3.1.5 .3Đối với khách hàng
3.3.3 Bài học kinh nghiệm từ Malaysia
Trong khu vực Châu Á, cả Hàn Quốc và Malaysia đều là những quốc gia tương đối phát triển. Hàn Quốc đã trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 1996 và trình độ kinh tế xã hội Malaysia đã cao hơn đáng kể khi so sánh với các nước láng giềng Thái Lan và Indonesia.
Khi cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng khắp khu vực Đơng Nam Á, Hệ thống tài chính của Malaysia cũng khơng tránh khỏi cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Phản ứng ban đầu của Malaysia vượt qua các biện pháp tương tự IMF. Chính sách tài khóa và tiền tệ chặt chẽ đã được thực hiện để làm chậm tăng trưởng tín dụng, bảo vệ đồng Ringgit và hạn chế tăng lãi suất. Tuy nhiên, vào tháng 3 năm 1998, các dấu hiệu suy giảm sản lượng đã làm cho Chính phủ nới lỏng các chính sách kinh tế vĩ mơ. Gói chính sách kinh tế vĩ mơ đầu tiên này do chính phủ khởi xướng dưới thời Phó Thủ tướng Anwar Ibrahim thất bại trong việc khôi phục niềm tin và làm cuộc khủng hoảng gia tăng. Một số yếu tố cho thấy tình trạng xấu đi của nền kinh tế Malaysia. Do những điều kiện ngày càng tồi tệ hơn, chính sách tài khóa chặt chẽ đã biến thành một chính sách mở rộng với vốn cao hơn chi tiêu và giảm thuế vào tháng 8 năm 1998. Tuy nhiên, sự thay đổi này là khơng đủ và chính phủ chuyển sang kiểm soát trao đổi và kiểm soát vốn gây tranh cãi và rộng rãi. Nhưng so với Hàn Quốc, Malaysia có tình hình tài chính tốt hơn với ít nợ xấu hơn, vay nợ nước ngồi ít hơn và tỷ lệ nợ đáo hạn ngắn hạn nhỏ hơn, do đó, khơng xảy ra đóng cửa ngân hàng.
Năm 1998, một số biện pháp đã được đưa ra nhằm ổn định ngành ngân hàng và dẫn đến cải cách hơn trong trung và dài hạn. Việc hợp nhất ngành ngân hàng được bắt đầu thông qua sáp nhập. Kế hoạch tái cấu trúc để củng cố hệ thống ngân hàng được đi kèm với việc thành lập một công ty quản lý tài sản, một cơ quan tái cấu trúc và một ủy ban tái cấu trúc nợ doanh nghiệp.
Trong nửa cuối năm 1998 chính quyền Malaysia đã thành lập Danaharta như công ty quản lý tài sản tập trung. Mục đích chính của Danaharta là mua lại các khoản nợ xấu của không chỉ các ngân hàng mà cả các định chế tài chính với mức giá hợp lý và tối đa hóa giá trị có thể phục hồi của các khoản nợ, giúp các tổ chức tài chính này thốt khỏi gánh nặng nợ nần, một nguyên nhân khiến chức năng trung gian tài chính cho nền kinh tế của họ bị suy giảm đáng kể. Đây là một bước tiến quan trọng của chính phủ Malaysia trong việc tái cơ cấu lại các ngân hàng, giai đoạn đầu tiên nằm trong kế hoạch tổng thể phát triển khu vực tài chính giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu tạo lập được một hệ thống tài chính đa dạng, hiệu quả bền vững, ổn định, hoạt động năng động trên thị trường tài chính khu vực và thế giới, với tiềm lực cạnh tranh mạnh mẽ, phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế đất nước. (Đỗ Thị Bích Hồng, 2012)
Danaharta đã mua nợ xấu theo giá trị thị trường, được thẩm định bởi kiểm toán viên độc lập đối với những khoản vay có bảo đảm, và định giá các khoản vay khơng có bảo đảm ở mức 10% số tiền gốc. Mức độ nợ xấu cũng giảm từ năm 1999 đến 2000, và tỷ lệ nợ xấu đã giảm hàng năm sau năm 1998, ngoại trừ năm 2001. (Inoguchi, 2012)
Theo nghiên cứu về tái cấu trúc ngân hàng tại Châu Á của Ito và Yudo (2007), Việc hợp nhất các tổ chức tài chính cũng là một biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Mặc dù có một số việc hợp nhất giữa các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và các công ty tài chính, Ngân hàng Negara – Ngân hàng Trung ương Malaysia cũng cung cấp thanh khoản cho các tổ chức tài chính yếu kém. Thêm vào đó, một số ngân hàng và các cơng ty tài chính của họ đã bị sáp nhập. Kết quả là, số lượng ngân hàng thương mại ở Malaysia đã giảm từ 36 vào năm 1997 xuống 22 vào đầu năm 2007. Sở hữu ngân hàng cũng thay đổi. Khi mức độ sở hữu nước ngồi trung bình tăng lên, tỷ lệ sở hữu nhà nước trong số 10 ngân hàng hàng đầu đã giảm từ 11% năm 1997 xuống còn khoảng 3,5% năm 2004.
Bên cạnh đó Danamodal cũng được thiết lập. Danamodal được thành lập vào tháng 8 năm 1998 với tư cách là công ty con thuộc sở hữu của Ngân hàng Negara Malaysia nhằm
mục đích tái cấp vốn cho các tổ chức ngân hàng bằng cách bơm vốn. Cụ thể mục tiêu của Danamodal là (1) tái cấu trúc và củng cố ngành ngân hàng; và (2) giúp tạo điều kiện cho việc hợp nhất và hợp lý hóa hệ thống ngân hàng để hỗ trợ cho giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo. Việc thành lập Danamodal và Danaharta sẽ bổ sung lẫn nhau hướng tới củng cố hệ thống ngân hàng và từ đó đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế.
Cùng với đó, vào tháng 7 năm 1998, việc thành lập Ủy ban tái cấu trúc nợ doanh nghiệp CDRC (The Corporate Debt Restructuring Committee) giúp cung cấp một cơ chế cho các tổ chức ngân hàng và khách nợ thực hiện các kế hoạch tái cơ cấu nợ khả thi. Nhưng những khoản nợ được giải quyết bởi CDRC là những khoản nợ với tổng số nợ ít nhất là RM50 triệu. Tiến trình tái cơ cấu nợ được coi là hồn thành và CDRC đã bị đóng cửa vào tháng 8 năm 2002. Sau đó Danamodal cũng đã bị đóng cửa vào năm 2003.
Phản ứng chính sách của các cơ quan tiền tệ Malaysia là kịp thời và phù hợp. Ngân hàng trung ương Malaysia - Bank Negara Malaysia (BNM) đã thực hiện các bước đúng đắn bằng cách thành lập công ty quản lý tài sản của Danaharta, cũng như phương tiện đặc biệt Danamodal, để xử lý nợ xấu và tái cấp vốn. Nhìn bề ngồi, các biện pháp này, trong một chừng mực nào đó, đã thành cơng trong việc hạ thấp tỷ lệ nợ xấu tại Malaysia. Hai biểu đồ 4.4 và 4.5 trong nghiên cứu về nợ xấu và các công ty quản lý tài sản ở Malaysia và Thái Lan của Inoguchi (2012) cho thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ ở Malaysia qua các năm 1995-2007. Đặc biệt từ năm 1998 giai đoạn khủng hoảng này tỷ lệ nợ tăng lên đột biến, gấp gần 3 lần so với 3 năm gần nhất nhưng giai đoạn sau đó tỷ lệ nợ xấu đã dần giảm dần cho thấy hiệu quả trong việc giải quyết nợ xấu tại Malaysia.
Biểu đồ 3.5 : Tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ tại Malaysia và Thái Lan từ năm 1995-2007 2007