.3Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 75)

- Tại SHBVN hàng năm sẽ có những đợt luân chuyển cán bộ nhân viên từ vị trí này sang vị trí khác bất kỳ ở cấp bậc nào. Điều này giúp các cá nhân có nhiều cơ hội để học hỏi ở vị trí mới nhưng đồng thời cũng có những vấn đề phát sinh nếu như ở vị trí mới các cá nhân này chưa kịp thích nghi cũng như chưa được đào tạo bài bản với tính chất cơng việc mới. Do vậy, sau mỗi đợt luân chuyển này SHBVN nên mở những lớp đào tạo để tránh những sai sót cũng như nâng cao trình độ, chun mơn của các cán bộ.

- Định kỳ chủ động mở các lớp đào tạo chống gian lận hay phát hiện thơng tin giả mạo cho các nhân viên tín dụng. Hiện nay việc đào tạo này gần như chỉ diễn ra khi các chi nhánh có yêu cầu/tự phát mà chưa có hệ thống hay lịch trình cụ thể. - Tăng cường nhân sự cùng với chất lượng của đội ngũ thẩm định tài sản tại ngân

hàng để có thể đưa ra những thơng tin chính xác về tài sản, có hiểu biết pháp luật liên quan đến giao dịch bảo đảm, xử lý TSBĐ cũng như định giá đúng giá trị TSBĐ.

- Đối với những khoản vay khơng có tài sản đảm bảo nên bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay. Điều này sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng khơng thể thanh tốn khoản vay hay mất khả năng thanh tốn thì bên bảo hiểm sẽ thanh toán cho ngân hàng. Hiện tại, SHBVN có sản phẩm cho vay bảo lãnh SGI, sản phẩm vay này được bảo lãnh bởi công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul khi khách hàng khơng hồn thành nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng. Nhưng cũng như các công ty bảo hiểm khác việc hồn trả ln phải có điều kiện đi kèm, khách hàng đủ điều kiện sẽ được thanh tốn vậy nhưng vẫn có những khoản vay này tại SHBVN đi đến nợ xấu bởi những nguyên nhân như : (1) nhân viên ngân hàng hoàn thành thủ tục chậm so với điểu kiện bảo lãnh (từ 90 – 120 ngày quá hạn đầu tiên của khách hàng), (2) khi công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul kiểm tra lại hồ sơ cũng như thông tin ban đầu của khách hàng không đúng/đủ điều kiện bảo lãnh của công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul ..dẫn tới việc khơng bồi hồn cho những trường hợp

này. Chính vì vậy, SHBVN nên nâng cao chất lượng nhân sự, đào tạo bài bản về quy trình, chính sách liên quan tới những sản phẩm mới của ngân hàng cũng như giảm thiểu các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp dựa trên những hình phạt, mức phạt cụ thể đối với nhân viên chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ.

5.2.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu

5.2.2.1 Xây dựng, hoàn thiện bộ máy xử lý nợ, quy trình xử lý nợ

- Chú trọng tới quy trình xử lý nợ cũng như tăng cường bộ máy quản lý các nhóm nợ sát sao hơn. Hiện tại, Phòng xử lý nợ các khoản nợ cá nhân trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan – (ngoại trừ các sản phẩm cho vay cá nhân của ANZ trước đây và các sản phẩm CCPL kinh doanh sẽ do bộ phận CCPL xử lý) thì bộ phận này có số lượng nhân sự khá mỏng so với lượng nợ xấu hiện tại. - Giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho các thành viên của Ban lãnh đạo các CN/PGD cũng

như tại bộ phận quản lý và thu hồi nợ tại Hội sở.

- Xây dựng quy trình về giải quyết các khoản nợ xấu rõ ràng, cụ thể hơn như cơ chế trình giảm lãi đối với những khoản nợ xấu và khách hàng khó khăn.. SHBVN nên xây dựng ba rem tương ứng với từng loại sản phẩm, từng số tiền giảm cụ thể tương ứng với từng cấp (trưởng phòng, giám đốc, tổng giám đốc, hội đồng tín dụng..) khác nhau để dễ dàng, phù hợp hơn trong việc xử lý nợ xấu đối với những khoản vay tiêu dùng cá nhân.

5.2.2.2 Hợp tác chặt chẽ với các đối tác thu nợ

- Đánh giá các khoản nợ và tăng cường biện pháp chuyển nợ ngoại bảng qua đối tác thu nợ. Đồng thời, cũng tăng cường tìm hiểu thị trường các công ty thu hồi nợ để hiểu rõ về các hoạt động, những vấn đề phát sinh của các cơng ty để có lựa chọn phù hợp đảm bảo mục tiêu giảm nợ xấu cùng đảm bảo danh tiếng của SHBVN cũng như đưa ra được mức phí dịch vụ phù hợp, tương xứng.

5.2.3 Mơ hình xử lý nợ kiến nghị

Dựa trên thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu cùng dư nợ xấu hiện tại và mục tiêu phát triển của SHBVN tác giả đề xuất mơ hình cơ cấu phịng quản lý và thu hồi nợ cùng quy trình xử lý nợ đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại SHBVN như biểu đồ 5.1.

Biểu đồ 5.1: Mơ hình cơ cấu phịng quản lý và thu hồi nợ kiến nghị

5.3 Một số kiến nghị

Với mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các

Phòng Quản lý và thu hổi nợ

Đội quản lý khách hàng doanh nghiệp Đội quản lý khách hàng cá nhân Nhóm quản lý nợ quá hạn từ 90-360 ngày Nhóm quản lý nợ quá hạn từ 30-90 ngày Nhóm quản lý nợ quá hạn trên 360 ngày và các đối tác thu nợ

Đội báo cáo

- Hỗ trợ CN/PGD đối với những khách hàng nợ nghi ngờ - Quản lý những khoản nợ đã chuyển về phòng với những hoạt động thu nợ cần thiết, được phép. Chuyên trách các vấn đề về số liệu, báo cáo,…

biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% từ nay đến năm 2020 theo Quyết định 1058, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đưa ra những hỗ trợ đối với các ngân hàng.

- Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các sản phẩm cho vay gắn với công nghệ:

Nhiều ngân hàng hiện nay đã phát triển việc cho vay tín chấp dựa trên nền tảng cơng nghệ phân tích dữ liệu online và SHBVN cũng vậy. Nhưng theo đó vẫn cịn nhiều vấn đề rủi ro do hiện tại dữ liệu quốc gia về dân cư tại Việt Nam chưa hoàn thiện, hành lang pháp lý liên quan đến kinh tế số chưa đầy đủ dẫn tới việc phát triển công nghệ thông tin hay trí tuệ nhân tạo (A.I) tại các ngân hàng cịn hạn chế. Do đó, cùng với việc phát triển các sản phẩm cho vay gắn với cơng nghệ thì ngồi việc chính hệ thống các ngân hàng phải xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ, chặt chẽ liên kết với nhau mà NHNN cũng phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp lý đầy đủ, toàn diện đáp ứng sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của các NH cùng khách hàng sử dụng. Đồng thời, Chính phủ cũng nhanh chóng hồn thiện cơ sở dữ liệu số về dân cư/định danh quốc gia hỗ trợ cho phát triển cho vay gắn với công nghệ và hạn chế những thông tin thiếu đúng đắn.

- Hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc xử lý TSBĐ: Nghị quyết 42/2017/QH14 về

thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2017 đã tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, TSBĐ tại các ngân hàng. Nhưng bản thân nghị quyết cũng như trong quá trình thực hiện việc xử lý nợ đã xuất hiện nhiều vướng mắc. Ví như ngay tại Khoản 1 điều 4 của Nghị quyết 42 này đã đưa ra phạm vi điều chỉnh nợ xấu bao gồm: (a) Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 (b) Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực. Tức những khoản nợ được hình thành sau ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu sau ngày này sẽ không được áp dụng theo Nghị quyết 42. Do đó, nếu các ngân hàng muốn xử lý TSBĐ bằng biện pháp thu hồi phải liên hệ qua các quy định pháp luật khác nhưng Bộ luật dân

sự số 91/2015/QH13 lại không công nhận quyền thu giữ TSBĐ của các TCTD một cách chính thức.

Thêm nữa là chưa có hướng dẫn cụ thể về việc xử lý TSBĐ trong trường hợp thế chấp bằng quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua nhà hình thành trong tương lai. Và nếu trong trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hay tự nguyện bàn giao TSBĐ cho TCTD sẽ xử lý như thế nào.

Ngoài ra, những thủ tục chuyển nhượng, quản lý TSBĐ liên quan đến yếu tố nước ngồi hiện vẫn cịn nhiều vấn đề khó khăn.

 Tăng khả năng tiếp cận hợp pháp TSBĐ từ phía bên nhận bảo đảm; việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên nhận chính TSBĐ; sự hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền trong việc bảo đảm thực thi thỏa thuận về xử lý TSBĐ.

 Đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về đảm bảo tiền vay, từ khâu xem xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện pháp bảo đảm và TSBĐ cũng như kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tài sản định kỳ. Đặc biệt đối với hình thức cho vay bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, bất động sản. Chính phủ cần có các quy định cụ thể, tạo khn khổ pháp lý và điều kiện thuận lợi cho ngân hàng có thể chủ động phát mãi tài sản và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.

- Chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài: Dựa theo kinh nghiệm xử lý nợ

xấu của các nước Đơng Á thì các nhà đầu tư nước ngồi có vai trị quan trọng trong quá trình xử lý nợ xấu. Cũng theo đó phải tăng cường minh bạch báo cáo tài chính của các NHTM.

- Tăng cường hoạt động của VAMC: VAMC cần tích cực hơn trong việc tìm kiếm

các đối tác, nhà đầu tư để hợp tác, môi giới, mua, bán nợ và tài sản bảo đảm; trở thành đầu mối, đóng vai trị quan trọng trên thị trường mua bán nợ, TSBĐ để hoạt động xử lý nợ diễn ra tốt hơn đồng thời giá trị các TSBĐ có thể được trao đổi, mua bán với giá thị trường tốt nhất cũng như bù đắp nợ tổn thất tốt hơn.

Tóm tắt Chương 5

Trên cơ sở phân tích thực trạng nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại SHBVN trong Chương 4 cùng với kinh nghiệm thực tế của bốn nước Châu Á trong việc giải quyết nợ xấu nhất là trong giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế, Chương 5 tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm xử lý nợ xấu từ hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân cũng như nâng cao chất lượng tín dụng tại SHBVN.

KẾT LUẬN CHUNG

Ngân hàng là ngành kinh doanh ln có rủi ro và khơng thể triệt tiêu rủi ro với sự xuất hiện của nhiều loại rủi ro khác nhau nên nợ xấu phát sinh là điều tất yếu. Cùng với đó cơng tác xử lý và thu hồi nợ xấu là hoạt động nghiệp vụ thông thường của các ngân hàng. Do đó các ngân hàng phải ln trong tâm thế sẵn sàng đối phó với các vấn đề liên quan đến nợ xấu cũng như chấp nhận rủi ro trong phạm vi nhất định để có thể tồn tại và phát triển. Theo đó, cũng là giúp ổn định và phát triển, tăng trường nền kinh tế đất nước.

Qua nghiên cứu đề tài “ Giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam” luận văn đã hệ thống hóa lại những cơ sở lý luận về nợ xấu. Phân tích tình hình nợ xấu và đánh giá cơng tác quản lý,xử lý và hạn chế nợ xấu tại SHBVN cùng với những nghiên cứu thực nghiệm và kinh nghiệm từ bốn quốc gia Châu Á. Từ đó, đưa ra những hạn chế cũng như giải pháp thiết thực đối với chính thực trạng SHBVN dựa trên mơi trường trong nước.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý luận, những nghiên cứu đi trước nhưng do kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế cũng như chưa thu thập được dự phòng rủi ro cụ thể của từng nhóm nợ cùng tỷ lệ nợ của từng nhóm nợ xấu do chưa tiếp cận được dữ liệu nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Báo cáo Tổng quan Thị Trường Tài Chính, 2016. Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia

2. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước

ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, 2014. Báo cáo tài chính 2013. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2014.

4. Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, 2015. Báo cáo tài chính 2014. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2015.

5. Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, 2016. Báo cáo tài chính 2015. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2016.

6. Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, 2017. Báo cáo tài chính 2016. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2017.

7. Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, 2018. Báo cáo tài chính 2017. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018.

8. Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam, 2019. Báo cáo tài chính 2018. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2019.

9. Nguyễn Quốc Anh, 2015. Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh

của các Ngân hàng thương mại Việt nam. Luận văn Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Thành

10. Nguyễn Văn Tiến, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

11. Nguyễn Thị Thùy Dương, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các ngân

hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng. Đại học Quốc

gia Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Minh Kiều, 2015. Ảnh hưởng của yếu tố đặc điểm đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế 2015. Số 3. Tr. 49-63.

13. Quốc hội, 2010. Luật số 47/2010/QH12 Luật các Tổ chức tín dụng.

14. Phạm Thái Hà, 2016. Nợ xấu – Nhận diện và đo lường. Tài chính vĩ mơ, Số 07 (156), 2016.

15. Tổng cục Thống kê, 2016. Niên giám thống kê 2016. Hà Nội : Nhà xuất bản thống kê.

II. Tài liệu Tiếng Anh

1. Armond, D., D. Zhu, 2005. Determinants of consumer debt: an examination of individual credit management variables.

2. Asami, T., 2000. Non-performing Loans in East Asia. Institute for International Monetary Affairs No 8, 2000.

3. Bank for International Settements, 2006. International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards. Basel Committee on Banking Supervision. 4. Berger, A.N., R., DeYoung, 1997. Problem loans and cost efficiency in commercial

banks. Journal of Banking & Finance, 21:849-870.

6. Bloem, A.M., R., Freeman, 2005. The Treatment of Nonperforming Loans : Clarification and Elaboration of Issues Raised by the December 2004 Meeting of the Advisory Expert Group of the Intersecretariat Working Group on National Accounts, 6. Washington, 2005. IMF Committee.

7. Boudriga, A. et al., 2009. Banking supervision and nonperforming loans: a cross-

country analysis. University of Tunis, Montfleury, Tunisia.

8. Chaibi, H., Z. Ftiti, 2015. Credit risk determinants: Evidence from a cross-country study. Research in International Business and Finance, 33:1-16

9. Chien, Y., S.A. Devaney, 2001. The Efects of Credit Attitude and Socieconomic Factors on Credit Card and Installment Debt. The Journal of Consumer Affairs, 1: 162-179.

10. Dasri, T., 2000. Out-of-Court Corporate Debt Restructuring in Thailand.

11. Festic, M. et al., 2011. The macroeconomic sources of systemic risk in the banking

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)