Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ truyền miệng điện tử, ý định mua hàng và quyết định mua hàng trong ngành dịch vụ ăn uống (Trang 53 - 55)

CHƢƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Tổng số mẫu khảo sát được gửi đi trong bài nghiên cứu là 347 bảng câu hỏi được gửi đến khách hàng có độ tuổi từ 18 trở lên tại TP.HCM, những người đã từng lựa chọn sử dụng các dịch vụ ăn uống khi đọc tham khảo eWOM. Kết quả đạt được là 320 phiếu trả lời, qua câu hỏi sàn lọc thì chỉ cịn 300 bảng khảo sát hợp lý và được sử dụng cho việc xử lý và phân tích số liệu, đạt t lệ 89,55%. Trong 300 bảng trả lời khảo sát hợp lệ được đưa vào phân tích số liệu có đầy đủ tất cả các câu trả lời, các câu trả lời khơng có ở cùng một mức độ, những thơng tin về các nhân của người khảo sát được điền đầy đủ thông tin.

Thông tin về đối tượng khảo sát theo những yếu tố như giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, nhóm cơng việc, thu nhập và thời gian dành cho việc trực tuyến (truy cập internet/ ngày) như sau:

Nhóm giới tính: Trong tổng 300 đối tượng khảo sát có 65 người là Nam giới (chiếm tỉ trọng 21,7%) và 235 người là Nữ giới (chiếm tỉ trọng 78,3%), điều đó chứng tỏ Nữ giới thường có xu hướng tìm hiểu và lựa chọn sử dụng các dịch vụ ăn uống qua phương thức truyền miệng điện tử (eWOM) nhiều hơn Nam giới.

Nhóm độ tuổi: từ 18 – 22 tuổi có 51 người (chiếm tỉ trọng 17%), từ 23 – 30 tuổi có 192 người (chiếm tỉ trọng 64%), từ 31– 40 tuổi có 47 người (chiếm tỉ trọng 15,7%), trên 40 tuổi có 10 người (chiếm tỉ trọng 3,3%). Nhóm độ tuổi từ 23 – 30 tuổi chiếm tỉ cao nhất trong nhóm đối tượng khảo sát.

Nhóm trình độ: 12 người (chiếm tỉ trọng 4%) có trình độ THPT hoặc thấp hơn, 256 người tham gia khảo sát (chiếm tỉ trọng 85,3%) có trình độ Cao đẳng – Đại Học và 32 người ( 10.7%) có trình độ trên Đại Học.

Nhóm cơng việc: Trong 300 mẫu khảo sát hợp lệ có 234 đối tượng là nhân viên văn phòng ( 78,0%), 47 người là học sinh – sinh viên ( 15,7%), 16 người là lao động phổ thông ( 5,3%), 3 người ( 1,0%) làm những công việc khác (giáo viên, nội trợ, …). Nhóm thu nhập: phiếu khảo sát chia ra bốn khung thu nhập chính, những người có thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng: 121 người ( 40,3%), thu nhập từ 9–15 triệu đồng/tháng có 120 người ( 40%), thu nhập 16–20 triệu đồng/tháng: 35 người ( 11,7%) và mức thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng: 24 người ( 8%).

Nhóm thời gian truy cập internet: có đến 126 người ( 42%) dành thời gian trên 3h/ngày, 159 người ( 53%) dành thời gian từ 1h-3h/ngày và 15 người( 5%) dành thời gian ít hơn 1h /ngày cho việc truy cập trực tuyến.

Tóm lại, dựa vào kết quả bảng 4.1 bên dưới nhóm đối tượng mẫu khảo sát trong bài nghiên cứu chiếm t trọng cao là những nữ nhân viên văn phịng có độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi, trình độ cao đẳng, đại học với mức thu nhập trung bình dưới 15 triệu đồng/tháng. Ưu điểm của nhóm đối tượng khảo sát này là những người nhân viên trẻ tuổi có mức thu nhập và trình độ chun mơn ổn định, họ thường dành nhiều thời gian (trung bình từ 1h-3h/ngày hoặc hơn 3h/ngày) cho việc truy cập internet, điều đó sẽ giúp cho họ nhanh chóng tiếp cận cơng nghệ, trị chuyện tán gẫu trực tuyến hay cập nhật những thơng tin eWOM. Họ chính là nhóm đối tượng khảo sát mà đề tài nghiên cứu mong muốn hướng đến.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Thông tin mẫu Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 65 21,7 Nữ 235 78,3 Độ tuổi Từ 18 đến 22 tuổi 51 17,0 Từ 23 đến 30 tuổi 192 64,0 Từ 31 đến 40 tuổi 47 15,7 Trên 40 tuổi 10 3,3 Trình độ THPT & thấp hơn 12 4,0

Cao đẳng & Đại học 256 85,3

Sau đại học 32 10,7

Công việc

Học sinh – Sinh viên 47 15.7

Lao động phổ thông 16 5,3

Nhân viên văn phòng 234 78,0

Công việc khác 3 1,0 Thu nhập (triệu đồng/tháng) Dưới 9 triệu 121 40,3 Từ 9 – 15 triệu 120 40,0 Từ 16 – 20 triệu 35 11,7 Trên 20 triệu 24 8,0

Thời gian truy cập internet

Dưới 1h/ngày 15 5,0

Từ 1 – 3h/ngày 159 53,0

Trên 3h/ngày 126 42,0

(Nguồn: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu – phụ lục 4)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ truyền miệng điện tử, ý định mua hàng và quyết định mua hàng trong ngành dịch vụ ăn uống (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)