CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.3 Đánh giá hoạt động marketing thẻ thanh tốn tại ngân hàng Nơng nghiệp
4.3.2 Những vấn đề tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những mặt mạnh, những thành công mà Agribank đã đạt được thì vẫn cịn những mặt yếu kém về marketing trong kinh doạnh thẻ. Cụ thể là:
Công tác xác định thị trường và phân khúc thị trường mục tiêu chưa thật sự thấu đáo, rõ ràng. Bên cạnh các chi nhánh tích cực phát triển, gia tăng phát triển thẻ thì vẫn cịn khơng ít chi nhánh trong hệ thống chưa thật sự chú trọng đến phát triển chủ thẻ, chưa nắm bắt tốt về khách hàng để thực hiện mở thẻ, tư vấn, bán chéo sản phẩm.
Việc cạnh tranh trong ngành thẻ ngày càng sôi động, một số NH áp dụng các chương trình hưởng ưu đãi về phí, lãi, thậm chí dùng nhiều chiêu trị cạnh tranh khơng lành mạnh cũng như tình hình tội phạm trong thị trường thẻ có chiều hướng gia tăng, phức tạp, khó lường gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam nói chung cũng như thẻ Agribank nói riêng.
Mặc dù Agribank đã đầu tư thêm nhiều máy ATM, POS hiện đại mới nhưng vẫn cịn tình trạng một số máy ATM, POS phát sinh lỗi hệ thống, quá tải, gây gián đoạn giao dịch hay máy trục trặc, hỏng hóc, màn hình mờ, bàn phím mờ hoặc nhiều ATM, POS công nghệ cũ không thể nâng cấp để hỗ trợ chấp nhận thanh toán thẻ chip theo chuẩn EMV hay các nguyên nhân chủ quan máy hết tiền, hết hóa đơn…
Dịch vụ thanh toán POS, mạng lưới hoạt động các ĐVCNT, máy CDM cịn ít so với các NH khác, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, phần lớn chỉ tập trung, phân bổ chủ yếu các tỉnh thành phố lớn, chưa mở rộng chiếm lĩnh thị phần, thị trường khu vực các vùng nông nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng tối đa được nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, việc các tổ chức thẻ quốc tế đưa ra các yêu cầu mức phí Interchange cao và phức tạp (theo từng loại hình ĐVCNT, theo khu vực, địa bàn, nhóm sản phẩm, loại thẻ giao dịch…v.v) đây cũng là nguyên nhân cản trở trong việc mở rộng, phát triển thêm nhiều mạng lưới ĐVCNT và nghiệp vụ thanh toán POS cho Agribank.
Nguồn ngân sách dành cho các hoạt động marketing thẻ còn thấp, chưa có bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và các hoạt động marketing vẫn còn chưa làm nổi bật, chưa được đầu tư bài bản, chưa có trọng điểm, điểm nhấn tạo tính riêng biệt cho từng dịch vụ. Sự hợp tác triển khai quảng bá của các chi nhánh trong hệ thống chưa đồng bộ, thời gian triển khai ngắn…nên hiệu quả chương trình khuyến mại chưa thật sự đạt được kết quả như mong muốn.
Một số cán bộ NH chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, marketing, CNTT, pháp chế còn hạn chế dẫn đến việc xử lý cơng việc cịn lúng túng, chưa tiếp cận khách hàng thị trường. Cán bộ phụ trách nhiều mảng nghiệp vụ nên chưa quan tâm đúng mức đến dịch vụ thẻ.
Ngoài ra, cơng tác chăm sóc, tìm kiếm khách hàng của Agribank chưa thực hiện tốt, chưa được quan tâm sâu sắc, các chính sách chăm sóc tập trung chủ yếu vào các khách hàng lớn và các khu vực tỉnh, thành phố lớn, chưa tập trung nhóm các khách hàng nhỏ lẻ, khu vực nơng thơn, dân cư ít nên hình ảnh Agribank vẫn chưa đọng lại trong tâm trí của một số người dân.
Quá trình giám sát, kiểm tra tổng thể của các chi nhánh, PGD chưa thực hiện bài bản, chỉ mang tính tổng quan, tương đối, chưa xây dựng các hình thức kiểm tra chéo thường xuyên, liên tục trong từng khu vực, địa bàn, ở từng giai đoạn cụ thể. Từ đó, có giải pháp, phương hướng thay đổi linh hoạt để xây dựng chiến lược marketing phù hợp, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ hiệu quả hơn.