Theo phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 33)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2 Khái quát về dịch vụ thẻ của ngân hàng

3.2.3.1 Theo phạm vi lãnh thổ

Thẻ nội địa: là loại thẻ chỉ được thực hiện các giao dịch trong phạm vi

lãnh thổ nước đó và được phát hành bởi các tổ chức phát hành thẻ trong nước.

Thẻ quốc tế: là loại thẻ được thực hiện các giao dịch trong và ngồi

lãnh thổ nước đó và được tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành hoặc là loại thẻ được tổ chức nước ngoài phát hành chỉ giao dịch trong lãnh thổ nước đó.

3.2.3.2 Theo tính chất thanh tốn của thẻ

Thẻ ghi nợ (Debit card): cho phép chủ thẻ có thể sử dụng trong giới hạn

số dư tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc trong hạn mức thấu chi để giao dịch rút ứng tiền mặt hoặc thanh toán mua hàng và nhiều dịch vụ NH khác tại ĐVCNT.

Thẻ tín dụng (Credit card): cho phép chủ thẻ có thể dùng trong phạm vi

hạn mức tín dụng đã được cấp duyệt để ứng tiền mặt, thực hiện thanh tốn hàng hóa, dịch vụ và các dịch vụ NH khác tại ĐVCNT, điểm ứng tiền mặt trên toàn cầu. Điểm có lợi của thẻ này là chủ thẻ có thể sử dụng để chi tiêu trước và chi trả tiền sau.

Thẻ trả trước (Prepaid card): là sản phẩm thẻ cho phép chủ thẻ thực

hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ.

Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): đây là loại thẻ đầu tiên được sản xuất với các đặc điểm bên trên bề mặt thẻ được khắc nổi có chứa thơng tin cơ bản về họ và tên chủ thẻ, dãy số thẻ, thời hạn hiệu lực của thẻ.

Thẻ băng từ (Magnetic Card): là thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ

tính với một băng từ chứa hai rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ. Các dữ liệu thông tin về chủ thẻ và thẻ sẽ được mã hố phía bên trong dãy băng từ nhằm tăng thêm tính bảo mật và an tồn.

Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán. Loại thẻ này có đặc điểm là chứa một chíp điện tử trên thẻ chứa tồn bộ thơng tin về chủ thẻ và thẻ sẽ được lưu trữ ở bên trong đó giống như thẻ từ nhưng bảo mật hơn thẻ từ do bộ vi xử lý điện tử thông minh, hiện đại.

3.2.3.4 Theo chủ thể phát hành thẻ

Thẻ do NH phát hành: đây là loại thẻ do NH cung cấp cho khách hàng, giúp khách hàng sử dụng linh hoạt tài khoản của mình hoặc sử dụng số tiền do NH cấp tín dụng.

Thẻ do tổ chức phi NH phát hành: là loại thẻ du lịch hoặc giải trí do các

tập đồn kinh doanh lớn phát hành như Diners Club, Amex và được lưu hành trên toàn cầu.

3.2.4 Đặc điểm của thẻ thanh tốn

Thẻ có thiết kế kỹ thuật cao là một tấm nhựa (plastic) với hình dạng chữ nhật theo tiêu chuẩn thơng thường là 8,5cm x 5,5 cm và có một dãy băng từ ở phần phía sau thẻ hoặc có một chíp điện tử nằm ở phía trước thẻ.

Hiện nay, trên thị trường đã mở rộng phát hành loại thẻ phi vật lý (thẻ ảo) mà tổ chức phát hành thẻ cung cấp cho chủ thẻ để giao dịch thanh tốn qua mạng internet hay trên điện thoại thơng minh mà không cần phải in ra tấm thẻ nhựa thông thường.

Trên thẻ có in đầy đủ các yếu tố như: loại thẻ, tên hoặc biểu tượng của tổ chức phát hành, logo của các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, MasterCard, JCB hoặc tổ chức chuyển mạch thẻ trong nước như Banknetvn. Ngoài ra, trên thẻ cịn có các thơng tin cơ bản bao gồm họ và tên của chủ thẻ, loại thẻ, ngày hiệu lực thẻ, số điện thoại của dịch vụ khách hàng cùng với số điện thoại kèm theo đại chỉ website của NH phát hành thẻ.

3.2.5 Vai trị và lợi ích của thẻ thanh tốn

3.2.5.1 Đối với người sử dụng thẻ

Với nhiều tiện ích của thẻ, người dùng thẻ được trải nghiệm một phương tiện thanh toán để chi trả mua hàng thay cho việc sử dụng tiền mặt ở bất kỳ nơi đâu. Nó rất hữu ích trong cuộc sống, hạn chế được những chi phí và rủi ro thay vì sử dụng bằng tiền mặt. Ngồi ra, nó thuận tiện cho việc cất giữ, dễ đem theo bên mình, thực hiện rút tiền mặt, chuyển khoản tại các máy ATM, thanh toán mua sắm, nộp thuế….Khi dùng thẻ, chủ tài khoản có thể kiểm tra số dư để quản lý tài khoản, theo dõi được dòng tiền trong các giao dịch của mình mà khơng cần phải đến trực tiếp tại NH vẫn có thể thực hiện các giao dịch không kể thời gian nào và bất kể nơi đâu.

3.2.5.2 Đối với ngân hàng

Các NH có thể tìm kiếm thêm khách hàng để mở và kích hoạt tài khoản, sử dụng thẻ để giao dịch lâu dài với NH, thu được lợi nhuận cao cho NH, các nguồn thu từ các hoạt động bán chéo sản phẩm khác của NH. Đồng thời NH sẽ tiết kiệm được các chi phí phát sinh cho xây dựng kho quỹ để bảo quản, vận chuyển tiền, kiểm đếm tiền mặt. Khi các tổ chức thẻ quốc tế tham gia vào thị trường trong nước, điều này giúp cho các NH xây dựng mối quan hệ, kết nối với nhiều NH trong và ngoài nước.

Ngồi ra, thẻ cịn đem lại cho NH nguồn thu nhập qua các loại phí, tiền lãi, thu phí giao dịch tại máy ATM…thơng qua hình thức phát hành thẻ, các nguồn thu lớn từ phí chiết khấu của ĐVCNT và tận dụng được nguồn vốn không kỳ hạn trên số dư tài khoản thẻ của khách hàng.

3.2.5.3 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ

Các ĐVCNT sẽ khẳng định được vị thế của mình với khách hàng bằng việc chấp nhận hình thức sử dụng máy POS để thanh tốn thay vì khách hàng trả tiền mặt. Điều này giúp các ĐVCNT thu hút được khách hàng, tăng doanh số bán hàng của đại lý bằng hình thức thanh tốn qua thẻ nhanh chóng, tiện lợi. Khi các ĐVCNT lắp đặt máy POS cho đơn vị mình sẽ khơng phải tốn một khoản đầu tư ban đầu cho việc lắp đặt máy POS và được trang bị tập huấn kỹ thuật miễn phí cũng như giảm thiểu rủi ro về kiểm đếm, bảo quản tiền mặt. Đó cũng là cơ hội mà các ĐVCNT gắn kết quan hệ với NH, được hưởng các khoản miễn giảm về phí chiết khấu, ưu đãi với đơn vị mình.

3.2.5.4 Đối với nền kinh tế - xã hội

Với nhiều cơng dụng và tiện ích, hoạt động thẻ đã đem lại nhiều thành công, khẳng định vai trị quan trọng của mình trong sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Việc thanh toán bằng thẻ sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hội nhập nền kinh tế thế giới, thu hút thêm khách du lịch và các nhà đầu tư từ nước ngồi, trước hết thơng qua các tổ chức thẻ trên thế giới.

Thanh toán qua thẻ làm giảm đi số lượng tiền mặt trong các giao dịch, tiết kiệm các chi phí do vận chuyển, phát hành tiền, tiêu hủy, kiểm đếm tiền trong nền kinh tế cũng như giúp hạn chế được tình trạng lưu hành tiền giả trong xã hội đồng thời gia tăng tốc độ chu chuyển thanh tốn bởi vì tất cả giao dịch trong lưu thơng đều được thanh toán qua thẻ. Mặt khác, Nhà nước chủ động kiểm soát được các giao dịch qua thẻ của dân cư, của toàn bộ nền kinh tế để dễ dàng giám

sát các hoạt động hơn trong việc sử dụng các chính sách quản lý vĩ mơ, điều tiết nền kinh tế một cách hiệu quả.

3.3 Hoạt động marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ của ngân hàng 3.3.1 Khái niệm về marketing và marketing ngân hàng 3.3.1 Khái niệm về marketing và marketing ngân hàng

3.3.1.1 Khái niệm marketing

Marketing được hiểu là những hoạt động trên thị trường nhằm tạo ra sự trao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người. Có rất nhiều khái niệm để định nghĩa marketing. Mỗi tác giả đều có quan điểm riêng khi trình ra khái niệm về marketing của mình. Một số khái niệm marketing cơ bản được chấp nhận sử dụng và phổ biến hiện nay như:

“Marketing là toàn bộ hệ thống các hoạt động kinh doanh, từ việc thiết kế, định giá, khuyến mại và phân phối những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu đã định”. (Nguồn: Fundamental of Marketing, 1994, tác giả: Bruce J.Walker William J.Stanton, Michael J.Etzel)

Theo AMA (American Marketing Association, 1985): “Marketing là tiến trình kế hoạch và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức”.

Theo Principles of Marketing- Philip Kotler, 1994: “ Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhu cầu và mong muốn thông qua việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”.

Từ nhiều khái niệm về marketing khác nhau cho thấy: Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing chính là q trình tìm hiểu, nghiên cứu, dự đốn để nhận biết và thỏa mãn nhu cầu của thị trường nhằm tạo ra và duy trì những mối liên hệ có lợi, lâu dài giữa khách hàng và NH. Các hoạt động về

marketing như: thông điệp quảng cáo đến chọn lựa các kênh truyền thông phù hợp, lên kế hoach thực hiện chiến dịch, duy trì khách hàng trung thành....đều hướng theo khách hàng và bản chất của marketing là tạo ra sự trao đổi. Vì vậy, marketing cần nhiều kỹ năng quản trị để mà hoạch định, phân tích cũng như xây dựng, thực hiện và kiểm tra.

3.3.1.2 Khái niệm marketing ngân hàng

Theo giáo trình “Marketing ngân hàng” của PGS.TS. Trương Quang Thông cho rằng marketing NH thuộc lĩnh vực marketing dịch vụ là “các tiến trình hoạch định, tổ chức và thực hiện một cách có hệ thống các hoạt động tìm hiểu, phát hiện và thỏa mãn các nhu cầu của các khách hàng mục tiêu, thơng qua các chính sách, giải pháp phù hợp với các mục tiêu chiến lược kinh doanh chung của NH, nhằm cung ứng cho khách hàng những giá trị vượt trội hơn so với dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”.

Hay nói cách khác, marketing NH là quá trình thúc đẩy mạnh các hoạt động để hướng đến mục tiêu là đưa được đúng SPDV NH đến đúng nơi, vào đúng thời điểm, với đúng mức giá đến khách hàng để tìm kiếm nguồn thu nhập trong kinh doanh cho chính NH.

3.3.2 Chức năng của marketing ngân hàng

Đó là những nhiệm vụ, cơng việc mà bộ phận marketing của NH phải thực hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh tác động đến quá trình cung ứng SPDV NH. Do đó, đây là yếu tố quyết định sự sống còn và hoạt động của marketing, đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá, kiểm tra kết quả hoạt động của bộ phận marketing.

3.3.2.1 Chức năng làm cho SPDV NH thích ứng với nhu cầu của thị trường trường

Chức năng thích ứng thể hiện ở việc làm cho SPDV NH ngày càng thu hút hơn, tạo sự khác biệt về lợi ích đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của khách hàng, đem lại cho khách hàng nhiều tiện ích, tạo được niềm tin trong khách hàng, tạo ra lợi thế trong cạnh tranh.

Để thực hiện được chức năng này, bộ phận marketing NH phải tiến hành nghiên cứu thị trường như hoạt động thu thập thơng tin, thăm dị các nhu cầu, mong muốn và những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và xu hướng biến động của nó. Trên cơ sở đó phối hợp, thống nhất giữa hai bộ phận thiết kế và nghiên cứu SPDV mới để cung cấp những sản phẩm tốt nhất đáp ứng thị trường. Chính vì vậy, NH phải ra mắt được những SPDV có tính chun biệt riêng bởi vì mỗi khách hàng đều có một nhu cầu khác nhau.

3.3.2.2 Chức năng phân phối

Đó là tồn bộ quá trình mà các NH đưa ra các SPDV đến với khách hàng. Chức năng này gồm toàn bộ các hoạt động nhằm tổ chức tốt nhất việc đưa các sản phẩm đến khách hàng. Nội dung của chức năng này thể hiện qua việc tìm kiếm, chọn ra những khách hàng mục tiêu, tiềm năng và tiến hành tìm hiểu nhóm khách hàng này đồng thời tư vấn, giới thiệu khách hàng nên dùng SPDV NH nào cho phù hợp. Đồng thời, tổ chức các dịch vụ hướng dẫn, hỗ trợ cho NH cũng như xây dựng các hoạt động nhằm phục vụ các khách hàng ở các điểm giao dịch và triển khai phát triển mở rộng kênh phân phối hiện đại thỏa mãn nhu cầu tối đa của khách hàng.

3.3.2.3 Chức năng tiêu thụ

Để vận dụng chức năng tiêu thụ một cách hiệu quả yêu cầu các NH phải đưa lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và yêu cầu đặt ra cho nhân viên trực tiếp giao dịch có kỹ năng tư vấn giới thiệu sản phẩm. Quy trình tư vấn SPDV NH mà mọi nhân viên giao dịch phải tuân thủ các bước cụ thể sau:

Bước 1: Tìm hiểu thơng tin về khách hàng Bước 2: Chuẩn bị khâu tiếp xúc với khách hàng Bước 3: Tiếp cận với khách hàng.

Bước 4: Giới thiệu về SPDV và hướng dẫn các thủ tục sử dụng. Bước 5: Xử lý, giải quyết hợp lý các sự cố xảy ra.

Bước 6: Tiếp xúc cuối cùng với khách hàng.

3.3.2.4 Chức năng hỗ trợ

Chức năng này là tiến hành các hoạt động hỗ trợ, tạo môi trường thuận lợi cho việc hoàn thành tốt 3 chức năng trên và qua đó đảm bảo an tồn trong hoạt động kinh doanh NH. Các hoạt động yểm trợ gồm: hoạt động quảng cáo, hoạt động tuyên truyền và các hoạt động về hội chợ cũng như hội nghị khách hàng…

3.3.3 Vai trò của marketing ngân hàng

Với sự cạnh tranh khơng ngừng giữa các NH hiện nay, địi hỏi các NH phải phân tích chọn lựa các hình thức hoạt động sao cho phù hợp với mơi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh và kinh doanh của mình.

Điều này chỉ được thực hiện tốt khi có các giải pháp marketing năng động, đúng hướng, hiệu quả và hoàn hảo. Do đó, marketing là cơng cụ cần thiết đối với mọi loại hình NH trong nền kinh tế thị trường, marketing có vai trị hết sức quan trọng đối với NH được thông qua các nội dung sau:

3.3.3.1 Marketing tham gia vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh NH

Hoạt động của NH gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Cũng giống như các doanh nghiệp, các NH cũng phải giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh với sự hỗ trợ đắc lực của marketing.

Marketing giúp các NH xác định được loại SPDV cần cung ứng ra thị trường bằng cách khảo sát để tổng hợp thu thập các nguồn thông tin từ thị trường nhằm nghiên cứu các hành vi của khách hàng và cách họ sử dụng SPDV.

Xem xét lại chất lượng SPDV NH mà khách hàng mong muốn thay đổi, nghiên cứu phân loại SPDV mà các định chế tài chính khác đang cung ứng trên thị trường. Marketing thực hiện tốt quy trình để cung ứng SPDV. Q trình này có sự kết hợp của 3 yếu tố : đội ngũ nhân viên trực tiếp, cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ và khách hàng.

Marketing giải quyết các mối quan hệ hài hồ về lợi ích giữa khách hàng, nhân viên và Ban Giám đốc NH thông qua việc tham gia đóng góp xây dựng và điều hành về chính sách lãi, phí, khuyến khích nhân viên sáng tạo ý tưởng mới.

3.3.3.2 Marketing trở thành cầu nối gắn kết hoạt động của NH với thị trường. trường.

Mối quan hệ giữa thị trường và hoạt động kinh doanh của NH đó là sự tác động hữu cơ và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Marketing đã giúp cho hoạt động của NH gắn chặt với nhu cầu của thị trường, nắm bắt thông tin của thị trường, yêu cầu của khách hàng về SPDV. Đồng thời, đó là giải pháp hữu hiệu để khai thác nguồn huy động vốn, phân bổ nguồn vốn theo nhu cầu của thị trường một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing thẻ thanh toán tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)