Tổng quan kinh nghiệm xử lý nợ xấu các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 51 - 58)

3.1.5 .3Đối với khách hàng

3.3.5 Tổng quan kinh nghiệm xử lý nợ xấu các nước

Nhìn chung, tái cấu trúc ngành tài chính là một yếu tố thiết yếu trong các chương trình điều chỉnh cơ cấu tại các nền kinh tế Đơng Á. Chính phủ trong các nền kinh tế khu vực bị khủng hoảng đã cố gắng tái cấu trúc hệ thống tài chính của họ bằng các cách như:

- Đóng cửa các Ngân hàng thương mại và cơng ty tài chính;

- Sáp nhập một số tổ chức hiện có và quốc hữu hóa các tổ chức khác; - Bơm tiền công cho các ngân hàng khả thi tái cấp vốn;

- Đưa ra các chiến lược giải quyết tài sản có hệ thống; và - Cho phép đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực tài chính

Hay để giải quyết nợ xấu họ đã đưa ra những chính sách chung như: - Thành lập các công ty quản lý tài sản để thu hồi nợ xấu

- Phân bổ nguồn vốn công đến các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác

- Tạo ra khuôn khổ nhằm thúc đẩy các cuộc đàm phán tự trị, phi tòa án giữa chủ nợ và người đi vay.

Được thể hiện tổng quát qua bảng sắp xếp thể chế của việc cơ cấu tài chính dưới đây:

Bảng 3.1 : Sắp xếp thể chế của việc cơ cấu tài chính tại Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia giai đoạn xử lý nợ xấu

NPL Management Công ty Quản lý tài sản

Bank Recapitalization Cơ quan Tái cấp vốn

cho Ngân hàng

Mediation of Debt Workout

Hòa giải

Hàn Quốc

KAMCO (Korea Asset Management Corporation) Korea Deposit Insurance Corporation Corporate Restructuring Coordination Committee

Thái Lan TMAC Financial Institutions

Development Fund

CDRAC (Corporate Debt Restructuring Advisory Committee)

Malaysia Danaharta Danamodal

CDRC (Corporate Debt Restructuring

Committee)

Indonesia IBRA (Indonesian Bank

Restructuring Authority) IBRA

Jakarta Initiative Task Force

Nguồn: World Bank 1999, Global Economic Prospects and the Developing Countries 2000, Table 3.5, P.85

Và sự thay đổi cấu trúc trong hệ thống tài chính ở 4 quốc gia trên như sau:

Bảng 3.2 : Sự thay đổi cấu trúc trong hệ thống tài chính tại Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Indonesia giai đoạn xử lý nợ xấu

Đóng cửa Nhà nước tiếp quản Sáp nhập

Korea 5 NHTM, 17 NH bán buôn, và nhiều hơn 100 tổ chức tài chính phi ngân hàng. 4 NHTM (25%) 9 Ngân hàng và 2 NH bán buôn để tạo ra 4 NHTM mới (15%) Thái Lan 57 cơng ty tài chính (11%) và 1 NHTM (2%) 7 NHTM (13-15%) và 12 cơng ty tài chính (2.2%) 5 NHTM và 13 cơng ty tài chính thành 3 ngân hàng (20%) Malaysia Khơng có 1 NHTM, 1 NH bán bn, và 3 cơng ty tài chính dưới sự kiểm soát của NHTW (12%) 6 sự sáp nhập của cơng ty tài chính và NHTM (2%) Indonesia 64 Ngân hàng (18%) 12 NHTM (20%) 4 trong số 7 Ngân hàng được sáp nhập thành một ngân hàng duy nhất (54%)

Nguồn: World Bank 1999, Global Economic Prospects and the Developing Countries 2000, Table 3.5, P.85

Cho thấy các chính sách, biện pháp của các quốc gia Đông Á trên luôn đi kèm việc giám sát tín dụng chặt chẽ, cơ chế quản lý rủi ro tốt hơn. Kinh nghiệm về xử lý nợ xấu thông qua các công ty quản lý tài sản AMC ở các nước thực sự là một bài học cho Việt Nam

nói chung và các ngân hàng nói riêng trong q trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu đang dần leo thang như hiện nay.

Ở Việt Nam nợ xấu hình thành trong giai đoạn 2011-2015 tăng mạnh do các vấn đề nội tại nền kinh tế thời điểm đó như bong bóng bất động sản cũng như chịu tác động của sự suy thoái nền kinh tế tồn cầu chính vì thế NHNN đã đưa ra các đề án xử lý nợ xấu cùng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tháng 06 năm 2013 Công ty Quản lý tài sản (VietNam Asset Management Company – VAMC) được thành lập do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giá sát của Ngân hàng Nhà nước nhưng cho tới hiện tại VAMC vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả, kết quả đạt được vẫn còn hạn chế. Điều này thể hiện kết quả mua nợ và kết quả xử lý nợ giai đoạn từ 2013-2016 qua Bảng 4.3 và Bảng 4.4 dưới đây.

Bảng 3.3 : Kết quả mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt 2013-2016 của VAMC

Đơn vị: tỷ đồng, số lượng STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2013-2016 1 Số khách hàng 963 5.304 9.772 832 15.855 2 Số khoản nợ 1.568 8.618 14.31 1.24 25.656 4 Dư nợ gốc nội bảng 36.257 92.448 109.264 42.183 275.555 5 Giá mua 30.947 77.705 100.458 40.035 245.924

Bảng 3.4 : Kết quả xử lý nợ từ 2013-2016 của VAMC

Đơn vị: tỷ đồng, số lượng

STT Năm 2013 2014 2015 2016 Lũy kế 2013-2016 1 Điều chỉnh lãi suất

1.1 Dư nợ gốc - 367 636 1.178 2.181

1.2 SL KH - 9 22 81 112

2 Miễn, giảm lãi phí

2.1 Số tiền miễn giảm 66 109 834 1.009

2.2 SL KH 17 37 434 488 3 Cơ cấu nợ 3.1 Dư nợ gốc 446 784 233 1.463 3.2 SLKH 11 21 12 44 4 Bán nợ 4.1 Số lượng khách hàng 10 9 40 59 4.2 Số lượng khoản nợ 68 11 57 136 4.3 Giá bán 1.773 1.183 4.86 7.816 5 Bán TSBĐ Giá bán 490 4.18 6.356 11.026

Nguồn: Báo cáo hoạt động của VAMC các năm 2013-2016

Ta thấy được kết quả xử lý nợ giai đoạn 2013-2016 khá khiêm tốn so với kết quả mua nợ từ các TCTD mặc dù VAMC đã có nhiều biện pháp xử lý nợ như điều chỉnh lãi suất, miễn/giảm lãi phí, cơ cấu nợ, bán nợ hay bán TSĐB. Trong đó việc bán TSĐB là chiếm cao nhất và kế tới là bán nợ. Việc bán nợ này là do chính VAMC ủy quyền lại cho các TCTD bán nợ.

Về bản chất việc xử lý nợ ở VAMC chưa được triệt để bởi các ngân hàng chuyển được nợ xấu sang VAMC giúp bảng cân đối tại các ngân hàng trở nên lành mạnh hơn nhưng

bản chất nợ xấu của nền kinh tế vẫn tồn tại. Ngân hàng bán nợ cho VAMC và nhận lại trái phiếu chứ không phải tiền để tiếp tục kinh doanh… và VAMC cũng không phải trả lãi cho việc này. Việc bán nợ cho VAMC nhưng nợ xấu này cũng có thể quay lại ngân hàng sau 5 năm nếu không xử lý được.

Tóm tắt Chương 3

Chương 3 tác giả đã giới thiệu khái quát những khái niệm, nền tảng lý thuyết liên quan tới bài nghiên cứu và cách thức đo lường nợ xấu. Đưa ra những nguyên nhân và những tác động của nợ xấu cùng với những nghiên cứu thực nghiệm đưa ra những nhân tố tác động đến nợ xấu. Qua đó, có thể thấy được những tác động tiêu cực mà nợ xấu mang lại không chỉ đối với một cá nhân mà cịn cả một tổ chức hay tồn bộ nền kinh tế nhất là với nền kinh tế hiện tại khi tồn cầu hóa, tăng trưởng kinh tế và việc mở rộng của ngành tài chính. Cùng với đó là kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở bốn quốc gia Đông Á cho thấy ngồi sự hỗ trợ của Chính phủ các ngân hàng cịn thành lập công ty quản lý tài sản AMC để tăng cường xử lý nợ, mua, bán nợ giúp tận dụng được nguồn lực xã hội và tăng khả năng tài chính của ngân hàng cùng với việc đa dạng hóa các hình thức xử lý nợ xấu như tiếp cận các nhà đầu tư nước ngồi, phát hành chứng khốn, bán đấu giá, tái cơ cấu nợ,.. Đây là cơ sở nền tảng cho nghiên cứu ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV

SHINHAN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)