Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính, là cầu nối cung và cầu tiền tệ trong nền kinh tế vì vậy, một ngân hàng có vấn đề hay sự biến động đặc biệt nào cũng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu làm ảnh hưởng tới chi phí của ngân hàng đồng thời làm ảnh hưởng tới quá trình chu chuyển vốn. Nợ xấu làm giảm việc tăng trưởng tín dụng hay phát triển của ngân hàng.. Đồng thời làm ảnh hưởng tới chất lượng, dịch vụ của ngân hàng cho nền kinh tế. Và ảnh hưởng tới nguồn vốn cho vay, tài trợ cho các dự án kinh tế xã hội.
Trong một nghiên cứu của Louzis et al. (2012) đã kiểm tra các yếu tố quyết định của các khoản nợ xấu (NPL) trong ngành ngân hàng ở Hy Lạp, riêng cho từng loại cho vay (cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh và thế chấp). Biểu đồ 3.1 thể hiện kết quả nghiên cứu về tổng tỷ lệ NPL đối với danh mục vay khác nhau dựa trên các biến số kinh tế như bài nghiên cứu đưa ra.
Biểu đồ 3.1 : Tổng tỷ lệ NPL đối với danh mục vay khác nhau dựa trên các biến số kinh tế
Kết quả cho thấy, đối với tất cả các hạng mục cho vay, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Hy Lạp có thể được giải thích chủ yếu bằng các biến số kinh tế vĩ mô (GDP, thất nghiệp, lãi suất, nợ công) và chất lượng quản lý. Cụ thể, cho vay tiêu dùng là nhạy cảm nhất với những thay đổi về lãi suất cho vay và cho vay kinh doanh so với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, trong khi các khoản vay thế chấp ít nhạy cảm hơn với các điều kiện kinh tế vĩ mô. Và tỷ lệ nợ xấu phát sinh khi tăng trưởng kinh tế chậm, lãi suất tăng.
Trong bài nghiên cứu khác về việc xác định các yếu tố vi mô và vĩ mô của các khoản nợ xấu (Messai và Jouini, 2013) đã nghiên cứu các biến có thể ảnh hưởng đến các khoản nợ nghi ngờ tại một số tổ chức tín dụng Châu Âu. Kết quả cho thấy tăng trưởng GDP và lợi nhuận trên tổng tài sản của các tổ chức tín dụng có tác động tiêu cực đến các khoản nợ xấu. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã tìm thấy mối liên hệ tiêu cực giữa NPL và tăng trưởng GDP thực tế (Salas và Saurina 2002; Fofack, 2005; Jimenez và Saurina, 2006; Khemraj và Pasha, 2009; Dash và Kabra, 2010). Mức tăng trưởng GDP thực tế cao hơn đòi hỏi mức thu nhập cao hơn. Điều này giúp cải thiện khả năng trả nợ của người vay và góp phần giảm nợ xấu. Khi có sự suy thối trong nền kinh tế (tăng trưởng chậm hoặc âm của GDP), mức độ nợ xấu sẽ tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất thực tế ảnh hưởng tích cực hay cùng chiều với nợ xấu.