nghiệp Biên Hòa giai đoạn 2015 – 2018.
Bảng 2.6: Cơ cấu tỷ trọng nợ hoạt động giai đoạn 2015 – 2018 của Vietinbank – Chi nhánh khu cơng nghiệp Biên Hịa
Đơn vị tính: tỷ đồng
(1) (2) (3) (4) (2)/(1) (3)/(2) (4)/(3) Nợ nhóm 1 4,076 4,713 5,875 7,273 116% 125% 124% Nợ nhóm 2 27 202 35 38 759% 17% 108% Nợ nhóm 3 12 110 142 114 917% 129% 80% Nợ nhóm 4 6 12 48 35 200% 400% 73% Nợ nhóm 5 51 64 91 93 125% 142% 102% TỔNG CỘNG 4,172 5,101 6,191 7,553 122% 121% 122%
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh Vietinbank – Chi nhánh khu công nghiệp Biên Hòa năm 2015, 2016, 2017 và năm 2018)
Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo tài sản bảo đảm tại Vietinbank – Chi nhánh khu cơng nghiệp Biên Hịa giai đoạn 2015 – 2018
Đơn vị tính: triệu đồng
CƠ CẤU DƯ NỢ Năm 2015 (1) Năm 2016 (2) Năm 2017 (3) Năm 2018 (4) So sánh (2)/(1) (3)/(2) (4)/(3) Có bảo đảm 1,972,387 2,920,837 3,590,275 4,697,295 148% 123% 131% Có bảo đảm một phần 1,656,793 1,307,161 1,485,631 2,159,849 79% 114% 145% Không bảo đảm 542,690 872,391 1,114,223 694,777 161% 128% 62% Tổng cộng 4,171,870 5,100,388 6,190,129 7,551,921 122% 121% 122%
(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh Vietinbank – Chi nhánh khu cơng nghiệp Biên Hịa năm 2015, 2016, 2017 và năm 2018)
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nền kinh tế thế giới dần phục hồi và đang lấy lại đà tăng trưởng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng khôi phục và phát triển nên khả năng trả nợ của các cá nhân doanh nghiệp cũng được cải thiện, Vietinbank - Chi nhánh khu cơng nghiệp Biên Hịa cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó. Qua bảng 2.3 có thể thấy dư nợ của Vietinbank - Chi nhánh khu công nghiệp Biên Hòa trong giai đoạn 2015 - 2018 tăng gấp gần 2 lần trong 03 năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng tăng trưởng và phát triển như
các doanh nghiệp khác sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Mặc dù, dư nợ chi nhánh đã tăng gấp 2 lần chỉ trong 03 năm nhưng trong giai đoạn này nợ nhóm 2 và nợ xấu của chi nhánh khơng giảm mà có xu hướng tăng (Nợ nhóm 2: Năm 2015: 27, năm 2016: 202 tỷ đồng, năm 2017: 35 tỷ đồng, năm 2018: 38 tỷ đồng và tỷ lệ nợ nhóm 3,4,5 cũng tăng hơn gấp 2 lần tỷ lệ tăng trưởng tín dụng; chứng tỏ cơng tác xử lý và quản lý nợ xấu tại chi nhánh đang có vấn đề cần phải xem xét để tìm ra giải pháp hợp lý giúp hoạt động kinh doanh có thể đạt kết quả cao hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này vừa giới thiệu sơ lược về Vietinbank - chi nhánh khu công nghiệp Biên Hịa và trình bày phát hiện vấn đề nghiên cứu. Để hiểu rõ vấn đề nghiên cứu trên nền tảng lý thuyết và trong thực tiễn hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - chi nhánh khu công nghiệp Biên Hịa. Chương 3 sẽ trình bày tổng quan về đảm bảo tín dụng và nợ xấu tại Ngân hàng thương mại, xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ xấu tại Vietinbank - chi nhánh khu cơng nghiệp Biên Hịa trong hoạt động 2015 -2018, từ đó đánh giá, phân tích và tìm những ngun nhân gây ra nợ xấu nhằm đưa ra những giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại chi nhánh.
CHƯƠNG 3: ĐẢM BẢO CHO VAY VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO THU HỒI NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.1 Bảo đảm tín dụng cho vay và xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ xấu. 3.1.1 Khái niệm
Bảo đảm cho vay là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở khn khổ pháp lý về kinh tế để có thể thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Bảo đảm cho vay được thực hiện dưới hai hình thức:
(i) Trường hợp cho vay khơng có bảo đảm
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 178 đã quy định những biện pháp bảo đảm cho vay trong trường hợp cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản như sau:
“Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng vay để cho vay khơng có bảo đảm.
Để cho vay theo hình thức này, Ngân hàng cần phải thẩm định tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, khả năng thanh tốn của khách hàng; hình thức cho vay này chủ yếu dựa trên cơ sở tín nhiệm trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng.
- Ngân hàng được cho vay khơng có bảo đảm theo sự chỉ định của Chính phủ theo từng thời kỳ, dự án được cho vay.
- Ngân hàng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay có bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đồn thể chính trị - xã hội.”
Thơng thường cho vay khơng có tài sản bảo đảm được áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh – quản lý của Nhà nước. Hình thức này có nhiều ưu điểm: thúc đẩy mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa Ngân hàng và khách hàng, giảm bớt quy trình tín dụng khi thực hiện một món vay nhưng rủi ro lớn đối với Ngân hàng.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản, theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 178, “khi vay vốn tại Ngân hàng, Khách hàng có thể dùng tài sản bảo đảm cho khoản vay của mình theo các phương thức:
- Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của chính Khách hàng vay vốn - Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Đối với hoạt động tín dụng, tài sản bảo đảm được xem như “phao cứu sinh” nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng, bảo đảm ngân hàng có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi khi khách hàng không trả được nợ.
Việc cho vay đảm bảo bằng tài sản không chỉ mang lại cho Ngân hàng sự chứng thực là Ngân hàng sẽ không bị mất hồn tồn khoản vay mà cịn cho Ngân hàng quyền ưu tiên khi người vay thanh lý tài sản thế chấp đó. Nếu giá trị tài sản bảo đảm vượt quá giá trị khoản vay, khi thanh lý tài sản, khoản chênh lệch sẽ được trả lại cho người vay. Trong trường hợp tài sản bảo đảm không đủ thanh tốn, Ngân hàng có thể tịch biên thêm một số tài sản theo sự phán quyết của tồ án.”.
Vì vậy, giữa tài sản bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ, nếu tài sản bảo đảm đáp ứng tốt các điều kiện theo quy định đối với tài sản bảo đảm thì việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu tài sản bảo đảm không đáp ứng được hoặc chỉ đáp ứng ở mức độ tối thiểu thì việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ trở nên khó khăn hơn và thậm chí khơng thể xử lý được để thu hồi nợ cho Ngân hàng thương mại.
Xử lý tài sản bảo đảm chính là việc ngân hàng thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng để thu hồi nợ. Trong các văn bản pháp luật đã ban hành cho tới thời điểm này, chưa có một văn bản nào đưa ra định nghĩa cụ thể và chính xác về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Vậy, về phương diện lý thuyết, có thể định nghĩa về định nghĩa “Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là việc các bên
hoặc theo quy định của pháp luật để xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng trong trường hợp bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết”.
3.1.2 Đặc điểm của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thu hồi nợ xấu
Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay có những đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: do việc bảo đảm tiền vay là nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ (bên nhận bảo đảm) nên chủ thể tham gia xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cũng chủ yếu là chủ nợ - với tư cách là bên nhận bảo đảm. Tuy nhiên, do việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay còn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản bảo đảm (bên bảo đảm) nên chủ thể này cũng tham gia vào quan hệ xử lý tài sản bảo đảm với mục đích đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngồi ra, trong trường hợp có thỏa thuận, các bên có thể thống nhất lựa chọn bên thứ ba để tiến hành các hoạt động xử lý tài sản bảo đảm (ví dụ: Trung tâm bán đấu giá tài sản…).
Thứ hai, về thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là thời điểm bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng mà bên cho vay khơng đồng ý cho gia hạn nợ hoặc cơ cấu nợ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi bên vay sử dụng vốn sai mục đích, do đó tổ chức tín dụng có quyền thu hồi nợ vay trước hạn và có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi đủ số nợ này (cả gốc và lãi). Việc xác định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên tham gia giao dịch bảo đảm, bởi lẽ, thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cho phép xác định thời điểm thực hiện quyền của bên nhận bảo đảm và nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với tài sản bảo đảm.
Thứ ba, về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay có liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên, trong đó chủ yếu gồm bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Do vậy, hoạt động này cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, cụ thể là: (i) Nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xử lý tài sản bảo đảm không được gây thiệt hại cho lợi ích của bên bảo đảm (với tư cách là chủ tài sản) cũng như lợi ích của bên nhận bảo đảm (với tư cách là chủ nợ có bảo đảm). Việc chuyển giao tài sản để bán, xác định giá bán, tổ chức bán tài sản bảo đảm phải công khai, minh bạch và bám sát cơ chế thị trường nhằm đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên trong giao dịch bảo đảm. (ii) Nguyên tắc xử lý nhanh chóng, kịp thời, giảm thiểu chi phí trong quá trình xử lý tài sản. Ngun tắc này địi hỏi việc xử lý tài sản bảo đảm phải được các bên liên quan tiến hành một cách nhanh chóng, dứt điểm, khơng kéo dài, đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng trình tự do pháp luật quy định nhằm giảm thiểu chi phí cho các bên trong q trình xử lý tài sản bảo đảm. (iii) Nguyên tắc ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên, trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận khơng rõ, khơng thể thực hiện được thì xử lý theo quy định chung của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải ưu tiên áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong giao dịch bảo đảm. Trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng, không thể áp dụng được thì mới xử lý theo các phương thức mà pháp luật đã quy định nhằm đảm bảo tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên.
Thứ tư, về phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được thực hiện thông qua các phương thức cơ bản gồm: bán tài sản bảo đảm tiền vay cho bên thứ ba để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng; chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để khấu trừ nợ… Suy cho cùng, các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực chất là biến các tài sản bảo đảm thành tiền để thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm hoặc dùng chính tài sản bảo đảm để khấu trừ nợ với bên chủ nợ có bảo đảm.
Thứ năm, về trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Về bản chất, trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là các bước cần thực hiện để xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật hoặc theo các bên thỏa thuận chứ không
phải là thủ tục hành chính vì nó khơng liên quan đến các cơ quan hành chính nhà nước.
3.2 Phân loại các hình thức cho vay và các yêu cầu tài sản bảo đảm cho vay tại Ngân hàng Ngân hàng
3.2.1 Phân loại Tài sản bảo đảm
Khi thực hiện hoạt động cấp khoản vay, Ngân hàng thường ưu tiên cho những khách hàng truyền thống, có độ uy tín hoặc những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả hoặc theo sự chỉ định của Chính phủ. Và độ uy tín của khách hàng trên quan điểm thẩm định của Ngân hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng hơn hết là quan hệ đã lâu dài và tình hình thanh tốn song phẳng. Hiệu quả dự án cũng đặc biệt chú trọng; và thông qua thẩm định dự án, Ngân hàng sẽ tính tốn sơ bộ được các yếu tố tác động tới quá trình kinh doanh của Khách hàng trong tương lai, mối liên hệ giữa tiềm lực tài chính của khách hàng hiện tại và kết quả dự án trong tương lai. Và đây vơ hình là những tài sản bảo đảm có tính an tồn khá cao đối với ngân hàng.
Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng khơng thể dự đốn trước được vì nó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khơng phải do chính yếu tố khách hàng. Lúc đó việc xử lý những rủi ro này lại trở nên dễ xử lý hơn với những Khách hàng được cho vay với hình thức có tài sản bảo đảm có thực.
“Tài sản bảo đảm khoản vay là tài sản thuộc sở hữu của bên thế chấp (bên đi vay) dùng làm cầm cố, thế chấp, bảo lãnh đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng (bên nhận thế chấp).
- Tài sản thế chấp có những đặc điểm sau:
+ Giá trị của tài sản bảo đảm cho khoản vay phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm: Đây là vấn đề có tính ngun tắc nhằm bảo đảm cho Ngân hàng có thể thu hồi đủ nợ và lãi phát sinh khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thanh tốn khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi khoản vay.
+ Tài sản phải có tính thanh khoản tốt: Tính dễ tiêu thụ của tài sản bảo đảm làm cho việc xử lý tài sản nhanh, thu hồi khoản vay tốt.
+ Tài sản phải có tính pháp lý đầy đủ, rõ ràng và cụ thể: tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu hợp pháp của bên vay hoặc người bảo lãnh, được cho phép giao dịch, mua bán; để bên cho vay dễ dàng trong việc xử lý để thu nợ khi người vay không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thanh tốn.”
Hiện phân loại các hình thức bảo đảm tài sản cho khoản vay như sau:
+ Tài sản cầm cố
Theo quy định điều 309 của Bộ luật Dân Sự số 91/2015/QH13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 định nghĩa “Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. Như vậy theo quy định tài sản đem cầm cố sẽ thuộc Ngân hàng quản lý và cất giữ; những loại tài sản cầm cố này Ngân hàng có thể kiểm sốt,