Đặc điểm của việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thu hồi nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 37 - 39)

Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể xử lý tài sản bảo đảm tiền vay: do việc bảo đảm tiền vay là nhằm bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ (bên nhận bảo đảm) nên chủ thể tham gia xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cũng chủ yếu là chủ nợ - với tư cách là bên nhận bảo đảm. Tuy nhiên, do việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cịn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản bảo đảm (bên bảo đảm) nên chủ thể này cũng tham gia vào quan hệ xử lý tài sản bảo đảm với mục đích đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngồi ra, trong trường hợp có thỏa thuận, các bên có thể thống nhất lựa chọn bên thứ ba để tiến hành các hoạt động xử lý tài sản bảo đảm (ví dụ: Trung tâm bán đấu giá tài sản…).

Thứ hai, về thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là thời điểm bên vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ tiền vay theo hợp đồng tín dụng mà bên cho vay khơng đồng ý cho gia hạn nợ hoặc cơ cấu nợ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi bên vay sử dụng vốn sai mục đích, do đó tổ chức tín dụng có quyền thu hồi nợ vay trước hạn và có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi đủ số nợ này (cả gốc và lãi). Việc xác định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên tham gia giao dịch bảo đảm, bởi lẽ, thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cho phép xác định thời điểm thực hiện quyền của bên nhận bảo đảm và nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với tài sản bảo đảm.

Thứ ba, về nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay có liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên, trong đó chủ yếu gồm bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm. Do vậy, hoạt động này cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định, cụ thể là: (i) Nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp

của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc xử lý tài sản bảo đảm khơng được gây thiệt hại cho lợi ích của bên bảo đảm (với tư cách là chủ tài sản) cũng như lợi ích của bên nhận bảo đảm (với tư cách là chủ nợ có bảo đảm). Việc chuyển giao tài sản để bán, xác định giá bán, tổ chức bán tài sản bảo đảm phải công khai, minh bạch và bám sát cơ chế thị trường nhằm đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên trong giao dịch bảo đảm. (ii) Nguyên tắc xử lý nhanh chóng, kịp thời, giảm thiểu chi phí trong q trình xử lý tài sản. Ngun tắc này địi hỏi việc xử lý tài sản bảo đảm phải được các bên liên quan tiến hành một cách nhanh chóng, dứt điểm, khơng kéo dài, đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng trình tự do pháp luật quy định nhằm giảm thiểu chi phí cho các bên trong q trình xử lý tài sản bảo đảm. (iii) Nguyên tắc ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận của các bên, trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận khơng rõ, khơng thể thực hiện được thì xử lý theo quy định chung của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải ưu tiên áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo đảm đã được thỏa thuận trong giao dịch bảo đảm. Trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng, không thể áp dụng được thì mới xử lý theo các phương thức mà pháp luật đã quy định nhằm đảm bảo tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên.

Thứ tư, về phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay được thực hiện thông qua các phương thức cơ bản gồm: bán tài sản bảo đảm tiền vay cho bên thứ ba để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng; chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để khấu trừ nợ… Suy cho cùng, các phương thức xử lý tài sản bảo đảm tiền vay thực chất là biến các tài sản bảo đảm thành tiền để thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm hoặc dùng chính tài sản bảo đảm để khấu trừ nợ với bên chủ nợ có bảo đảm.

Thứ năm, về trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay. Về bản chất, trình tự, thủ tục xử lý tài sản bảo đảm tiền vay chỉ là các bước cần thực hiện để xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật hoặc theo các bên thỏa thuận chứ khơng

phải là thủ tục hành chính vì nó khơng liên quan đến các cơ quan hành chính nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro xử lý tài sản bảo đảm tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh khu công nghiệp biên hòa (Trang 37 - 39)