.2018 tại SHBVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 69)

Đơn vị: USD. FX: 23,325

Nguồn: Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam

So sánh tổng dư nợ cho vay tiêu dung ủy quyền cho đối tác thu nợ và kết quả xử lý nợ cá nhân mà bên thứ ba thu được đến tháng 12/2018 thấy được tỷ lệ thu hồi khá thấp. Tổng số tiền thu được từ tháng 7 đến tháng 12/2018 chỉ chiếm 7.26% trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân khơng có TSBĐ ủy quyền qua bên đối tác. Điều này đến từ nhiều nguyên nhân mà trong đó sự ràng buộc về chỉ tiêu thu nợ không được thể hiện trên hợp đồng ký kết và tỷ lệ hoa hồng chi trả tương đối ổn so với các ngân hàng khác cũng được cho là nguyên do.

So với các tổ chức tín dụng khác khi bán nợ hay ủy quyền cho các công ty thu hồi nợ các điều kiện về thu nợ của SHBVN đưa ra cho đối tác chưa thực sự khắt khe. Ví như: chưa có KPIs theo ngày, tuần hay tháng cho các đối tác cũng như chưa đưa ra các điều kiện rang buộc lẫn nhau khi thu hồi nợ như tỷ lệ trả về nhóm 1,2 hay 3, ...kèm phần trăm thu nợ trên tổng dư nợ chuyển cho đối tác. Hơn nữa cũng khơng có các quy định rõ ràng, cụ thể về tư cách đạo đức của nhân viên trong trường hợp đối tác có những tác động

14,074 1,243 16,803 19,270 13,175 13,873 21,959 3,748 19,327 22,468 19,375 18,538

Jul-18 Aug-18 Sep-18 Oct-18 Nov-18 Dec-18

không đúng mực với khách hàng, người tham chiếu hay làm ảnh hưởng tới uy tín của SHBVN.

Từ nhiều nguyên nhân, từ con người cho đến hệ thống cũng như chưa có sự nhìn nhận đúng đắn trong cơng tác thu hồi nợ, mặc dù áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát và duy trì chất lượng khoản vay nhằm kịp thời phát hiện các vấn đề rủi ro cũng như giải quyết nhanh những khoản nợ xấu nhưng trong công tác xử lý nợ xấu tại SHBVN vẫn cịn nhiều thiếu sót nhất là ở quy trình nghiệp vụ xử lý nợ cũng như công tác quản lý các khoản nợ.

Tóm tắt Chương 4

Từ q trình phân tích thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan cùng với việc phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng ở Chương 3 và bài học kinh nghiệm về xử lý nợ xấu trên các nước Đông Á cùng các công tác xử lý và hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam ở Chương 4 tác giả rút ra những vấn đề còn tồn tại trong hệ thống SHBVN cũng như công tác xử lý nợ làm tiền để cho hệ thống giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại SHBVN ở Chương 5.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TNHH

MTV SHINHAN VIỆT NAM

Nợ xấu là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả của một ngân hàng. Hạn chế và xử lý nợ xấu là một vấn đề quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của tất cả các ngân hàng. Trong quá trình hạn chế và xử lý nợ xấu cũng như hiệu quả của hoạt động này không phải chỉ đến từ một bộ phận như xử lý nợ mà nó cịn phải là sự hợp tác giữa các phòng ban nghiệp vụ khác nhau xuất phát từ nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Đối với thực trạng Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam hiện nay tác giả có một số góp ý để xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân dựa trên thực trạng cũng như định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại SHBVN.

5.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam MTV Shinhan Việt Nam

Trong môi trường kinh doanh, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay cùng với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là 15% trong năm 2019 SHBVN đã đề ra mục tiêu phát triển của mình hiện tại là phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng đặc biệt cho vay tiêu dùng khơng có tài sản đảm bảo. SHBVN khơng chỉ đa dạng hóa sản phẩm cho vay của mình mà cịn cố gắng phát triển bộ máy, công nghệ để đáp ứng khả năng cung cấp dịch vụ và mục tiêu của mình. Hiện tại SHBVN đã phát triển thêm các sản phẩm mới như vay qua zalo, momo… được gọi là cho vay tiêu dùng qua ví điện tử (Pocket Loan) khơng chỉ đáp ứng nhu cầu vay nhanh gọn của khách hàng mà còn mở rộng phạm vi cho vay của mình. Điều này thúc đẩy SHBVN phải phát triển về chính sách, lãi suất, phí… liên quan và cả nhân lực, tài lực để có thể hồn thiện các sản phẩm mới cũng như cơng tác kiểm sốt để hạn chế những rủi ro tín dụng liên quan.

5.2 Giải pháp nhằm tăng cường xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam Việt Nam

5.2.1 Giải pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh

5.2.1.1 Hoàn thiện cơ cấu, hệ thống chấm điểm và quản lý rủi ro các khoản vay cá nhân vay cá nhân

- Phát triển, hoàn thiện hơn hệ thống cảnh báo sớm đối với khách hàng cá nhân đặc biệt là cho vay tiêu dùng cá nhân vì mục tiêu phát triển bán lẻ của Ngân hàng. - Bộ chỉ tiêu phi tài chính trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được thực

hiện và tuân thủ nghiêm ngặt, thực sự khách quan do hiện tại tại SHBVN cá nhân thu thập thông tin hay tìm kiếm khách hàng vay và bộ phận kiểm tra nhập các thơng tin vào hệ thống vẫn cịn chưa rạch ròi. Tại một số chi nhánh 2 bộ phận này tách rời nhau tức các cán bộ quản lý tín dụng (RM) sẽ tìm kiếm khách hàng, mang hồ sơ về và người kiểm tra hồ sơ, thông tin và chấm điểm xếp hạng tại SHBVN là Loan officer. Nhưng tại một số chi nhánh khác thì RM lại vừa là người tìm kiếm khách hàng cũng vừa là người nhập thông tin khách lên hệ thống cũng như tự chấm điểm xếp hạng tín dụng, Loan officer chỉ kiểm tra lại một lần nữa. Điều này cho thấy sự thiếu đồng nhất trong chính hệ thống SHBVN cũng như sự chưa rõ ràng trong phân cơng cơng việc của các bộ phận. Do đó cần tách biệt rạch rịi, thực hiện chấm điểm tín dụng cũng như quản lý rủi ro giữa bộ phận thu thập và kiểm tra thông tin.

- Hiện tại SHBVN cũng chưa có phịng điều tra và phịng, chống gian lận hay phòng Q&A như các ngân hàng khác đặc biệt là các ngân hàng cũng đang phát triển cho vay tiêu dùng như hiện nay thì điều này hồn tồn có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng khoản vay. Việc xây dựng các phòng ban này giúp đảm bảo quy trình thẩm định, tái thẩm định được thực hiện hiệu quả hơn, giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cũng như kiểm sốt, đảm bảo đúng mục đích vay và tình hình trả nợ của khách hàng.

- Xác định rõ ràng hình thức xử lý trách nhiệm với những cá nhân, tập thể khi xảy ra các vấn đề ảnh hưởng tới hình ảnh, danh tiếng, lợi nhuận…của chính ngân hàng.

5.2.1.2 Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra khoản vay

- Tăng cường cơng tác kiểm sốt tăng trưởng tín dụng đi kèm chất lượng tín dụng nhất là đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân khơng có tài sản đảm bảo hay có tài sản đảm bảo nhưng tài sản đảm bảo lại vẫn trong tay người đi vay như trường hợp cho vay mua xe hơi.

- Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ tài sản, tình hình tài chính của khách hàng chính xác, đúng kỳ hạn. Kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng vay có đúng mục đích như trên hợp đồng tín dụng hay khơng, kiểm tra tài sản đảm bảo để đảm bảo giá trị tài sản tăng hay giảm,... Nếu việc định giá lại có giảm sút giá trị tài sản, khơng đủ để đảm bảo cho khoản vay thì ngân hàng yêu cầu khách hàng đưa thêm tài sản bổ sung để đủ đảm bảo cho dư nợ tại ngân hàng hoặc phải thanh toán/giảm dư nợ tương đương với giá trị TSĐB định giá lại để đảm bảo việc thanh toán khoản nợ cũng như tránh việc biến khoản vay có tài sản thành khoản vay tín chấp. - Tại SHBVN mỗi CN/PGD đều có cán bộ kiểm sốt riêng để tự kiểm soát định kỳ

(hàng ngày, hàng tháng, hàng năm) hoặc kiểm tra đột xuất nhằm đảm bảo các hoạt động tại CN/PGD. Bất kỳ vi phạm/ lỗi nào được phát hiện trong quá trình kiểm tra, kiểm soát viên nội bộ phải ghi nhận chúng lên hệ thống để quản lý và theo dõi chặt chẽ nhằm đóng các vi phạm/lỗi trên khi có đầy đủ chứng cứ cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số CN/PGD chưa thực hiện theo dõi chặt chẽ các lỗi/vi phạm ghi nhận trên hệ thống. Do đó, cần phải giám sát chặt chẽ hơn và đưa ra bảng KPI nghiêm khắc nếu không thực hiện việc theo dõi chặt chẽ các lỗi/vi phạm nếu có. - Khơng cho phép các CN/PGD cung cấp dịch vụ thu tiền tận nơi đối với khách hàng

5.2.1.3 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

- Tại SHBVN hàng năm sẽ có những đợt luân chuyển cán bộ nhân viên từ vị trí này sang vị trí khác bất kỳ ở cấp bậc nào. Điều này giúp các cá nhân có nhiều cơ hội để học hỏi ở vị trí mới nhưng đồng thời cũng có những vấn đề phát sinh nếu như ở vị trí mới các cá nhân này chưa kịp thích nghi cũng như chưa được đào tạo bài bản với tính chất cơng việc mới. Do vậy, sau mỗi đợt luân chuyển này SHBVN nên mở những lớp đào tạo để tránh những sai sót cũng như nâng cao trình độ, chuyên môn của các cán bộ.

- Định kỳ chủ động mở các lớp đào tạo chống gian lận hay phát hiện thông tin giả mạo cho các nhân viên tín dụng. Hiện nay việc đào tạo này gần như chỉ diễn ra khi các chi nhánh có yêu cầu/tự phát mà chưa có hệ thống hay lịch trình cụ thể. - Tăng cường nhân sự cùng với chất lượng của đội ngũ thẩm định tài sản tại ngân

hàng để có thể đưa ra những thơng tin chính xác về tài sản, có hiểu biết pháp luật liên quan đến giao dịch bảo đảm, xử lý TSBĐ cũng như định giá đúng giá trị TSBĐ.

- Đối với những khoản vay khơng có tài sản đảm bảo nên bắt buộc phải mua bảo hiểm khoản vay. Điều này sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng khơng thể thanh tốn khoản vay hay mất khả năng thanh tốn thì bên bảo hiểm sẽ thanh tốn cho ngân hàng. Hiện tại, SHBVN có sản phẩm cho vay bảo lãnh SGI, sản phẩm vay này được bảo lãnh bởi công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul khi khách hàng khơng hồn thành nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng. Nhưng cũng như các công ty bảo hiểm khác việc hồn trả ln phải có điều kiện đi kèm, khách hàng đủ điều kiện sẽ được thanh tốn vậy nhưng vẫn có những khoản vay này tại SHBVN đi đến nợ xấu bởi những nguyên nhân như : (1) nhân viên ngân hàng hoàn thành thủ tục chậm so với điểu kiện bảo lãnh (từ 90 – 120 ngày quá hạn đầu tiên của khách hàng), (2) khi công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul kiểm tra lại hồ sơ cũng như thông tin ban đầu của khách hàng không đúng/đủ điều kiện bảo lãnh của công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul ..dẫn tới việc khơng bồi hồn cho những trường hợp

này. Chính vì vậy, SHBVN nên nâng cao chất lượng nhân sự, đào tạo bài bản về quy trình, chính sách liên quan tới những sản phẩm mới của ngân hàng cũng như giảm thiểu các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp dựa trên những hình phạt, mức phạt cụ thể đối với nhân viên chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ.

5.2.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu

5.2.2.1 Xây dựng, hồn thiện bộ máy xử lý nợ, quy trình xử lý nợ

- Chú trọng tới quy trình xử lý nợ cũng như tăng cường bộ máy quản lý các nhóm nợ sát sao hơn. Hiện tại, Phịng xử lý nợ các khoản nợ cá nhân trực tiếp xử lý các khoản nợ xấu của Ngân hàng TNHH MTV Shinhan – (ngoại trừ các sản phẩm cho vay cá nhân của ANZ trước đây và các sản phẩm CCPL kinh doanh sẽ do bộ phận CCPL xử lý) thì bộ phận này có số lượng nhân sự khá mỏng so với lượng nợ xấu hiện tại. - Giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho các thành viên của Ban lãnh đạo các CN/PGD cũng

như tại bộ phận quản lý và thu hồi nợ tại Hội sở.

- Xây dựng quy trình về giải quyết các khoản nợ xấu rõ ràng, cụ thể hơn như cơ chế trình giảm lãi đối với những khoản nợ xấu và khách hàng khó khăn.. SHBVN nên xây dựng ba rem tương ứng với từng loại sản phẩm, từng số tiền giảm cụ thể tương ứng với từng cấp (trưởng phòng, giám đốc, tổng giám đốc, hội đồng tín dụng..) khác nhau để dễ dàng, phù hợp hơn trong việc xử lý nợ xấu đối với những khoản vay tiêu dùng cá nhân.

5.2.2.2 Hợp tác chặt chẽ với các đối tác thu nợ

- Đánh giá các khoản nợ và tăng cường biện pháp chuyển nợ ngoại bảng qua đối tác thu nợ. Đồng thời, cũng tăng cường tìm hiểu thị trường các cơng ty thu hồi nợ để hiểu rõ về các hoạt động, những vấn đề phát sinh của các cơng ty để có lựa chọn phù hợp đảm bảo mục tiêu giảm nợ xấu cùng đảm bảo danh tiếng của SHBVN cũng như đưa ra được mức phí dịch vụ phù hợp, tương xứng.

5.2.3 Mơ hình xử lý nợ kiến nghị

Dựa trên thực trạng công tác quản lý và xử lý nợ xấu cùng dư nợ xấu hiện tại và mục tiêu phát triển của SHBVN tác giả đề xuất mơ hình cơ cấu phịng quản lý và thu hồi nợ cùng quy trình xử lý nợ đối với hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại SHBVN như biểu đồ 5.1.

Biểu đồ 5.1: Mơ hình cơ cấu phòng quản lý và thu hồi nợ kiến nghị

5.3 Một số kiến nghị

Với mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và nợ đã thực hiện các

Phòng Quản lý và thu hổi nợ

Đội quản lý khách hàng doanh nghiệp Đội quản lý khách hàng cá nhân Nhóm quản lý nợ quá hạn từ 90-360 ngày Nhóm quản lý nợ quá hạn từ 30-90 ngày Nhóm quản lý nợ quá hạn trên 360 ngày và các đối tác thu nợ

Đội báo cáo

- Hỗ trợ CN/PGD đối với những khách hàng nợ nghi ngờ - Quản lý những khoản nợ đã chuyển về phòng với những hoạt động thu nợ cần thiết, được phép. Chuyên trách các vấn đề về số liệu, báo cáo,…

biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% từ nay đến năm 2020 theo Quyết định 1058, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đưa ra những hỗ trợ đối với các ngân hàng.

- Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với các sản phẩm cho vay gắn với công nghệ:

Nhiều ngân hàng hiện nay đã phát triển việc cho vay tín chấp dựa trên nền tảng cơng nghệ phân tích dữ liệu online và SHBVN cũng vậy. Nhưng theo đó vẫn cịn nhiều vấn đề rủi ro do hiện tại dữ liệu quốc gia về dân cư tại Việt Nam chưa hoàn thiện, hành lang pháp lý liên quan đến kinh tế số chưa đầy đủ dẫn tới việc phát triển cơng nghệ thơng tin hay trí tuệ nhân tạo (A.I) tại các ngân hàng cịn hạn chế. Do đó, cùng với việc phát triển các sản phẩm cho vay gắn với cơng nghệ thì ngồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TNHH MTV shinhan việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)