Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Nghiên cứu định tính
3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy mơ hình tác giả đề xuất được nhất trí cao. Mơ hình gồm 9 nhân tố ảnh hưởng đến năng lực huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng, được giữ nguyên tên gọi theo đề xuất gồm: Năng lực tài chính; Năng lực quản trị điều hành; Năng lực nguồn nhân lực; Năng lực sản phẩm, dịch vụ; Năng lực cạnh tranh về giá; Năng lực công nghệ; Uy tín, thương hiệu; Năng lực mạng lưới; Năng lực marketing.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu thống nhất hiệu chỉnh một số biến quan sát cho phù hợp với đặc điểm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ.
3.2.2.1. Nhân tố “Năng lực tài chính”
Nhóm thảo luận thống nhất: Loại bỏ biến quan sát “Ngân hàng có lợi nhuận hàng năm tăng lên”. Lý do: Mặc dù đây là biến quan sát thể hiện năng lực tài chính của Ngân hàng tuy nhiên, người gửi tiền không thể biết được lợi nhuận hàng năm của Chi nhánh Ngân hàng là bao nhiêu nên không thể so sánh với lợi nhuận năm trước, gây khó khăn cho người trả lời. Hơn nữa, biến quan sát “Ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh” đã bao hàm được nội dung liên quan đến lợi nhuận. Sau khi thảo luận nhóm, nhân tố “Năng lực tài chính” gồm 3 biến quan sát (bảng 3.2).
Bảng 3.2: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực tài chính”
Biến quan sát ban đầu Biến quan sát hiệu chỉnh Mã hóa Nguồn Ngân hàng đủ vốn hoạt động Giữ nguyên NLTC1 Trần Phụng Thùy Chi (2013) Ngân hàng có tính thanh
khoản tốt Giữ ngun NLTC2
Ngân hàng có tình hình tài
chính lành mạnh Giữ ngun NLTC3 Ngân hàng có lợi nhuận
hàng năm tăng lên Loại bỏ
Thảo luận nhóm (2019)
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm (2019)
3.2.2.2. Nhân tố “Năng lực quản trị điều hành”
Nhóm thảo luận thống nhất giữ nguyên các biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực quản trị điều hành”, gồm 3 biến quan sát (bảng 3.3).
Bảng 3.3: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực quản trị điều hành”
Biến quan sát ban đầu Biến quan sát hiệu
chỉnh Mã hóa Nguồn Lãnh đạo Ngân hàng có
năng lực tốt Giữ nguyên NLQT1
Trần Phụng Thùy Chi
(2013) Ngân hàng có mơ hình tổ
chức phù hợp Giữ nguyên NLQT2
Ngân hàng có chiến lược
kinh doanh tốt Giữ nguyên NLQT3
3.2.2.3. Nhân tố “Năng lực nguồn nhân lực”
Nhóm thảo luận thống nhất bổ sung thêm từ ngữ “Ngân hàng” ở các biến quan sát: “Nhân viên có trình độ chun mơn cao” và biến quan sát “Nhân viên có đạo đức nghề nghiệp tốt” nhằm diễn đạt rõ hơn về nhân lực của Ngân hàng.
Điều chỉnh biến quan sát “Nguồn nhân lực ở Ngân hàng đáp ứng yêu cầu công việc” thành “Nhân viên Ngân hàng lịch sự, thân thiện”. Lý do: Khi nhân viên ngân hàng có trình độ chun mơn cao và đạo đức nghề nghiệp thì dễ dàng đáp ứng được yêu cầu công việc, hơn nữa khái niệm đáp ứng u cầu cơng việc rộng và rất khó hình dung đối với khách hàng. Trong khi đó, nhân viên lịch sự, thân thiện là tiêu chí rất quan trọng mà bất cứ ngân hàng nào cũng bắt buộc nhân viên của mình phải nằm lịng, giúp ngân hàng giữ chân được khách hàng. Sau thảo luận nhóm, nhân tố “Năng lực nguồn nhân lực” gồm 3 biến quan sát (Bảng 3.4).
Bảng 3.4: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực nguồn nhân lực”
Biến quan sát ban đầu Biến quan sát hiệu chỉnh Mã hóa Nguồn Nguồn nhân lực ở Ngân
hàng đáp ứng yêu cầu công việc
Nhân viên Ngân hàng
lịch sự, thân thiện NLNL1
Thảo luận nhóm (2019) Nhân viên có trình độ
chun mơn cao
Nhân viên Ngân hàng có
trình độ chun mơn cao NLNL2 Nhân viên có đạo đức nghề
nghiệp tốt
Nhân viên Ngân hàng có
đạo đức nghề nghiệp tốt NLNL3
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm (2019)
3.2.2.4. Nhân tố “Năng lực sản phẩm, dịch vụ”
Nhóm thảo luận thống nhất: Loại bỏ biến quan sát “Ngân hàng đầu tư nhiều cho phát triển sản phẩm”, giữ nguyên 3 biến quan sát “Ngân hàng có nhiều hình thức gửi tiền”, “Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng đa dạng” , “Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng có sự khác biệt”. Lý do: Hoạt động đầu tư cho sản phẩm là việc nội bộ của ngân hàng, khách hàng không thể biết được chi phí đầu tư nhiều hay ít. Hơn nữa, 3 biến quan sát “Ngân hàng có nhiều hình thức gửi tiền”, “Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng đa dạng”, “Sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng có sự khác biệt” đã
thể hiện được kết quả của hoạt động đầu tư sản phẩm của ngân hàng. Sau khi thảo luận nhóm, nhân tố “Năng lực sản phẩm, dịch vụ” gồm 3 biến quan sát (Bảng 3.5).
Bảng 3.5: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực sản phẩm, dịch vụ”
Biến quan sát ban đầu Biến quan sát hiệu chỉnh Mã hóa Nguồn Ngân hàng có nhiều hình
thức gửi tiền Giữ nguyên NLSP1
Trần Phụng Thùy Chi
(2013) Sản phẩm, dịch vụ của
Ngân hàng đa dạng Giữ nguyên NLSP2 Sản phẩm, dịch vụ của
Ngân hàng có sự khác biệt Giữ nguyên NLSP3 Ngân hàng đầu tư nhiều
cho phát triển sản phẩm Loại bỏ
Thảo luận nhóm (2019)
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm (2019)
3.2.2.5. Nhân tố “Năng lực cạnh tranh về giá”
Nhóm thảo luận thống nhất điều chỉnh biến quan sát “Ngân hàng có lãi suất theo sát đối thủ” thành “Ngân hàng có lãi suất điều chỉnh kịp thời theo thị trường”.
Bảng 3.6: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực cạnh tranh về giá”
Biến quan sát ban đầu Biến quan sát hiệu chỉnh Mã hóa Nguồn Ngân hàng có mức phí phù
hợp với thị trường Giữ nguyên NLVG1
Trần Phụng Thùy Chi
(2013) Ngân hàng có lãi suất huy
động cạnh tranh Giữ nguyên NLVG2 Ngân hàng có chính sách
ưu đãi giá hợp lý Giữ nguyên NLVG3 Ngân hàng có lãi suất theo
sát đối thủ Loại bỏ
Thảo luận nhóm (2019)
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm (2019)
Lý do: Khái niệm đối thủ là rất khó nhận biết vì hiện tại có rất nhiều ngân hàng hoạt động, nên khách hàng không thể biết đâu là đối thủ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh Cần Thơ, hơn nữa việc điều chỉnh lãi suất là hoạt động thường xuyên của ngân hàng, tùy thuộc vào tình hình hoạt động, định hướng của mỗi ngân hàng và tình hình thị trường, khơng nhất thiết mỗi khi một ngân hàng
điều chỉnh lãi suất huy động thì các ngân hàng khác phải làm theo. Sau thảo luận nhóm, nhân tố “Năng lực cạnh tranh về giá” gồm có 3 biến quan sát (Bảng 3.6).
3.2.2.6. Nhân tố “Năng lực cơng nghệ”
Nhóm thảo luận thống nhất giữ nguyên các biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực công nghệ”, gồm 3 biến quan sát (Bảng 3.7).
Bảng 3.7: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực công nghệ”
Biến quan sát ban đầu Biến quan sát hiệu chỉnh Mã hóa Nguồn Ngân hàng có cơng nghệ
hiện đại Giữ nguyên NLCN1
Trần Phụng Thùy Chi
(2013) Ngân hàng có quy trình
nghiệp vụ tốt Giữ nguyên NLCN2
Ngân hàng hoạt động ổn
định, an toàn Giữ nguyên NLCN3
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm (2019)
3.2.2.7. Nhân tố “Uy tín, thương hiệu”
Nhóm thảo luận thống nhất giữ nguyên các biến quan sát thuộc nhân tố “Uy tín, thương hiệu”, gồm 4 biến quan sát (Bảng 3.8).
Bảng 3.8: Biến quan sát thuộc nhân tố “Uy tín, thương hiệu”
Biến quan sát ban đầu Biến quan sát hiệu chỉnh Mã hóa Nguồn Uy tín của Ngân hàng rất tin cậy Giữ nguyên UTTH1
Trần Phụng Thùy Chi (2013) Hình ảnh Ngân hàng rất ấn
tượng trong tâm trí khách hàng Giữ nguyên UTTH2 Thương hiệu Ngân hàng thân
thiết với khách hàng Giữ nguyên UTTH3 Ngân hàng được các tổ chức
trong và ngoài nước đánh giá cao Giữ nguyên UTTH4
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm (2019)
3.2.2.8. Nhân tố “Năng lực mạng lưới”
Nhóm thảo luận thống nhất giữ nguyên các biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực mạng lưới”, gồm 3 biến quan sát (Bảng 3.9).
Bảng 3.9: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực mạng lưới”
Biến quan sát ban đầu Biến quan sát hiệu
chỉnh Mã hóa Nguồn Ngân hàng có nhiều chi nhánh,
phịng giao dịch Giữ nguyên NLML1
Trần Phụng Thùy Chi
(2013) Ngân hàng tập trung nhiều ở
thành thị Giữ nguyên NLML2
Nơi giao dịch rộng rãi, hiện
đại, an ninh Giữ nguyên NLML3
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm (2019)
3.2.2.9. Nhân tố “Năng lực marketing”
Nhóm thảo luận thống nhất giữ nguyên các biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực marketing”, gồm 5 biến quan sát (Bảng 3.10).
Bảng 3.10: Biến quan sát thuộc nhân tố “Năng lực Marketing”
Biến quan sát ban đầu Biến quan sát hiệu
chỉnh Mã hóa Nguồn Ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của
khách hàng Giữ nguyên NLMK1
Trần Phụng Thùy Chi
(2013) Ngân hàng có đội ngũ
marketing tốt Giữ nguyên NLMK2
Ngân hàng khuyến mãi có hiệu
quả Giữ nguyên NLMK3
Ngân hàng quảng cáo hiệu quả Giữ nguyên NLMK4 Ngân hàng có nhiều hình thức
khuyến mãi Giữ nguyên NLMK5
Nguồn: Kết quả thảo luận nhóm (2019)