3.1.5 .3Đối với khách hàng
3.3.1 Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc
Nợ xấu là trung tâm của cuộc khủng hoảng tài chính nhấm chìm nền kinh tế Hàn Quốc trong suốt những năm 1997-1998. Sự phục hồi của nền kinh tế được đặc trưng bởi sự giảm nhanh chóng và quyết liệt mức độ nợ xấu trong hệ thống tài chính. Chính phủ Hàn Quốc đóng vai trị hàng đầu trong việc tái cấu trúc tài chính và doanh nghiệp bao gồm tăng cường khung pháp lý và quy định, bơm vốn và thành lập các tổ chức mới để quản lý khủng hoảng, như là Tập đoàn quản lý tài sản Hàn Quốc - Korea Asset Management Corporation (KAMCO).
KAMCO được mô tả như công ty quản lý tài sản, được thành lập vào tháng 4 năm 1962 với tư cách là một công ty con của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc - Korea Development Bank (KDB). Nhiệm vụ chính của tập đồn đầu tiên là để thanh lý tài sản rủi ro của KDB. Năm 1966, phạm vi hoạt động của KAMCO được mở rộng sang các tổ chức tài chính khác và dần thành lập một cơng ty quản lý bất động sản chuyên biệt. Trong những năm 1980-1990 KAMCO được chính phủ ủy quyền quản lý và bán các tài sản bị nhà nước tịch thu trong bối cảnh điều tra thuế và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước khác. KAMCO đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và giúp để phát trển thị trường tài chính. Đầu tiên, KAMCO đã mua những tài sản rủi ro từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, cho phép cho vay tại thời điểm tính thanh khoản khó. Mục tiêu này đã được thực hiện bằng việc tăng cường giám sát để chắc chắn cá ngân hàng hoạt động dựa trên các nguyên tắc thương mại hợp lý. Thứ hai, giải quyết nợ xấu của KAMCO góp phần sự tiến bộ của Hàn Quốc trong việc thu hồi vốn cơng được chính phủ bơm vào để tái cấu trúc ngành tài chính. Ngồi ra, KAMCO đã xử lý nhiều tài sản rủi ro qua một số phương án cải tiến bao gồm việc phát hành chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS). Sự phát triển tài sản rủi ro quyết định đến sự thành công của Hàn Quốc trong việc giải quyết nợ xấu.
Trong nghiên cứu của Dong He (2004), KAMCO đã đóng một vai trị tạo thị trường bằng cách khắc phục và phối hợp các vấn đề thơng tin. Các hoạt động tiếp thị tích cực của nó đã kết hợp và làm trung gian giữa người bán và người mua nợ xấu. KAMCO đã thuyết phục thành cơng các cơng ty quốc tế đang tìm kiếm tài sản rủi ro để quan tâm đến thị trường Hàn Quốc. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi lần lượt cũng khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước. Sự đồng thuận chính trị về sự cần thiết giảm nợ công đã giúp KAMCO tăng cường tập trung vào việc xử lý nhanh chóng các tài sản mua lại và thu hồi vốn cơng thay vì chỉ lưu trữ tài sản.
Theo chương trình do IMF hỗ trợ, chiến lược của chính quyền trong quản lý khủng hoảng và tái cấu trúc ngành tài chính bao gồm 4 yếu tố chính:
- Đo lường khẩn cấp để nhanh chóng khơi phục sự ổn định cho hệ thống tài chính thơng qua hỗ trợ thanh khoản, bảo lãnh tiền gửi và can thiệp vào các tổ chức không khả thi
- Tái cấu trúc các biện pháp để khôi phục khả năng thanh tốn của hệ thống tài chính bằng cách can thiệp vào các tổ chức khơng có khả năng, mua bán nợ xấu và tái cấp vốn.
- Các biện pháp điều tiết để tăng cường khn khổ hiện có bằng cách đưa ra các quy định và giám sát thận trọng phù hợp vơi thông lệ quốc tế.
- Các biện pháp tái cấu trúc doanh nghiệp để giảm bớt sự khó khan của doanh nghiệp và tính dễ tổn thương của các tỏ chức tài chính tiếp xúc với ngành có tỷ lệ nợ cao. Tính cấp bách nền kinh tế Hàn Quốc bấy giờ hình thành KAMCO như đã nói ở trên. KAMCO phân các tài sản mua từ các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác thành 2 loại: khoản vay thông thường và khoản vay đặc biệt. Các khoản vay này được phân thành các khoản vay có đảm bảo và khơng có đảm bảo. Lượng nợ xấu KAMCO mua lại tăng lên qua các năm và tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm thể hiện ở biểu đồ 4.1 bên dưới (Dong He,2004) điều này đã cho thấy vai trị tích cực của KAMCO trong việc xử lý nợ xấu.
Biểu đồ 3.2 : Nợ xấu của ngành tài chính tại Hàn Quốc từ năm 1997-2002
Ngồi ra chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra những chính sách ưu đãi thuế để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu như:
- Giảm thuế trên thặng dư vốn: Thặng dư vốn thu được từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO đều được giảm 50% thuế.
- Tính vào chi phí: Khi các TCTD có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phịng mất vốn các TCTD được phép bù phần nhiều hơn đó vào dự phịng định giá lại tài sản. Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của TCTD.
- Miễn giảm thuế giao dịch chứng khoán: Khi KAMCO hay TCTD nào mua cổ phiếu của các TCTD mất khả năng thanh toán để tổ chức lại tổ chức này và chuyển đối lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễn giảm thuế.
Hàn Quốc đã rất kịp thời, toàn diện và thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài chính để ổn định và phát triển kinh tế.