5.2 Giải pháp hạn chế rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại Vietinbank Chi nhánh khu
5.2.1 Giải pháp hạn chế rủi ro về phía Ngân hàng
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tác nghiệp tại Chi nhánh
Để nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tại chi nhánh, biện pháp quan trọng lâu dài là cần phải thực hiện tăng cường quản lý và đào tạo lại nguồn nhân lực. Định kỳ theo các năm, Chi nhánh xây dựng kế hoạch đào tạo lại cũng như tăng cường nội dung tập huấn cán bộ, tập trung vào các nội
dung trọng yếu như nghĩa vụ quản lý rủi ro cấp tín dụng về khung Pháp lý thực hiện giao dịch bảo đảm, tính kịp thời trong công tác xử lý tài sản bảo đảm.
Song song với công tác đào tạo và tập huấn là chính sách thu hút và giữ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm cao về nghiệp vụ Ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nguồn nhân lực tại các Ngân hàng ln có sự xáo trộn – cán bộ chủ chốt và nghiệp vụ tốt thường được các Ngân hàng đối thủ sản đón chào với mức lương cũng như cơ hội nghề nghiệp cao hơn. Chi nhánh cần tiếp tục xây dựng phát triển các phong trào khuyến khích về vật chất và tinh thầncho các cán bộ nhân viên, kết hợp với các mục tiêu kinh doanh, cạnh tranh và tăng trưởng lợi nhuận của chi nhánh để có thể thu hút và giữ chân các cán bộ tác nghiệp, cán bộ quản lý có năng lực.
Ngồi ra cần cộng thêm sự hợp tác, tăng cường trao đổi kinh nghiệm và học hỏi giữa Chi nhánh với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm đến từ hệ thống các cơ quan pháp lý, bộ phận pháp chế không chỉ trong hoạt động tư vấn, phối hợp xử lý cơng việc mà cịn thơng qua việc giao lưu vậy sẽ tổ chức các khoa đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành hỗ trợ đào tạo nghiệp vụ sâu rộng hơn nhằm nâng cao năng lực, công tác thẩm định hoàn thiện hơn, việc đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm sốt rủi ro và cơng tác xử lý tài sản bảo đảm cho cán bộ.
Về công tác đào tạo, tập huấn: tổ chức thường xuyên hơn các lớp đào tạo tập huấn về nghiệp vụ, triển khai những công văn mới kịp thời cho cán bộ; định kỳ kiểm tra lại kiến thức nghiệp vụ cán bộ dưới dạng: thi kiểm tra nghiệp vụ, kiểm tra về kỹ năng, phong cách giao dịch và trình độ nhân viên; hỗ trợ và khuyến khích nhân viên tự học, nghiên cứu để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.
Công tác tuyển dụng: Cần quan tâm ngay đến phẩm chất đạo đức của ứng viên, trình độ hiểu biết rộng am hiểu công việc kinh doanh của Ngân hàng, khả năng lắng nghe thấu hiểu, khả năng nắm bắt vấn đề khi tuyển dụng để có được những nhân viên với phẩm chất năng lực tốt từ ban đầu. Phẩm chất đạo đức của nhân viên Ngân hàng rất quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng khơng chỉ ở bộ phận tín dụng mà cịn ở các bộ phận khác, kể cả Ban lảnh đạo. Nó là yếu tố quyết định sự thành cơng hay thất thốt vốn của Ngân hàng, quản trị rủi ro cao hay
thấp, Nợ xấu tăng hay giảm, trích lập dự phịng rủi ro nhiều hay ít,…Nó là ngun nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, cũng như lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Công tác tổ chức
- Đảm bảo kỷ cương, kỷ luật kinh doanh: kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động cấp khoản vay – đặc biệt về biện pháp bảo đảm thế chấp tại Ngân hàng nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ.
- Chế độ khen thưởng: Xây dựng chế độ khen thưởng hợp lý nhằm khuyến
khích cán bộ tín dụng hăng hái nhiệt tình trong cơng việc.
- Phân công nhiệm vụ theo chuyên môn, không kiêm nhiệm để thực hiện công
việc khách quan hơn, cán bộ am hiểu về khách hàng vay, từ đó có thể đưa ra quyết định cấp khoản vay đúng đắn, tránh xảy ra các sai phạm đáng tiếc; đồng thời kết hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, bộ phận để việc tác nghiệp được hồn thành nhanh chóng, cán bộ có thời gian tập trung vào công tác đánh giá, thẩm định khách hàng.