CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.2.1 Nghiên cứu định tính sơ bộ
Là một loại nghiên cứu khám phá, nhằm bổ sung hoặc điều chỉnh lại các biến quan sát, các khái niệm một trong mơ hình nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên ba cơng cụ chính là thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi và quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
Đầu tiên, tác giả dựa trên các cơ sở lý thuyết về chất lượng, sự hài lòng và các bài nghiên cứu trong và nước ngồi trước đó để trình bày mơ hình nghiên cứu cùng với các nhân tố.
Tiếp theo trong mục nghiên cứu này, tác giả sử dụng công cụ phỏng vấn nhóm với 15 thành viên tham gia là các sinh viên ở các trường đại học đã và đang tham gia lớp học đào tạo trực tuyến. Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian tháng 1/2019 tại các trường đại học trên địa bàn TPHCM nhằm mục đích nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khi tham gia lớp học theo hình thức này.
Bên cạnh việc tìm hiểu, tác giả cũng đã ghi nhận lại các nhận xét của họ trong cuộc thảo luận về tính phù hợp của các nhân tố để tiến hành điều chỉnh lại các thuật ngữ, các biến quan sát cũng như các khái niệm để phù hợp với việc đo lường sự hài
lòng của sinh viên học trực tuyến cũng như thực tiễn tại Việt Nam và đưa ra thang đo nháp cuối cùng để tiến hành thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức.
Cụ thể, tác giả đã tiến hành loại bỏ các biến quan sát khơng được nhóm phỏng vấn đồng ý, điều chỉnh một số câu từ trong các biến quan sát để dễ hiểu và phù hợp hơn.
Căn cứ để tác giả có thể loại bỏ và điều chỉnh chính là dựa trên sự đồng ý của đại đa số các thành viên trong nhóm phỏng vấn. Họ nhận xét rằng các yếu tố đó nên bị loại là do họ cảm thấy không quan trọng hoặc các yếu tố đó đã được trùng lặp hoặc đã được bao hàm trong các yếu tố đã được đề cập trước đó.
Qua cuộc phỏng vấn nhóm, tác giả đã đưa ra thang đo chính thức với 48 biến quan sát đại diện cho 8 khái niệm cần được nghiên cứu.
Danh sách các thành viên tham gia phỏng vấn nhóm được tác giả liệt kệ trong danh sách chi tiết ở Phụ lục C. Dàn bài và kết quả phỏng vấn cũng được tác giả trình bày lần lượt ở các Phụ lục B và Phụ lục D.