Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.2.4. Giải pháp về năng lực sản phẩm, dịch vụ
Số lượng các sản phẩm dịch vụ hiện tại của Vietcombank khá đa dạng nên đã đáp ứng được nhu cầu của phần lớn khách hàng đến giao dịch. Tuy nhiên, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh về huy động vốn thì Ngân hàng phải nghiên cứu để tạo ra thêm nhiều sản phẩm huy động vốn ưu việt hơn cho các đối tượng huy động từ cá nhân cho đến tổ chức.
Đối với sản phẩm huy động cá nhân:“cần phân loại khách hàng theo từng nhóm khác nhau và thiết kế từng sản phẩm huy động phù hợp với từng nhóm đó. Nghiên cứu quy định của Ngân hàng nhà nước và chính phủ, xem xét tình hình biến động thế giới để khai thác sản phẩm huy động ngoại tệ và vàng. Nghiên cứu các sản
phẩm huy động của các đối thủ cạnh tranh trong nước mà Vietcombank chưa có để đánh giá ưu nhược điểm. Đồng thời học hỏi kinh nghiệm các Ngân hàng nước ngoài khác để thiết kế các sản phẩm huy động mới theo hướng tạo sự thuận tiện, an toàn cho khách hàng và theo kịp sự tiến bộ của công nghệ quản lý tiền tệ trên thế giới.”
Đối với sản phẩm huy động doanh nghiệp: tạo mối quan hệ thân thiết, sâu sắc với các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể để nắm bắt nhu cầu gửi tiết kiệm và thiết kế các sản phẩm huy động phù hợp với từng nhóm doanh nghiệp đặc thù. Đề xuất mức lãi suất ưu đãi cộng thêm để thu hút khách hàng, thiết kế thêm nhiều kỳ hạn linh hoạt trung và dài hạn. Ở Cần Thơ, Ngân hàng nên tạo lập mối quan hệ thân thiết với các tổ chức như Công ty xổ số kiến thiết, Cơng ty xổ số điện tốn, Công ty bất động sản Hồng Loan, Công ty bất động sản Hồng Phát, Trung tâm quỹ đất Cần Thơ, Cơng ty đảm bảo an tồn hàng hải Cần Thơ,... Đây là những doanh nghiệp thường xuyên có nguồn vốn nhàn rỗi lớn, nếu tạo lập được mối quan hệ tốt thì vấn đề huy động vốn sẽ rất thuận lợi.