CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
4.3 Đánh giá hoạt động marketing thẻ thanh tốn tại ngân hàng Nơng nghiệp
4.3.3.2 Nguyên nhân bên trong
Phần lớn thẻ thanh toán chỉ chủ yếu dùng vào việc thực hiện các giao dịch cơ bản như rút tiền, chuyển khoản mà chưa thật sự được dùng vào thanh toán rộng khắp cho mọi người. Tỷ lệ chủ thẻ Agribank chiếm tỷ lệ thấp so với dân số cả nước. Số lượng ĐVCNT chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong mạng lưới các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong nước và chỉ tập trung ở tỉnh, thành phố lớn và xảy ra tình trạng cạnh tranh khi lắp đặt các ATM, EDC/POS tại cùng một nơi. Khơng những thế, việc phát triển ĐVCNT cịn chạy theo số lượng, chưa đạt chất lượng như mong muốn, và hoạt động khai thác ĐVCNT với chủ thẻ còn yếu.
Công nghệ, trang bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh thẻ chưa đáp ứng yêu cầu. Các vấn đề về bảo dưỡng, sửa chữa máy móc vẫn chưa kịp thời, nhanh chóng, làm gián đoạn, khiến khách hàng chờ đợi, khiến khách hàng khơng hài lịng, từ đó làm suy giảm uy tín của NH.
Chi phí marketing trong kinh doanh dịch vụ thẻ chưa tương xứng, chưa đầu tư xây dựng chiến lược, quy trình marketing phát triển dịch vụ thẻ một cách bài bản, rõ ràng trong hệ thống, dẫn đến khi triển khai các hoạt động quảng bá thương hiệu, tiếp thị truyền thông chưa trọng tâm, lâu dài nên chưa đạt hiệu quả tối đa. Ngồi ra, chi phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường, khảo sát điều tra hành vi, tâm lý, sự hài lòng của khách hàng chưa được tiến hành thường xuyên trong hệ thống.
Đội ngũ CBNV của Agribank chưa được đào tạo chuyên môn về marketing thẻ thanh tốn cịn ít. Chưa đầu tư tích cực cho việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thẻ. Mặc dù nhân viên vẫn được tham gia các khóa học về nghiệp vụ, kỹ năng ứng dụng marketing nhưng chưa thật chuyên sâu, làm cho việc tiếp thị quảng bá SPDV thẻ, công tác chăm sóc khách hàng gặp trở ngại và chưa có sức lan tỏa mạnh mẽ đến khách hàng. Đồng thời, kỹ năng bán chéo của nhân viên NH vẫn chưa được đào tạo bài bản. Vì vậy, nguồn nhân lực chưa được đầu tư phù hợp với sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ thẻ.
Tóm tắt Chương 4
Qua phân tích thực trạng marketing thẻ thanh tốn tại NH Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, thấy được những thành quả mà Agribank đã gặt hái được tương đối khả quan. Agribank đã chú trọng đầu tư hơn cho marketing, thể hiện tính chuyên nghiệp ngày càng cao. Bộ phận marketing thẻ đã thực hiện một cách toàn diện và tổng thể các hoạt động. Đến nay, Agribank đã có niềm tin khẳng định uy tín, thương hiệu tốt trên thị trường. Agribank hiện đang phấn đấu, hướng tới mục tiêu là NH bán lẻ lớn nhất, đứng đầu thị trường ở Việt Nam.
Tuy hoạt động marketing của Agribank đã được quan tâm và cũng hoạt động rất hiệu quả, đem lại nguồn thu dịch vụ thẻ lớn nhưng cịn nhiều hạn chế, khó khăn, vẫn đang trong q trình tự hồn thiện, chưa tạo được một sức mạnh tổng hợp. Đặc biệt là còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong đó chủ yếu là nguồn ngân sách và nhân sự nên công cụ marketing chưa thật sự phát huy tốt, chưa tạo được cho sản phẩm thẻ của Agribank một phong cách riêng, một niềm tin lớn trong lịng cơng chúng.
Do vậy, để hoạt động marketing thẻ tại NH Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam tốt hơn nữa, tìm ra những giải pháp, chính sách hữu hiệu để khắc phục những khó khăn và có hướng đi mới phù hợp, hiện đại, phát huy
hết tiềm lực của mình. Mục tiêu là xác định phương hướng mới, phân khúc khách hàng mục tiêu cho NH tiếp tục hoàn thiện và triển khai SPDV thẻ trong tương lai. Muốn được vậy, chương 5 của đề tài sẽ nêu ra cách thức, đưa ra các giải pháp cho hoạt động marketing thẻ trong hệ thống phát triển toàn diện hơn, tự hào thẻ Agribank là phương tiện thanh toán hiệu quả nhất trong cộng đồng dân cư.
CHƯƠNG 5 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM