CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu:
4.4.4.2 Kiểm định sự khác nhau về sự hài lòng theo bậc đào tạo
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA để đánh giá có sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên khi tham gia lớp học đào tạo trực tuyến ở các trường đại học khu vực TPHCM hay không theo các bậc đào tạo khác nhau.
Tác giả đặt giả thuyết:
H0: Khơng có sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên ở các bậc đào tạo khác nhau
H1: Có sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên ở các bậc đào tạo khác nhau.
Bảng 4.19: Thống kê mô tả đối với biến bậc đào tạo Thống kê mô tả Thống kê mơ tả N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Khoảng tin cậy 95% Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Giới hạn dưới Giới hạn Trên Đại học 203 3,5345 0,45126 0,03167 3,472 3,5969 2,00 4,25 Sau đại học 90 3,3972 0,47092 0,04964 3,2986 3,4959 2,25 4 Chương trình khơng cấp bằng 57 3,6404 0,45811 0,06068 3,5188 3,7619 2,50 5 Total 350 3,5164 0,46309 0,02475 3,4677 3,5651 2,00 5 (Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2019)
Bảng 4.20: Kết quả kiểm định thống kê Levene theo bậc đào tạo Test of Homogeneity of Variances Test of Homogeneity of Variances
SAT
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
0,416 2 347 0,660
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2019) Dựa vào kết quả từ Bảng 4.20 thống kê Levene có Sig. = 0,660 > 0,05 nên đủ điều kiện để tiếp tục phân tích dữ liệu ở bảng ANOVA.
Bảng 4.21: Kết quả kiểm định ANOVA theo bậc đào tạo ANOVA ANOVA SAT Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Sig. Giữa các nhóm 2,22 2 1,11 5,305 0,005 Nội bộ nhóm 72,623 347 0,209 Tổng 74,843 349
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả, 2019) Số liệu từ Bảng 4.21 thống kê ANOVA có Sig. = 0,005 < 0,05, tác giả bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận có sự khác biệt về sự hài lịng giữa các sinh viên có bậc đào tạo khác nhau
Kết luận: Thông qua hai kiểm định vừa được tác giả trinh bày, có thể thấy khơng có sự khác biệt về sự hài lịng của sinh viên ở nhóm giới tính và có sự khác biệt ở nhóm bậc đào tạo. Vì thế để đạt được sự hài lòng cao đối với sinh viên, các nhà quản trị nên cần cân nhắc việc tìm hiểu, đầu tư và xây dựng các kế hoạch riêng cho tập khách hàng có bậc đào tạo khác nhau trong chiến lược phát triển và kinh doanh tổng thể.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương này tác giả đã tiến hành phân tích lần lượt các nội dung như sau:
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. Dựa vào kết quả phân tích, tác giả tiến hành loại trừ các biến quan sát không phù hợp. Sau cùng, mơ hình nghiên cứu của tác giả cịn lại 7 biến độc lập là Nội dung học tập, Độ tin cậy, Đảm bảo, Đáp ứng, Trang web khóa học, Đồng cảm và Hữu hình tác động lên biến phụ thuộc là Sự hài lòng của sinh viên.
Ở bước phân tích tương quan, hồi quy đa biến và dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết, tác giả vẫn giữ nguyên 7 biến độc lập là Nội dung học tập, Độ tin cậy, Đảm bảo, Đáp ứng, Trang web khóa học, Đồng cảm và Hữu hình tác động lên biến phụ thuộc là Sự hài lòng của sinh viên. Trong đó biến độc lập có tác động mạnh nhất là Nội dung học tập.
Cuối cùng tác giả tiến hành phân tích T-test và ANOVA cho 2 biến định tính là giới tính và học vấn. Kết quả có sự khác biệt về sự hài lòng của sinh viên ở các bậc đào tạo khác nhau và khơng có sự khác biệt về sự hài lịng ở biến giới tính.
Tiếp theo ở chương 5, tác giả sẽ trình bày ngắn gọn kết quả nghiên cứu, hàm ý quản trị, những hạn chế mà tác giả gặp phải cũng như kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.