vì thang đo Likert là thang đo khoảng nên ta có thể sử dụng số liệu thu

thập được để xử lý, phân tích định lượng để xác định mối liên hệ tương quan, quan

hệ tuyến tính giữa các biến nói chung, cũng như giữa các biến độc lập và biến phụ

Tuy nhiên, để đảm bảo tính phù hợp của thang đo, theo Kumar (2005) cần

giải quyết 2 vấn đề sau:

- Ai là người quyết định thang đo nào được sử dụng để đo lường cái cần đo?

- Làm thế nào để biết được một công cụ nào đó phù hợp để đo lường cái cần đo?

Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất chính là các nhà nghiên cứu chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Đối với đề tài này đó là các nhà nghiên cứu về sự thỏa

mãn công việc. Đó là Smith, Kendall và Hullin, những người đã dùng thang đo Likert để đo lường sự thỏa mãn công việc của người lao động ở năm nhân tố gồm

bản chất công việc, tiền lương, thăng tiến, đồng nghiệp và sự giám sát của cấp trên.

Đề tài nghiên cứunày về cơ bản cũng sử dụng thang đo Likert để đo lường sự thỏa

mãn công việc của nhân viên. Tuy nhiên, một số nhân tố được thay đổi chút ít về

tên gọi cũng như nội dung. Nhân tố “tiền lương” được đổi thành “thu nhập”, nhân tố “thăng tiến” được đổi thành “đào tạo thăng tiến”. Việc lấy tên mới nhằm mở rộng

và bao quát hóa các nhân tố của sự thỏa mãn công việc. Ngoài ra, trên cơ sở của các

chuyên gia và các nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực này và xem xét tình hình cụ

thể ở Việt Nam, hai nhân tố khác cũng theo thang đo Likert là điều kiện làm việc và phúc lợi được thêm vào để xem xét và kiểm định tính phù hợp của nó.

Câu hỏi thứ hai rất quan trọng, có hai phương pháp để tạo dựng nên tính phù hợp của một công cụ nghiên cứu, đó là dùng lập luận logic và dùng bằng chứng

thống kê. Rõ ràng dùng phương pháp thứ hai thì thuyết phục hơn. Trong thực tế từ

các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn công việc thì thangđo Likert đãđược các

nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi và thừa nhận tính phù hợp của nó.

Hệ số tin cậy Cronbach alpha dùng để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có độ tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.6. Hệ số tương

quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến

khách trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của các

biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Và hệ số tương quan biến tổng phải

lớn hơn 0.3. Theo Nunally & Burnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan

Độ giá trị hội tụ (convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminant

validity) của thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp phân tích nhân

tố khám phá EFA. Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các

biến và các hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0.4

trong một nhân tố. Để đạt độ giá trị phân biệt thì chênh lệch giữa các hệ số chuyển

tải phải lớn hơn hoặc bằng 0.3.

Số lượng nhân tố: Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Theo tiêu chuẩn

Kaiser thì những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại hệ thống kho bạc nhà nước tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 46)