Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 45 - 49)

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Dữ liệu nghiên cứu

3.3.1. Dữ liệu thứ cấp

Các số liệu về huy động tiền gửi, các sản phẩm tiền gửi, tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (từ 2016 đến 2018) được thu thập từ các Báo cáo của Ngân hàng.

3.3.2. Dữ liệu sơ cấp

3.3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi

Đúc kết từ kết quả nghiên cứu định tính, đánh giá các biến thuộc 9 thang đo đề xuất ban đầu để tiến hành lập bảng câu hỏi nghiên cứu, khảo sát trực tiếp khách hàng đến giao dịch tiền gửi tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ

Giai đoạn thứ nhất: Xây dựng bảng câu hỏi dựa trên kết quả thảo luận nhóm chuyên gia.

Giai đoạn thứ hai: Sau khi bảng câu hỏi được thiết kế, tiếp tục tiến hành khảo sát thử ngẫu nhiên 20 khách hàng có giao dịch gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng để kiểm tra xem khách hàng có hiểu và trả lời được các câu hỏi hay không.

Giai đoạn thứ ba: Điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi. Sau đó, tiến hành khảo sát chính thức các khách hàng hiện đang có giao dịch tiền gửi tại Ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng hình thức câu hỏi đóng trong bảng câu hỏi và nội dung bảng câu hỏi gồm có các nội dung chính như sau (Phụ lục 1):

Phần mở đầu giới thiệu mục đích nghiên cứu và cam kết bảo mật thông tin của cuộc khảo sát;

Phần 1: Phần thông tin cá nhân của khách hàng gồm các câu hỏi như: Tên khách hàng, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, học vấn,…

Phần 2: Khảo sát về năng lực huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ.

3.3.2.2. Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát của đề tài là các khách hàng tiền gửi đang có giao dịch tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ theo tiêu chí sau: (1) Đang có số dư tiền gửi tại Ngân hàng; (2) Có thời gian giao dịch với Ngân hàng từ 24 tháng trở lên.

Đối tượng loại trừ: Những khách hàng khơng có giao dịch tiền gửi với Ngân hàng; Những khách hàng có thời gian giao dịch dưới 24 tháng.

3.3.2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu

(1983) thì số lượng mẫu cần thiết bằng 5 lần số biến quan sát; Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5 lần.

Trong nghiên cứu này, tổng thể chọn mẫu là khách hàng gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ. Trong nghiên cứu này có tất cả 30 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là 30 x 5 = 150. Để dự phòng đủ số lượng quan sát trong mẫu, đề tài chọn cỡ mẫu nghiên cứu là N = 300.

3.3.2.4. Cách thức tiến hành khảo sát

Bước 1: Liên hệ với Ban lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ để thơng báo mục đích và kế hoạch phỏng vấn khách hàng.

Bước 2: Nhận danh sách các khách hàng đang gửi tiền tại Ngân hàng (danh sách này phải được bảo mật trong suốt quá trình thực hiện đề tài vì theo quy định của ngành ngân hàng, tiền gửi của khách hàng thuộc danh mục bí mật)

Bước 3: Từ danh sách gửi tiền ở bước 2, chọn ra ngẫu nhiên các khách hàng để phỏng vấn. Sử dụng hình thức phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn khi khách hàng đến thực hiện giao dịch tái tục hoặc tất toán hợp đồng tiền gửi. Các khách hàng áp dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp được bố trí một chỗ riêng tư, kín đáo tại Ngân hàng để trả lời phỏng vấn. Trường hợp khách hàng từ chối trả lời phỏng vấn sẽ được thay thế bằng khách hàng khác.

3.3.2.5. Thang đo

Các biến định lượng: Tuổi là biến liên tục hữu hạn, sử dụng thang đo giá trị để đo lường. Các biến giới tính (nam, nữ): sử dụng giá trị 0, 1 để gán cho các biến này. Các biến nghề nghiệp, thu nhập, học vấn sử dụng thang đo định danh. Để đánh giá ý kiến về các nội dung liên quan đến năng lực huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Chi nhánh Cần Thơ, nghiên cứu sử dụng thang đo linkert 5 mức độ, tăng dần từ 1 đến 5 với 1 là Rất kém/Rất không phù hợp/Rất không quan trọng và 5 là Rất tốt/ /Rất phù hợp/Rất quan trọng.

3.3.2.6. Phương pháp phân tích dữ liệu

loại đi những phiếu không hợp lệ, vi phạm yêu cầu như: các câu trả lời theo quy luật. Sau đó, các câu hỏi sẽ được mã hóa, nhập liệu vào phần mềm SPSS, làm sạch dữ liệu và phân tích.

Cơng cụ Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định mối tương quan giữa các biến. Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nếu biến quan sát nào mà sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach’s Alpha thì sẽ được loại bỏ để Cronbach’s Alpha tăng lên. Theo Nunnally & Burnstein (1994) thì các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là đạt yêu cầu.

Tiếp theo, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đo lường kết quả khảo sát bao gồm: Tần suất, tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn.

Tóm tắt Chương 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu gồm các nội dung như sau: Khung nghiên cứu; Nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm chun gia; Dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu.

Chương 4. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HUY ĐỘNG VỐN TIỀN

GỬI CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)