Thực trạng tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 58 - 64)

3.1.5 .3Đối với khách hàng

4.1 Thực trạng tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng

nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

So với các Ngân hàng thương mại trong nước thì các Ngân hàng ngoại tại Việt Nam có tỷ lệ nợ xấu ở mức kiểm sốt được. Nhưng kèm theo đó vẫn là sự gia tăng của việc trích lập dự phòng rủi ro. Đầu tiên tác giả xin khái quát tình hình nợ xấu tức tại SHBVN từ cuối năm 2016 đến cuối năm 2018 qua biểu đồ 4.1 bên dưới. Tổng thể tỷ lệ nợ xấu tại SHBVN được kiểm soát và càng ngày càng giảm thấp từ năm 2016 đến tháng 12.2018. Nhưng chi tiết hơn trong năm 2018 tỷ lệ nợ không ổn định. Cuối năm 2017 tỷ lệ nợ xấu là 0.60% nhưng sau đó tăng liên tiếp cho tới tháng 6, 7 năm 2018 chiếm 0.66% cho tới cuối năm 2018 tỷ lệ nợ xấu của SHBVN đã có xu hướng giảm và chỉ cịn chiếm 0.41%. Tổng dư nợ xấu trên dư nợ tín dụng của tồn SHBVN giảm nhưng đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tỷ lệ nợ xấu lại chiếm khá cao thể hiện chi tiết ở Bảng 4.1 và Biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1 : Tỷ lệ nợ xấu tại SHBVN

Nguồn: Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

0.78% 0.60% 0.64% 0.66% 0.66% 0.54% 0.41% 0.00% 0.50% 1.00% 12.2016 12.2017 1.2018 3.2018 6.2018 9.2018 12.2018 Đơn vị: % Tỷ lệ nợ xấu

Cụ thể tại Ngân hàng Shinhan Việt Nam đặc biệt theo định hướng phát triển thị trường bán lẻ, SHBVN cũng phát triển các sản phẩn cho vay tiêu dùng cá nhân khá đa dạng với 18 sản phẩm như sau:

- Cho vay tiêu dùng cầm cố tiền gửi ( Retail Deposit Mortgage Loan) - Cho vay tiêu dùng hình thức thấu chi ( Retail Minus Loan)

- Cho vay mua xe hơi (Retail Car Loan)

- Cho vay thế chấp nhà: bao gồm cho vay mua nhà thế chấp bằng nhà, cho vay tiêu dùng thế chấp bằng nhà, cho vay mua nhà dự án (Home Loan: Home mortgage loan, Home equity Loan, Project housing Loan)

- Cho vay nhân viên: bao gồm cho nhân viên vay tiêu dung, cho nhân viên vay thấu chi, cho nhân viên vay mua nhà thế chấp bằng nhà, cho nhân viên vay tiêu dung thế chấp bằng nhà, cho nhân viên vay mua nhà hình thành trong tương lai ( Staff consumer loan, Staff minus loan, Staff home mortgage loan, Staff home equity loan, Staff future built housing loan)

- Cho vay chuyên gia nước ngoài : chủ yếu phân khúc khách hàng là các chuyên gia đến từ Hàn Quốc ( Welcome Expartriate Loan)

- Cho vay giáo viên ( Privilege loan for Teachers) - Cho vay giảng viên (Privilege loan for Professor)

- Cho vay cán bộ công chức (Privilege loan for Civil Servant)

- Cho vay nhóm dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Privilege loan for Health care service) - Cho vay công nhân viên ( Loyal employee loan)

- Cho vay ưu đãi (Elite loan)

- Cho vay nhân viên Ngân hàng (Banker Loan)

- Cho vay thế chấp nhà ANZ - đây là sản phẩm của ANZ còn hiện hữu sau giai đoạn mua lại – không cấp vay mới (Mortgage Loan ANZ)

- Cho vay nhân viên ANZ - đây là sản phẩm của ANZ còn hiện hữu sau giai đoạn mua lại - không cấp vay mới (Staff L oan)

- Cho vay tiêu dùng (Consumer Loan)

- Khoản vay cầm cố bằng tiền gửi (Cash Backed Loan)

Mỗi sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân tại SHBVN dành cho một đối tượng xác định tương ứng với những điều kiện cụ thể và mỗi sản phẩm cũng có những ưu đãi riêng. Vì vậy, mỗi loại sản phẩm sẽ có mức độ rủi ro khác nhau. Trong Bảng 4.1 tác giả chỉ đưa ra tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của một số sản phẩm tiêu biểu tại SHBVN đã loại bỏ những sản phẩm dành riêng cho nhân viên của SHBVN cũng như những sản phẩm vốn của ANZVN trước khi SHBVN mua lại nhưng chiếm tỷ trọng cho vay nhỏ. Do đó khơng phải là sản phẩm mới và số liệu nợ tác giả không thể tiếp cận trước khi mua lại nên không thể theo dõi được cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn của sản phẩm đó có giảm hay tăng lên cũng như bản chất sản phẩm tồn tại tại ANZVN.

Bảng 4.1 : Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ trên từng loại sản phẩm

Sản phẩm 30.11.2016 31.12.2016 29.12.2017 30.9.2018 31.10.2018

Cho vay cá nhân 0.76% 0.25% 0.20% 0.08% 0.06%

Cho vay mua nhà 2.13% 1.47% 0.75% 0.38% 0.40%

Cho vay công nhân

viên 0.61% 0.61% 1.59% 1.66% 1.74%

Cho vay nhân viên

ngân hàng 0.00% 0.00% 0.15% 0.99% 1.01%

Cho vay tiêu dùng 0.00% 0.00% 2.46% 3.89% 3.98%

Cho vay bảo lãnh SGI 2.78% 1.37% 0.33% 0.55% 0.64%

Nguồn: Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

Qua bảng 4.1 thấy rõ tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của các sản phẩm như Cho vay mua nhà, Cho vay tiêu dùng – Consumer Loan, Cho vay công nhân viên - Loyal Employee Loan, Cho vay mua xe hơi – Car Loan và cho vay nhân viên ngân hàng – Banker Loan thời gian gần đây cho kết quả tăng qua các năm qua. Trong đó sản phẩm cho vay mua xe hơi và cho vay nhân viên ngân hàng là hai sản phẩm mới phát triển tại SHBVN năm 2017 nhưng lại có tỷ lệ nợ quá hạn đáng lo ngại.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ của sản phẩm cho vay mua xe hơi tăng qua từng tháng với tỷ lệ phần trăm trung bình làm 0,03%. Đối với sản phẩm cho vay nhân viên ngân hàng mặc dù đây là sản phẩm đặc biệt chỉ dành cho nhân viên ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn nhưng tỷ lệ này lại tăng nhanh chỉ trong thời gian ngắn tính tới 31.10.2018 đã lên 1,01%. Thực tế tại SHBVN cho thấy tỷ lệ nợ ở sản phẩm này tăng cao vì những nguyên nhân chủ yếu như: hạn mức khoản vay tối đa lên tới 500 triệu đồng mặc dù chỉ là một khoản vay khơng có tài sản bảo đảm (TSBĐ) thêm nữa có nhiều các vấn đề phát sinh từ phía khách hàng như việc giả hồ sơ, thay đổi thông tin về CMND/Căn cước, sổ hộ khẩu.. dẫn tới việc kiểm tra trên hệ thống CIC không được thể hiện đúng về lịch sử tín dụng cũng như khơng kiểm tra được đúng thực trạng của khách hàng tại thời điểm vay.

Nhưng trong các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân, hơn cả là sản phẩm cho vay tiêu dùng – Consumer Loan, sản phẩm này của SHBVN hiện tại là sản phẩm đã phát triển lâu tại ANZVN. Đây là một sản phẩm đặc biệt vì chiếm tỷ trọng cho vay khá cao tại ANZVN nhưng bên cạnh đó tỷ lệ nợ q hạn cũng vậy. Tính tới 31.10.2018, sản phẩm

này vẫn chiếm tỷ lệ nợ trên tổng dư nợ cho vay cao nhất tới 3,98% tăng lên nhiều so với giai đoạn đầu mới tiếp nhận từ ANZVN tức tháng 12.2017 với tỷ lệ là 2,46%. Lý do cho việc tăng nhanh tỷ lệ nợ xấu ở sản phẩm này bao gồm cả việc khách hàng ANZVN khơng biết cách thức thanh tốn tại SHBVN do đã thay đổi email, số điện thoại,..hoặc cố tình coi như không biết mặc dù SHBVN đã thơng báo cách thức thanh tốn trên website hoặc gửi email, tin nhắn tới khách hàng. Cộng thêm vào đó, các sản phẩm này khi thuộc ANZVN có áp dụng phương thức thanh toán Drop Box tức qua Hộp thanh toán. Các khách hàng sẽ điền đầy đủ thông tin cá nhân như tên, số CMND/Passport, số điện thoại liên lạc cùng số thẻ 16 số in trên mặt thẻ cùng số tiền cần thanh tốn vào phong bì, niêm phong và bỏ vào Hộp thanh toán đặt tại CN/PGD điều này giúp các khách hàng không phải chờ đợi đến lượt tại quầy nhưng tại SHBVN thời điểm đó chưa áp dụng hình thức thanh tốn này dẫn đến tỷ lệ khách hàng quá hạn tăng lên.

Qua đó cũng có thể thấy rằng tỷ lệ an tồn khoản vay tiêu dùng cá nhân chưa chắc được đảm bảo bằng tính chất cơng việc của đối tượng đi vay. Và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau từ chủ quan tới khách quan từ phía khách hàng và cả phía ngân hàng.

Tiếp tục, tình hình nợ xấu tại SHBVN theo như số liệu của SHBVN, tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng cá nhân trên tổng dư nợ qua như biểu đồ 4.2 bên dưới thể hiện tỷ lệ này tăng vào năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016 cụ thể vào tháng 12.2016 tỷ lệ này là 0.93% tương ứng 268,938 nghìn USD đến thời điểm 31.12.2017 tăng mạnh lên 856,189 nghìn USD tăng gần gấp ba lần và chiểm 1.13% . Con số này phù hợp với thực tế tại SHBVN không chỉ qua thương vụ mua lại ANZ mà còn qua tỷ lệ dự phòng rủi ro sẽ được trình bày ở phần tiếp theo sẽ phần nào cho thấy được tỷ lệ này giảm nhanh và mạnh nhưng đồng thời trích lập dự phịng cũng tăng cao trong năm 2017 (444,128 triệu đồng) . Mục tiêu năm 2019 tại SHBVN là tỷ lệ nợ xấu này sẽ giảm hơn nữa so với tỷ lệ tính tới thời điểm tháng 12.2018 mặc dù tại thời điểm 12.2018 tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng cá nhân đã giảm mạnh xuống còn 0.69% tức giảm 0.44% so với cùng kỳ năm trước nhưng so với dư nợ

12.2018 SHBVN cho vay khách hàng tăng lên cùng với đó ngân hàng đã chuyển ngoại bảng một khoản nợ xấu lớn cũng chính vì thế tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng cá nhân nội bảng giai đoạn này cũng được thể hiện ở con số tôt hơn.

Biểu đồ 4.2 : Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng cá nhân trên tổng dư nợ giai đoạn 2016-2018

Đơn vị: %; 1,000 USD

Nguồn: Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

Đi sâu vào nợ xấu các khoản vay tiêu dùng cá nhân năm 2018 qua các tháng qua biểu đồ 4.3 dưới thấy được vào mỗi quý tỷ lệ nợ xấu lại giảm so với các tháng trước đó. Như vào tháng 1.2018 tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng cá nhân chiêm 1.19% nhưng đến tháng 2.2019 đã tăng lên 0.3% chiếm 1.49% nhưng vào tháng 3.2018 đã giảm chỉ còn 1.35%. Tương tự, tháng 4 và tháng 5.2018 nợ xấu cho vay tiêu dùng lại tăng lên nhưng lại giảm vào tháng 6.2018. Và tỷ lệ nợ xấu này giảm còn 0.69% vào tháng 12.2018. Điều này phản ánh một thực tế tại SHBVN là những khoản nợ xấu được trích lâp dự phịng ở mức cao vào hàng quý kèm theo đó là việc đưa khách hàng đủ điều kiện theo Thông tư 02 lên mức nợ xấu rủi ro cao hơn.

268,938 856,189 1,091,763 0.93% 1.13% 0.69% 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 12.2016 12.2017 12.2018

Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng cá nhân tại SHBVN nhìn về con số đã giảm trên các số liệu báo cáo nhưng thực tế nợ xấu vẫn tồn tại ở mức cao đã được đưa ra ngoại bảng để xử lý đặc biệt là giai đoạn cuối năm.

Biểu đồ 4.3 : Tỷ lệ nợ xấu tiêu dùng cá nhân trên tổng dư nợ năm 2018

Đơn vị: %

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)