CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3 Tổng quan về cơng trình nghiên cứu trƣớc có liên quan
2.3.1 Mơ hình nghiên cứu của nhóm các tác giả Lê Minh Trí, Lê Tấn Nghiêm
Mơ hình nghiên cứu “Tác động của truyền miệng trực tuyến đến ý định mua hàng của người sử dụng mạng xã hội” của nhóm tác giả Lê Minh Trí, Lê Tấn Nghiêm (2018), nghiên cứu xuất phát từ 02 mơ hình chấp nhận thơng tin TAM và mơ hình thuyết hành vi dự định TRA. Kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã chứng minh được mối quan hệ eWOM tác động tích cực đến ý định mua hàng của người dùng mạng xã hội. Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Cần Thơ và được đăng trên tạp chí khoa học ĐH Cần Thơ năm 2018.
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu của Lê Minh Trí, Lê Tấn Nghiêm
(Nguồn: Lê Minh Trí, Lê Tấn Nghiêm, 2018. Tác động của truyền miệng trực tuyến đế ý định mua hàng của người sử dụng mạng xã hội. Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ 54 (1D), trang 133-143)
2.3.2 Mơ hình nghiên cứu của nhóm các tác giả Lƣơng Duy Bình, Võ Thị Hƣơng Giang, Lê Khoa Huân
Hình 2.8: Mơ hình NC Lƣơng Duy Bình, Võ Thị Hƣơng Giang, Lê Khoa Huân
(Nguồn: Luong, D. B., Vo, T. H. G. & Le, K. H., 2017. The impact of electronic word of mouth on brand image and buying decision: An empirical study in Vietnam tourism.
International Journal of Research Studies in Management 6 (1), pp. 53-63)
Mơ hình nghiên cứu: “Tác động của truyền miệng điện tử đối với hình ảnh thương hiệu và quyết định mua sắm, nghiên cứu trong ngành du lịch tại Việt Nam” của
nhóm tác giả Lương, D. B., Võ, T. H. G., Lê, K. H. (2017) nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa truyền miệng điện tử eWOM đến quyết định mua hàng (trực tuyến) thông qua ý định mua hàng, nghiên cứu trong ngành dịch vụ du lịch tại thị trường Việt Nam.
2.3.3 Mơ hình nghiên cứu của nhóm tác giả K. D. Maria., P. Kindangen., F. S. Rumokoy
Hình 2.9: Mơ hình NC của K. D. Maria, P. Kindangen., F. S. Rumokoy
(Nguồn: K D. Maria., P. Kindangen. & F.S. Rumokoy, 2016, The effect of electronic word of mouth on consumer buying decision in Lazada, Jurnal EMBA 1087 4 (1) Maret 2016, pp. 1086-1095.)
Mơ hình nghiên cứu: “Tác động của truyền miệng điện tử đến quyết định mua hàng tại Lazada” nghiên cứu được thực hiện tại Indonesia bởi nhóm tác giả K. D. Maria., P. Kindangen., F. S. Rumokoy, 2016. Nghiên cứu xem xét góc độ khác của eWOM tác động đến quyết định mua hàng trực tuyến: kinh nghiệm, sự tín nhiệm sản phẩm và tính nhạy cảm đối với tương tác cá nhân. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy tất cả biến độc lập trong eWOM đều có tác động đến biến phụ thuộc nhưng mức độ tác động thì khác nhau. Kinh nghiệm eWOM có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến quyết định mua hàng. Theo các đối tượng khảo sát (người dân thành phố Manado) cho rằng môi trường mua sắm trực tuyến có nhiều rũi ro và họ thường khơng có sự tín nhiệm
vào các sản phẩm trực tuyến do đó biến “sự tín nhiệm sản phẩm” trong nghiên cứu tác động tiêu cực và không ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua hàng. Ngược lại biến tính nhạy cảm với tương tác cá nhân có ảnh hưởng tích cực nhưng khơng đáng kể đến quyết định mua hàng.
2.3.4 Mơ hình nghiên cứu của các tác giả C Lin, YS Wu, JCV Chen (2013)
Hình 2.10: Mơ hình nghiên cứu của C Lin, YS Wu, JCV Chen (2013)
(Nguồn: Lin, C., Wu, Y. S., & Chen, J. C. V. 2013. Electronic word of mouth: The mode rating roles of product involvement and brand image. In Diversity, Technology, and Innovation for Operational Competitiveness: Proceedings of the 2013 International Conference on Technology Innovation and Industrial Management, pp.
29 – 47)
Mơ hình nghiên cứu: “Truyền miệng điện tử vai trò tham gia của sản phẩm và hình ảnh thương hiệu” của nhóm tác giả C Lin, YS Wu, JCV Chen, 2013 Nội dung cơng trình nghiên cứu xem xét mối quan hệ của truyền miệng điện tử eWOM tác động đến ý định mua hàng của khách hàng. Trong đó eWOM gồm có 03 biến thành phần: chất lượng eWOM, số lượng eWOM và kinh nghiệm người cung cấp thơng tin. Trong mơ hình nghiên cứu cịn có sự xuất hiện của 02 biến điều tiết: sự gắng kết sản phẩm và hình ảnh thương hiệu.
2.3.5 Mơ hình nghiên cứu của tác giả Lizbeth Marie J. Lim, 2016
Hình 2.11: Lizbeth Marie J. Lim, 2016
(Nguồn: Lizbeth Marie J. Lim, 2016. Analyzing the impact of electronic word of mouth on purchase intention and willingness to pay for tourism related products. Asia Pacific Business & Economics Perspectives, Summer 2016, 4(1). pp 22-40.)
Mơ hình nghiên cứu (mơ hình gốc): “Phân tích tác động của truyền miệng điện tử trên ý định mua hàng và sự sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm du lịch” của J. Lim, 2016. Bài nghiên cứu mối quan hệ giữa eWOM với ý định mua hàng và giữa ý định mua hàng đến việc sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm du lịch tại thành phố Puerto Princesa của Philippines. Đối tượng nghiên cứu là các sinh viên đại học độ tuổi từ 21- 25 và các chuyên gia có độ tuổi từ 26-35 đang làm việc văn phòng tại Philippines. Phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi trực tiếp và trực tuyến thông qua chia sẻ bảng câu hỏi trên mạng xã hội Facebook và Instagram. Kết quả cho thấy được vai trò của eWOM (số lượng eWOM, chất lượng eWOM, chuyên mơn của người cung cấp thơng tin) có sự tác động tích cực đến ý định mua hàng của khách hàng. Mối quan hệ giữa ý định mua và sẵn lịng chi trả thì tác động khơng đáng kể. Nghiên cứu cho thấy phần đông đối tượng khảo sát (~72%) thường xun đọc và tìm hiểu thơng tin các đánh giá trực tuyến (eWOM) của khách hàng. Theo tác giả thì cơng trình nghiên cứu vẫn cịn có những điểm hạn chế: đề tài nghiên cứu trong ngành dịch vụ du lịch vì theo
ơng sản phẩm du lịch về bản chất là sản phẩm vơ hình, người được khảo sát sẽ có những cảm nhận khác nhau và đưa ra những ý kiến đánh giá khó chính xác do đó kết quả nghiên cứu sẽ bị tác động và ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ giữa ý định mua và sẵn sàng chi trả. Tác giả cho rằng để đánh giá hiệu quả của eWOM ảnh hưởng đến ý định mua hàng và sẵn sàn chi trả nên chọn một địa điểm du lịch cụ thể thay vì một sản phẩm du lịch thì nghiên cứu sẽ có kết quả tốt hơn.
2.4: Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu
Theo mơ hình nghiên cứu của nhóm các tác giả C Lin, YS Wu, JCV Chen, 2013: “Truyền miệng điện tử vai trị tham gia của sản phẩm và hình ảnh thương hiệu” cho rằng eWOM tác động đến ý định mua hàng theo góc độ nghiên cứu: chất lượng eWOM, số lượng eWOM cũng như chuyên môn của người cung cấp thông tin.
Chất lƣợng eWOM: nội dung truyền miệng điện tử có thể được tạo ra từ bất kỳ
người dùng mạng trực tuyến do đó chất lượng và độ tin cậy của thông tin càng được quan tâm nhiều hơn (Xu, 2014). Theo bài nghiên cứu của tác giả Lin và nhóm cộng sự (2013) cho rằng chất lượng eWOM liên quan đến chất lượng của thơng tin được tìm thấy trực tuyến mang tính khách quan, tính hữu ích, việc cung cấp thơng tin và ý nghĩa của nó. Do đó, có thể nhận định rằng chất lượng của thông tin truyền miệng điện tử là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến ý định mua hàng. Do đó ta có giả thuyết H1
H1: Chất lƣợng thông tin truyền miệng điện tử có tác động tích cực đến ý định mua hàng.
Số lƣợng eWOM: trong nghiên cứu của Cheung và Thadani (2010) số lượng eWOM chính là tổng số bài đánh giá được đăng trực tuyến về một sản phẩm cụ thể và mức độ phổ biến của nó trên thị trường. Số lượng bài đánh giá trực tuyến (eWOM) thể hiện mức độ phổ biến của sản phẩm và có tác động đến một khối lượng lớn sản phẩm được bán ra. (Chen và Xie, 2004). Số lượng eWOM sẽ tác động đến ý định mua hàng
dựa theo yếu tố tâm lý và hiệu ứng đám đông khi khách hàng ln tin rằng đã có rất nhiều người khác đã từng sử dụng sản phẩm này. Do đó ta có giả thuyết H2
H2: Số lƣợng thơng tin truyền miệng điện tử có tác động tích cực đến ý định mua hàng.
Chuyên môn của ngƣời cung cấp thông tin: trong bài của tác giả Park và cộng
sự (2011) nghiên cứu cho rằng khách hàng có niềm tin vào những bài đánh giá trên mạng được tạo ra từ những người có chun mơn và kinh nghiệm. Họ sẽ thực hiện hành vi mua sắm thông qua việc thường xuyên tham khảo các bài đánh giá trực tuyến, khách hàng sẽ bị tác động và sẵn sàng chia sẻ thơng tin từ các bài đánh giá đó đến bạn bè, người thân. Chuyên môn của một người thường được đánh giá qua ba yếu tố “sự am hiểu tường tận”, “năng lực” và “sự tinh thông” trong một lĩnh vực nào đó. Theo Bae & Lee (2011) cho rằng các bài đánh giá trực tuyến sẽ cung cấp các thông tin tham khảo hữu ích cho khách hàng, phản ánh của khách hàng trước đó về sản phẩm. Khách hàng có thói quen tìm hiểu các thơng tin đánh giá trực tuyến, những bài đánh giá có chun mơn của người cung cấp thơng tin sẽ tạo được sự thu hút, hưởng ứng của khách hàng và họ sẽ sẵn sàng đưa ra quyết định mua sản phẩm dựa trên các đánh giá đó. (C Lin, YS Wu, JCV Chen, 2013). Do đó ta có giả thuyết H3
H3: Chuyên môn ngƣời cung cấp thông tin truyền miệng điện tử có tác động tích cực đến ý định mua hàng.
Ý định mua hàng tác động đến quyết định mua hàng
Dựa trên mơ hình thuyết hành vi dự định TRA được Ajzen và Fishbein tạo ra từ năm 1975 và sau này là TPB (Ajzen, 1991) cho rằng ý định là một chỉ số thể hiện sự sẵn sàng của một cá nhân nào đó để thực hiện những hành vi nhất định. Tác giả Armstrong và Kotler (2003) cho rằng việc phân tích hành vi mua hàng chính là đề cập đến hành vi mua hàng của khách hàng cuối cùng: cá nhân hoặc hộ gia đình mua sắm hàng hóa, dịch vụ cho việc tiêu dùng cá nhân. Mặt khác trong bài nghiên cứu của nhóm tác giả Lương Duy Bình (2016) cho rằng ý định mua hàng của của khách hàng càng
mạnh sẽ tạo ra nhiều động lực thúc đẩy quyết định mua hàng của họ. Do đó ta có giả thuyết H4
H4: Ý định mua hàng có tác động tích cực đến đến quyết định mua hàng.
Theo số liệu khảo sát của Vietnam Report (công bố ngày 31/10/2018), ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam đang chiếm t lệ cao nhất trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng của người tiêu dùng ( 35% mức chi tiêu). Khảo sát cũng nhận định rằng giới trẻ Việt Nam đa phần là những người trẻ năng động, thích trải nghiệm và sẵn sàng chi trả để được thưởng thức các loại thực phẩm - đồ uống ngon và lạ. Do đó, cùng với sự phát triển của cơng nghệ, người trẻ có thể dễ dàng truy cập các xu thế ẩm thực mới nhất, yêu thích nhất qua mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest cũng như các ứng dụng di động như Zalo, What, Line và đặt hàng qua các cơng cụ tìm kiếm địa điểm ăn uống (Foody), giao đồ ăn (deliveryNow) và đặt bàn (TableNow)... khiến thị trường ẩm thực trở nên sôi động hơn. (Nguồn dữ liệu: www. vietnamreport.net.vn/cong bo top 10 cong ty uy tin nganh thuc pham do uong nam 2018.htm, 2018). Hơn nữa, internet có thể được sử dụng ở mọi nơi mọi lúc, do đó, người tiêu dùng sẽ dễ dàng chấp nhận, đọc và viết đánh giá, nhận xét trên internet. Do đó, câu hỏi được đặt ra là vai trò của truyền miệng điện tử đối với hành vi mua hàng của khách hàng là gì?
Thực tế cho thấy vai trò eWOM đối hành vi mua hàng của khách hàng trong ngành ăn uống cực kỳ quan trọng, trong nghiên cứu của Zhang và cộng sự 2010 cho rằng “Phản hồi trực tuyến của khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống rất có hiệu quả bởi vì khách hàng khơng có cơ hội dùng thử sản phẩm trước khi họ đến nhà hàng, quán ăn. Thông tin từ kinh nghiệm của một người nào đó dựa trên phương thức truyền miệng điện tử eWOM sẽ tác động đến ý định của khách hàng”. (Zhang et al, 2010). Tuy nhiên, thực trạng khơng có nhiều cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ eWOM đến hành vi mua hàng của khách hàng tại thị trường Việt Nam, phần lớn những đề tài trước đây về chủ đề này đều tập trung nghiên cứu trong ngành dịch vụ du lịch hoặc tác động eWOM đến hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp, còn việc ứng dụng
nghiên cứu vai trò eWOM trong những ngành nghề kinh doanh khác nhau chẳng hạn như lĩnh vực ăn uống thì tác giả chưa tìm thấy.
Mặt khác, điểm hạn chế chung trong những cơng trình nghiên cứu trước đây được tác giả đề xuất ở phần 2.3 là nên đưa mối quan hệ eWOM – ý định mua hàng – quyết định mua hành ứng dụng nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau để có nhiều góc nhìn đa chiều đối với vai trò eWOM trong hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Do đó, từ mục đích cơng trình nghiên cứu và thực trạng lĩnh vực nghiên cứu cùng với nền tảng lý thuyết về mơ hình hành vi: TRA, TPB, DM, quy trình quyết định mua hàng tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu dự kiến về tác động eWOM (chất lượng eWOM, số lượng eWOM, chuyên môn người cung cấp thông tin) đến ý định, ý định mua hàng tác động đến quyết định mua hàng, nghiên cứu trong ngành ăn uống và giới hạn nghiên cứu tại khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Mơ hình nghiên cứu tác giả nghiên cứu lặp lại và dựa theo mơ hình nghiên cứu gốc của J. Lim, 2016 tại Philipin “Phân tích tác động của truyền miệng điện tử trên ý định mua hàng và sự sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm du lịch” với những lý do: Thứ nhất, đề tài của J.Lim nghiên cứu eWOM dựa trên 3 khía cạnh (số lượng, chất lượng eWOM và chuyên môn người cung cấp thông tin) và chứng minh được tác động eWOM – ý định mua hàng và ý định mua hàng – quyết định mua hàng rất phù hợp mục tiêu nghiên cứu tác giả nêu chương I và những nền tảng lý thuyết TRA, TPB, DM… được nêu chương 2. Thứ hai, J. Lim cho rằng sản phẩm du lịch là những sản phẩm vơ hình nên sự cảm nhận của đối tượng khảo sát khác nhau và kết quả ảnh hưởng đến mối quan hệ ý định mua hàng và sự sẵn sang chi trả (quyết định mua hàng) là không đánh kể, tác giả dựa trên hạn chế và gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo trong tương lai mà đưa đề tài vào sản phẩm hữu hình (món ăn, món uống) để nghiên cứu. Cuối cùng là sự tương đồng về kinh tế, văn hóa và sự phát triển… tại 02 thành phố khu vực Đông Nam Á được đưa vào nghiên cứu trước Puerto Princesa (Philipin) và nghiên cứu lặp lại Hồ Chí Minh (Việt Nam).
Mơ hình nghiên cứu tác giả đề xuất:
Hình 2.12: Mơ hình tác giả nghiên cứu
(Nguồn: Mơ hình tác giả đề xuất cho bài nghiên cứu)
Mơ hình tác giả nghiên cứu có 04 giả thuyết, tất cả giả thuyết đề xuất có tác động “dương” với nhau:
H1: Chất lượng thông tin truyền miệng điện tử có tác động tích cực đến ý định mua hàng.
H2: Số lượng thơng tin truyền miệng điện tử có tác động tích cực đến ý định mua hàng. H3: Chuyên môn người cung cấp thơng tin truyền miệng điện tử có tác động tích cực đến ý định mua hàng.
H4: Ý định mua hàng có tác động tích cực đến đến quyết định mua hàng.
Kết luận: Trong phần chương 2 tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên
cứu, các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu trước có liên quan qua đó đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 03 thành phần eWOM (số lượng, chất lượng và chuyên môn của người cung cấp thông tin), ý định mua hàng và quyết định mua hàng. Chương 3 tác giả sẽ giới thiệu về phương pháp nghiên cứu.
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 sẽ trình bày trọng tâm các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo, việc ứng dụng thang đo vào mơ hình nghiên cứu để đo